Thẩm quyền của Tòa án trong việc thụ lý vụ án

Một phần của tài liệu Thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính của tòa án nhân dân cấp huyện (Trang 50 - 82)

2.2. Những quy định pháp luật hiện hành về Thẩm quyền giải quyết

2.2.4. Thẩm quyền của Tòa án trong việc thụ lý vụ án

Thụ lý vụ án là hành vi tố tụng của Tịa án có thẩm quyền chấp nhận giải quyết khiếu kiện, được xác định bằng hành vi ghi vào sổ thụ lý vụ án và thông báo bằng văn bản cho đương sự biết Tòa án đã thụ lý vụ án sau khi đã xem xét điều kiện khởi kiện và điều kiện thụ lý vụ án.25

Việc xem xét đơn kiện trên cơ sở pháp luật quy định sẽ giúp Tòa án quyết định thụ lý hay không thụ lý VAHC, đây là những hành vi đầu tiên của q trình tố tụng hành chính.

Luật TTHC năm 2010 không quy định cụ thể, trực tiếp quy định các căn cứ thụ lý vụ án hành chính, mà gián tiếp quy định về các căn cứ này thông qua quy định về các trường hợp chuyển đơn khởi kiện và trả lại đơn khởi kiện.26

Tuy nhiên, Luật TTHC năm 2015 quy định việc nhận và xem đơn khởi kiện đã có tính cụ thể hơn so với pháp luật tố tụng hành chính trước đây27. Cụ thể: Tịa án nhận đơn khởi kiện do người khởi kiện nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận đơn của Tịa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và ghi vào sổ nhận đơn. Trường hợp nhận đơn trực tuyến thì Tịa án in ra bản giấy và ghi vào sổ

25 Nguyễn Văn Thạch (2014), Giáo trình Luật Tố tụng hành chính Việt Nam, Trường Đại học Luật Tp HCM,

Nxb. Hồng Đức, tr.259.

26

Điều 107 Luật TTHC năm 2010.

27

nhận đơn. Hình thức nhận đơn trực tuyến qua Cổng thơng tin điện tử của Tịa án theo quy định tại Điều 119 luật này là phương thức tiến bộ của công nghệ thông tin được ghi nhận và áp dụng vào hoạt động tố tụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia tố tụng gởi đơn và các loại tài liệu cho Tòa án dù ở bất cứ trong hay ngoài nước.

Việc nhận đơn khởi kiện được ghi vào sổ nhận đơn và thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tịa án (nếu có).

Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tịa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện. Trường hợp nhận đơn trực tuyến thì Tịa án trả lời cho người khởi kiện biết qua thư điện tử. Trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, Tịa án phải gửi thơng báo nhận đơn cho người khởi kiện, vấn đề này Luật TTHC năm 2010 không quy định cụ thể ngày thông báo việc nhận đơn.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. (Luật TTHC năm 2010 quy định 05 ngày).

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được phân công (Luật TTHC năm 2010 quy định 05 ngày), Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:

Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;

Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 246 của Luật này;

Chuyển đơn khởi kiện cho Tịa án có thẩm quyền và thơng báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;

Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này.

Kết quả xử lý đơn của Thẩm phán quy định tại khoản 3 Điều này phải được thông báo cho người khởi kiện, phải ghi chú vào sổ nhận đơn và thông báo trên Cổng thơng tin điện tử của Tịa án (nếu có).

Do đặc thù của VAHC, Luật TTHC có những quy định khác với các Luật tố tụng khác. Điều kiện khởi kiện VAHC có những yêu cầu cơ bản sau:

Về người khởi kiện theo khoản 6 Điều 3 Luật TTHC 2010, là cá nhân, cơ

quan, tổ chức khởi kiện VAHC đối với QĐHC, HVHC, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, việc lập danh sách cử tri. Theo khoản 8 Điều 3 Luật TTHC năm 2015 còn quy định thêm một loại việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa án nữa đó là quyết định giải quyết khiếu nại việc danh sách cử tri trưng cầu ý dân, nhằm thể chế hóa Hiến pháp 2013, dự phịng khi có việc khiếu kiện xảy ra.

Người khởi kiện phải có năng lực chủ thể TTHC, tức là phải đảm bảo về năng lực pháp luật và năng lực hành vi TTHC.

Về đối tượng khởi kiện, theo Điều 29 Luật TTHC 2010 xác định có 3 nhóm đối tượng khởi kiện hành chính tại TAND cấp huyện:

+ Khiếu kiện QĐHC, HVHC của cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tồ án hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật TTHC năm 2015 thì quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khơng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa án cấp huyện.

+ Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tồ án đối với cơng chức thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó;

+ Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân của cơ quan lập danh sách cử tri trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tồ án.

Người khởi kiện ngoài việc khởi kiện đúng đối tượng, còn phải đúng người bị kiện theo quy định khoản 7 Điều 3 Luật TTHC năm 2010 và Điều 2 Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29/7/2011 của TANDTC thì Tịa án mới xem xét thụ lý giải quyết. Luật TTHC năm 2015 quy định tại khoản 9 Điều 3.

