Thẩm quyền của Tịa án trong trường hợp vừa có khiếu nại vừa

Một phần của tài liệu Thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính của tòa án nhân dân cấp huyện (Trang 48 - 50)

2.2. Những quy định pháp luật hiện hành về Thẩm quyền giải quyết

2.2.3. Thẩm quyền của Tịa án trong trường hợp vừa có khiếu nại vừa

hưởng của cấp ủy, lãnh đạo cơ quan hành chính nhà nước địa phương đối với hoạt động của Tịa án nói chung và ý thức pháp luật của Thẩm phán nói riêng dẫn đến hiệu quả khơng như mong muốn của Đảng, nhà nước. Mà đây là một hạn chế mang tính chủ quan tồn tại thực tế gần 20 năm qua kể từ ngày Tòa án được giao thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính.

Về ưu điểm, đối với loại khiếu kiện này sẽ được đội ngũ Thẩm phán

chuyên nghiệp của Tịa Hành chính giải quyết nên sẽ đạt hiệu quả cao hơn, những hạn chế, rào cản mang yếu tố chủ quan dần được khắc phục, từ đó số lượng án tồn quá hạn luật định sẽ giảm đi, số lượng án bị hủy, sửa cũng giảm, tăng niềm tin của nhân dân đối với hình thức giải quyết khiếu kiện của Tòa án.

Về mặt hạn chế, người khởi kiện sẽ gặp khó khăn hơn về không gian

địa lý khi từ huyện lên Tòa án cấp tỉnh cách xa hàng 100km để khởi kiện theo trình tự sơ thẩm. Nếu chỉ để khiếu kiện hành vi hành chính của UBND hay Chủ tịch UBND huyện chậm cấp giấy chứng nhận, giấy phép… theo thời hạn pháp luật quy định thì người dân sẽ chọn cách im lặng chờ, chứ không chọn cách đi khiếu kiện vì tốn kém, mất thời gian. Như vậy, sẽ làm cho người dân hạn chế quyền tiếp cận cơng lý. Lâu dần, nền hành chính sẽ chây ỳ, khơng thể hiện tính năng động; người dân sẽ thiếu niềm tin đối với Đảng, nhà nước.

2.2.3. Thẩm quyền của Tịa án trong trường hợp vừa có khiếu nại vừa khiếu kiện khiếu kiện

Trường hợp người khởi kiện có đơn khởi kiện VAHC tại Tòa án có thẩm quyền, đồng thời có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thẩm quyền giải quyết theo sự lựa chọn của người khởi kiện24

. Tuy nhiên, sự lựa chọn này khác với sự lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp trong tố tụng dân sự. Việc xác định Thẩm quyền của Tòa án trong trường hợp vừa có khiếu nại vừa khiếu kiện, theo quy định Điều 33 Luật

24

TTHC năm 2015 đã pháp điển hóa Điều 5 của Nghị quyết số 02/2011/NQ- HĐTP ngày 29/7/2011. Có các trường hợp cần phân biệt cụ thể như sau:

Thứ nhất, trường hợp người khởi kiện có đơn khởi kiện vụ án hành

chính tại Tịa án có thẩm quyền, đồng thời có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì Tịa án phải yêu cầu người khởi kiện lựa chọn cơ quan giải quyết và có văn bản thơng báo cho Tịa án.

Trường hợp người khởi kiện không thể tự mình làm văn bản thì đề nghị Tịa án lập biên bản về việc lựa chọn cơ quan giải quyết. Tùy từng trường hợp cụ thể Tòa án xử lý như sau:

+ Trường hợp người khởi kiện lựa chọn Tịa án giải quyết thì Tịa án thụ lý giải quyết vụ án theo thủ tục chung, đồng thời thơng báo cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại và yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại chuyển toàn bộ hồ sơ giải quyết khiếu nại cho Tòa án;

+ Trường hợp người khởi kiện lựa chọn người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại giải quyết thì Tịa án căn cứ vào quy định tại điểm e khoản 1 Điều 123 của Luật này trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo cho người khởi kiện.

Trường hợp hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng người khiếu nại không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại và có đơn khởi kiện vụ án hành chính thì Tịa án xem xét để tiến hành thụ lý vụ án theo thủ tục chung.

Thứ hai, trường hợp nhiều người vừa khởi kiện vụ án hành chính tại

Tịa án có thẩm quyền, đồng thời có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại và tất cả những người này đều lựa chọn một trong hai cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì thẩm quyền giải quyết được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Thứ ba, trường hợp nhiều người vừa khởi kiện vụ án hành chính tại Tịa

án có thẩm quyền, đồng thời có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, trong đó có người lựa chọn Tịa án giải quyết và có người lựa chọn người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc trường hợp có người chỉ khởi kiện vụ án hành chính tại Tịa án có thẩm quyền và người khác chỉ khiếu

nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thẩm quyền giải quyết được xác định như sau:

+ Trường hợp quyền lợi, nghĩa vụ của người khởi kiện và người khiếu nại độc lập với nhau thì việc giải quyết yêu cầu của người khởi kiện thuộc thẩm quyền của Tòa án, còn việc giải quyết khiếu nại của những người khiếu nại thuộc thẩm quyền của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại;

+ Trường hợp quyền lợi, nghĩa vụ của người khởi kiện và người khiếu nại không độc lập với nhau thì Tịa án thụ lý giải quyết vụ án theo thủ tục chung, đồng thời thơng báo cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại và yêu cầu chuyển toàn bộ hồ sơ giải quyết khiếu nại cho Tòa án.

Thứ tư, trường hợp người khởi kiện khơng lựa chọn cơ quan giải quyết

thì Tịa án trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện.

Một phần của tài liệu Thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính của tòa án nhân dân cấp huyện (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)