Nhìn chung mức trích dự phịng qua các năm có sự biến động tăng giảm. năm 2010 là 1.628 triệu đồng. Đến năm 2011 lượng trích dự phịng giảm 580 triệu đồng tương đương giảm 35.63%. Đến năm 2012 là 1.154 triệu đồng tăng 106 triệu đồng ứng với 10,11% so với năm 2011. Cụ thể từng thành phần kinh tế như sau:
Mức dự phịng của các cơng ty CP, TNHH từ năm 2010 đến năm 2012 là không, điều này cho thấy được công tác thẩm định cũng như chọn lọc của Ngân hàng tỏ ra hiệu quả và rất cẩn thận, vì các món vay của thành phần này số lượng ít nhưng chiếm tỉ trọng khá lớn trong cả doanh số cho vay nên nếu một trong số thành phần này phát sinh nợ xấu thì ngân hàng sẽ trích dự phịng tăng. Những năm gần đây thành phần này không phát sinh nợ xấu, các doanh nghiệp trả nợ rất đúng hạn mặc dù vẫn cịn tình trạng ngưng hoạt động do yếu tố khách quan.
Thành phần DNTN không phát sinh nợ xấu trong những năm trước, năm 2011 bắt đầu phát sinh 1.750 triệu đồng làm cho ngân hàng phải trích 586 triệu đồng để phịng ngừa do các khoảng nợ xấu này, chủ yếu phát sinh vào thời điểm những tháng đầu năm. Đến năm 2012 thì mức trích này giảm đi 52 triệu đồng ứng với giảm 8,87% so với năm 2011, do nợ xấu giảm dần, các doanh nghiệp kinh doanh thức ăn thuy sản theo hình thức trọn gói thu được tiền nên trả nợ kịp thời cho ngân hàng.
Thành phần hộ sản xuất, cá nhân luôn chiếm tỉ trọng cao về mọi mặt nên việc dự phòng cho thành phần này cũng chiểm tỉ trong cao. Mức trích dự phịng trong năm 2010 tăng đột biến ở mức 1.628 triệu đồng, chiếm 100% do kinh tế huyện nhà gặp khó khăn như ni trồng thủy sản, trồng cây ăn quả và cả các yếu tố thiên tai, lũ lụt gây ảnh hưởng khá lớn đến lợi nhuận của người dân nên phát sinh nợ xấu tại ngân hàng. Sang năm 2011 mức trích dự phịng này giảm một cách rõ rệt giảm 1.166 triệu đồng tương đương giảm 71,62% do triển khai những phương án kinh doanh hiệu quả của nông hộ khiến lợi nhuận cao nên trả nợ tốt hơn. Sang năm 2012 tăng 158 triệu đồng ứng với 34,20%, viêc tăng nhẹ này một phần do ngân hàng cho vay thấu chi đối với những khách hàng có phương án kinh doanh khơng hiệu quả, trả nợ chậm trễ.
ĐVT: Triệu đồng
Bảng 14: DỰ PHÒNG RỦI RO NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2010- 2012
CHỈ TIÊU Năm Chênh lệch 2010 Tỷ trọng( %) 2011 Tỷ trọng( %) 2012 Tỷ trọng( %) Số tiền2011/2010% Số tiền2012/2011% Công ty CP, TNHH 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 - 0 - DNTN 0 0,00 586 55,92 534 46,27 586 - (52) (8,87) Hộ sản xuất, cá nhân 1.628 100,00 462 44,08 620 53,73 (1.166) (71,62) 158 34,20 Tổng 1.628 100,00 1.048 100,00 1.154 100,00 (580) (35,63) 106 10,11
4.2.2.3. Đánh giá tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng
Hiệu quả và quy mô của việc cho vay không chỉ đơn thuần biểu hiện qua doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ ngày càng tăng mà phải được thể hiện ở những tiêu chí nói đúng bản chất của hoạt động đó. Cho vay phải thật hợp lý, rõ ràng minh bạch, đúng mục đích phải qua xét duyệt, thẩm định cẩn thận, bên cạnh cũng phải thực hiện công tác thu hồi nợ thật tốt, không nên chạy theo doanh số mà làm tăng tỷ lệ nợ xấu ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Thơng qua những chỉ tiêu dưới đây ta có thể biết được hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của chi nhánh NHN0&PTNT huyện Châu Thành trong thời gian qua.