Mặc dù pháp luật tố tụng hành chính gần như đã xóa bỏ thủ tục khiếu nại trước khi khởi kiện tại Tòa (thủ tục tiền tố tụng) nhưng vẫn còn một số loại việc vẫn còn bắt buộc khiếu nại trước khi khởi kiện. Nên người khởi kiện phải chứng minh được việc đã khiếu nại, chỉ khi không được giải quyết hoặc có giải quyết nhưng khơng đồng ý với kết quả giải quyết đó mới được gởi đơn kiện đến Tòa án28

.

Về thời hiệu khởi kiện phải đảm bảo theo quy định tại các Điều 104

Luật TTHC 2010 và Điều 12 Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29/7/2011 của TANDTC hướng dẫn thi hành Điều 104. Hiện nay được quy định tại Điều 116 Luật TTHC năm 2015.

Mặt khác, Tòa án phải xem xét yêu cầu khởi kiện này đã được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hay chưa.

Về thủ tục khởi kiện, người khởi kiện phải đảm bảo được các vấn đề sau:

+ Người khởi kiện phải làm đơn khởi kiện; Đơn phải đảm những nội dung theo quy định tại Điều 105 Luật TTHC 2010 (Điều 118 Luật TTHC năm 2015), phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là tổ chức phải có đóng dấu vào phần cuối đơn theo quy định. Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh việc khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp. Nếu không đảm bảo về nội dung và hình thức trên thì Tịa án có quyền yêu cầu người khởi kiện sửa đổi, bổ sung cho đúng quy định. Nếu hết thời hạn do Tòa án ấn định mà người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung theo u cầu của Tịa án, thì Tịa án trả lại đơn khởi kiện và tài liệu chứng cứ kèm theo theo quy định tại điểm h, khoản 1 Điều 109 Luật TTHC năm 2010 (điểm g, khoản 1 Điều 123 Luật TTHC năm 2015).

+ Việc nộp đơn khởi kiện và tài liệu cho Tòa án được thực hiện bằng phương thức nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua đường bưu điện, gửi trực tuyến qua Cổng thơng tin điện tử của Tịa án (nếu có).29

+ Hình thức thụ lý VAHC: thứ nhất, nhận đơn khởi kiện VAHC; thứ hai, xem xét đơn khởi kiện theo như phân tích trên; thứ ba, quyết định thụ lý

VAHC khi người khởi kiện xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí (trường

28

Điều 103 TTHC năm 2010 và Điều 115 Luật TTHC năm 2015.

29

hợp phải nộp khoản tiền này), hoặc là ngày Tịa án thơng báo cho người khởi kiện biết việc thụ lý VAHC (nếu người khởi kiện không phải nộp tiền này)30

. Ngồi trình tự thơng thường nêu trên, ngay sau khi nhận đơn khởi kiện về danh sách cử tri thì Chánh án Tịa án phân cơng Thẩm phán thụ lý ngay vụ án31. Hoặc trường hợp khác, người khởi kiện VAHC đồng thời với việc nộp đơn yêu cầu Tòa án ra Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thì sau khi nhận đơn yêu cầu này, Chánh án Tòa án phải chỉ định ngay một Thẩm phán thụ lý giải quyết đơn yêu cầu. Trong 48 giờ kể từ thời điểm nhận đơn yêu cầu, Thẩm phán phải xem xét việc ra Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hay khơng; nếu khơng chấp nhận u cầu thì phải thơng báo cho người khởi kiện biết rõ lý do.

Về quyền ra Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết VAHC của Tòa án được quy định tại Điều 118 Luật TTHC năm 2010 và Điều 141 Luật TTHC năm 2015. Đây là việc tạm dừng giải quyết vì những lý do luật quy định, chưa xem xét nội dung khởi kiện, Tịa án khơng xóa tên vụ án và chỉ tiếp tục giải quyết khi lý do của việc tạm đình chỉ khơng cịn. Quyết định này có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Về quyền Quyết định đình chỉ việc giải quyết VAHC của Tịa án được quy định tại các Điều 120, 121, 122 Luật TTHC năm 2010 và Điều 143, 144, 145 Luật TTHC năm 2015. Khi có quyết định đình chỉ giải quyết VAHC, đương sự khơng có quyền khởi kiện u cầu Tồ án giải quyết lại VAHC đó, nếu việc khởi kiện này khơng có gì khác với vụ án đã bị đình chỉ về người khởi kiện, người bị kiện và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ các trường hợp bị đình chỉ theo quy định tại các điểm b, d và g khoản 1 Điều 109; điểm b và điểm c khoản 1 Điều 120 của Luật TTHC 2010 (điểm b, e khoản 1 Điều 123 và điểm b, đ Điều 143 Luật TTHC năm 2015) và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Tiền tạm ứng án phí, lệ phí mà đương sự đã nộp được xử lý theo quy định của pháp luật về án phí, lệ phí Tồ án.

