Thức pháp luật của người tham gia tố tụng hành chính

Một phần của tài liệu Thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính của tòa án nhân dân cấp huyện (Trang 28 - 29)

1.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện thẩm quyền giải quyết

1.3.1. thức pháp luật của người tham gia tố tụng hành chính

Trước hết, so với các nội dung xét xử khác của Tòa án, giải quyết KKHC còn là vấn đề tương đối mới, các quy định pháp luật và thủ tục liên quan đến giải quyết KKHC khá phức tạp và việc tiếp cận các dịch vụ pháp lý, dịch vụ hỗ trợ tư vấn pháp luật cần thiết ở vùng nơng thơn cịn nhiều hạn chế nên nhiều người dân đã để lỡ các cơ hội khiếu kiện hành chính. Mặt khác, rào cản tâm lý xã hội mang tính truyền thống xuất hiện trong cộng đồng như: ngại dính líu đến việc kiện tụng, hoặc cho rằng khiếu kiện các quyết định của cơ quan cơng quyền ra Tịa án cũng giống như đem “trứng chọi với đá”, tâm lý sợ bị trả thù nếu thắng kiện cơ quan công quyền, cũng đã ngăn cản các cá nhân, tổ chức khởi kiện VAHC. Chẳng hạn, thay vì làm đơn gửi đến Tòa án để khởi kiện đối với các cơ quan nhà nước (hoặc cán bộ có thẩm quyền của các cơ quan này), nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã đồng ý “thương lượng” về tranh chấp hành chính của mình do muốn giữ được “quan hệ tốt” với cơ quan công quyền để cuộc sống, công việc làm ăn, kinh doanh diễn ra thuận lợi.

Hiện nay, ngày càng nhiều người dân, đặc biệt là những người sống ở khu vực thành thị đã biết được rằng những người dân bình thường có thể khiếu kiện các quyết định của cơ quan nhà nước và cán bộ, cơng chức nhà nước có thẩm quyền đến Tịa án và có thể thắng kiện. Tuy nhiên, mức độ tin cậy của người dân đối với Tòa án còn khá thấp nên số việc khiếu kiện được các Tòa án thụ lý không nhiều như thực tiễn đòi hỏi. Phần nhiều lựa chọn khiếu nại lên cơ quan hành chính cấp trên, thậm chí vượt cấp đến Trung ương.

Thứ hai, đối với người bị kiện, thái độ họ thiếu tích cực đối với hoạt

động giải quyết khiếu kiện hành chính của Tịa án, thể hiện trong cách ứng xử của họ thường xem Tòa án là cấp dưới trong quan hệ với cấp ủy, chính quyền địa phương. Khơng thiện chí thừa nhận việc họ phải bình đẳng với người người khởi kiện. Cách ứng xử như vậy của cơ quan và cán bộ nhà nước có thẩm quyền đã làm giảm sút lịng tin của cơng chúng đối với các cơ quan cơng quyền nói chung và chất lượng xét xử hành chính nói riêng Nhìn chung,

người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước ngần ngại tham gia tố tụng, thường ủy quyền cho cấp dưới tham gia và khơng tích cực hợp tác với Tịa án trong việc cung cấp các chứng cứ, tài liệu cần thiết để việc giải quyết khiếu kiện hành chính thuận lợi. Những trở ngại đó là một trong nhiều lý do rằng vì sao Thẩm phán Tòa án thường ngần ngại thụ lý, giải quyết KKHC.

Thực tiễn, nhiều cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, cơng chức có thẩm quyền thường né tránh việc gửi hoặc chỉ gửi bản sao quyết định hành chính cho cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ chấp hành quyết định đó; đặc biệt là các quyết định hành chính trong q trình bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi quyền sử dụng đất. Gây khó khăn cho người khởi kiện lúc nộp tài liệu, thủ tục cho Tòa án yêu cầu bản nộp bản chính hoặc bản sao có chứng thực.

Một phần của tài liệu Thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính của tòa án nhân dân cấp huyện (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)