30

Điều 107, 108 và 111 Luật TTHC năm 2010 và Điều 121, 122, 125 Luật TTHC năm 2015.

31

Mặt khác, trong quá trình giải quyết VAHC, nếu phát hiện văn bản QPPL liên quan đến việc giải quyết VAHC có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản QPPL của cơ quan nhà nước cấp trên thì Tịa án phải xử lý. Luật TTHC năm 2015 đã dành hẳn chương VIII từ Điều 111 đến Điều 113 để quy định về thẩm quyền kiến nghị của Tòa án cụ thể như sau:

+ Nếu chưa có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Chánh án Tịa án đang giải quyết vụ án đó kiến nghị theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền thực hiện việc kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản QPPL trái Hiến pháp, luật, văn bản QPPL của cơ quan nhà nước cấp trên.

+ Nếu đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc vụ án đang được xem xét theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm thì Hội đồng xét xử đề nghị Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án đó thực hiện việc kiến nghị hoặc đề nghị người có thẩm quyền thực hiện việc kiến nghị.

+ Tại phiên tòa, nếu Hội đồng xét xử phát hiện văn bản QPPL có dấu hiệu trái pháp luật thì HĐXX có văn bản báo cáo Chánh án Tòa án để thực hiện quyền kiến nghị. Hội đồng xét xử có quyền tạm ngừng phiên tịa để chờ ý kiến của Chánh án Tịa án hoặc tạm đình chỉ giải quyết vụ án khi có văn bản kiến nghị của Chánh án Tịa án có thẩm quyền.

Ngồi ra, Điều 114 của Luật này còn quy định trách nhiệm cơ quan nhận được kiến nghị phải có trách nhiệm xem xét và trả lời bằng văn bản cho Tòa án về việc kiến nghị đó.

Đây là một quy định mới – tăng thẩm quyền của Tòa án, với vai trị là cơ quan bảo vệ cơng lý, bảo vệ pháp chế XHCN; đồng thời dần cụ thể hóa quyền của Tịa án trong việc bảo vệ Hiến pháp và pháp luật trên thực tế. Điều này là hoàn tồn phù hợp với cơng tác “cải cách tư pháp” hiện nay – nâng cao vai trò của Tòa án với tư cách là trung tâm của Hệ thống tư pháp.

2.2.5. Về thẩm quyền của Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án hành chính

Mục đích của phiên tịa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính là nhằm xem xét yêu cầu của người khởi kiện có căn cứ và đúng pháp luật hay khơng để Tịa án đưa ra phán quyết chấp nhận hay khơng chấp nhận u cầu khiếu kiện hành chính.

Nhìn chung, Luật TTHC năm 2015 quy định tại Điều 193 về thẩm quyền của Hội đồng xét xử mở rộng và cụ thể hơn so với quy định tại Điều 163 của Luật TTHC năm 2010. Cụ thể:

Khoản 1 Điều 163 của Luật TTHC 2010 quy định Hội đồng xét xử có thẩm quyền xem xét tính hợp pháp của QĐHC, HVHC, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện, quyết định giải quyết khiếu nại có liên quan. Khoản 1 Điều 193 của Luật TTHC 2015 còn quy định thêm về quyền xem xét đối với “văn bản quy phạm pháp luật có liên quan” mà cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước dựa vào đó thực thi cơng vụ.

Tại điểm b khoản 2 Điều 193 của Luật TTHC 2015 quy định Hội đồng xét xử cịn có quyền chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định giải quyết khiếu nại có liên quan đến quyết định hành chính trái pháp luật (nếu có). Đồng thời kiến nghị cách thức xử lý đối với QĐHC trái pháp luật đã bị hủy.

Tại điểm c khoản 2 Điều 193 của Luật TTHC 2015 quy định Hội đồng xét xử cịn có quyền chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên bố HVHC là trái pháp luật (mà khơng nói một phần hay tồn bộ hành vi hành chính như Luật TTHC năm 2010) và có quyền tun hủy một phần hay tồn bộ quyết định giải quyết khiếu nại có liên quan đến hành vi hành chính trái pháp luật (nếu có).

Trường hợp cần phải yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, xử lý văn bản hành chính liên quan đến QĐHC, HVHC bị khởi kiện quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật này thì Hội đồng xét xử báo cáo Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án đó có văn bản yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, xử lý văn bản hành chính đó. Trường hợp này, Hội đồng xét xử có quyền tạm ngừng phiên tịa để chờ kết quả giải quyết của cơ quan, người có thẩm quyền. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định của Tòa án thì cơ quan, người có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản về kết quả xử lý cho Tòa án biết để làm căn cứ cho việc giải quyết vụ án. Quá thời hạn

này mà không nhận được văn bản trả lời của cơ quan, người có thẩm quyền thì Hội đồng xét xử có quyền áp dụng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính của tòa án nhân dân cấp huyện (Trang 50 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)