6. Cấu trúc của đề tài
2.2.6. Tài nguyên khoáng sản
Do đặc điểm địa chất, kiến tạo, Ninh Bình có nhiều khoáng sản từ các khoáng sản làm nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như đá vôi, đất xét, than bùn… và các khoáng sản cho công nghiệp năng lượng và cho các ngành khác.
- Ngoài ra, Ninh Bình còn có một số khoáng sản khác như: thủy ngân, pirit,
vàng, sắt, chì, kẽm… các tài nguyên khác như: cát xây dựng, sét gốm xứ, sét xi măng, gạch ngói trữ lượng nhỏ, phân bố rải giác ven vùng đồi thấp, ven thị xã Tam Điệp, Gia Viễn, Yên Mô.
- Bên cạnh đó, Ninh Bình còn nằm gần các nguồn năng lượng của quốc gia
thỏa mãn các nhu cầu về than, điện phục vụ cho phát triển sản xuất cũng như nhu cầu dân sinh.
Như vậy, mặc dù diện tích tương đối nhỏ, điều kiện tự nhiên của Ninh Bình tạo nhiều lợi thế và cả những khó khăn cho việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Khí hậu Ninh Bình nhìn chung là dễ chịu và thính hợp với sức khỏe và đời sống của người dân, thuận lợi cho sản xuất, song cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng những bệnh truyền nhiễm về mùa hè, cũng như các bệnh về đường hô hấp trong mùa đông.
Ninh Bình còn có một nguồn khoáng sản phong phú, giàu có đặc biệt là đá vôi là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp, không những phục vụ cho nhu cầu của các ngành công nghiệp trong tỉnh mà còn cho đồng bằng sông Hồng và các vùng khác.
Tuy nhiên, việc khai thác các tài nguyên này phải gắn liền với việc đảm bảo vệ sinh môi trường, nếu không sẽ gây ra ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe và tuổi thọ người dân.
2.3. Các nhân tố dân cƣ, kinh tế - xã hội
2.3.1. Số dân
So với toàn quốc nói chung và vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng, Ninh Bình là một tỉnh ít dân. Dân số trung bình năm 1992 khi tỉnh được tái lập là 823500 người, đến 31/12/2012 là 915945 người. Sau 20 năm dân số Ninh Bình tăng thêm 92445 người, trung bình mỗi năm tăng thêm 9244 người. Dân số tỉnh Ninh Bình hiện nay chỉ chiếm 1,1% dân số toàn quốc và 5,1% dân số của đồng bằng sông Hồng.
Bảng 2.2: Dân số trung bình phân theo khu vực và giới tính của tỉnh Ninh Bình thời kì 2000 - 2012
Năm Tổng số Phân theo khu vực Phân theo giới tính
Thành thị Nông thôn Nam Nữ
2000 886754 119404 767350 434042 452712 2001 888652 121734 766918 434971 453681 2002 889861 123894 765967 435563 454298 2003 890940 124990 765950 435670 455270 2004 892221 131480 760731 436039 456172 2005 893463 139324 754139 436341 457122 2006 894593 144359 750234 436741 457879 2007 896068 149634 746434 440865 455203 2008 898128 155502 742626 444304 453824 2009 899589 170707 728882 446855 452734 2010 901747 171218 730529 448428 453319 2011 907696 172388 735308 451889 455807 2012 915945 174557 741388 455996 459949 (Nguồn: [2] )
2.3.2. Sự gia tăng dân số
Dân số và phát triển dân số là yếu tố quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển nền sản xuất và tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái. Nhưng sự phát triển dân số phải phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, nếu không sẽ kìm hãm sự phát triển, phá hủy môi trường sinh thái và giảm sút mức sống dân cư. Việc “tái sản xuất con người” phải phù hợp với “sản xuất vật chất”. Chính vì vậy việc nghiên cứu sự tăng dân số tự nhiên có ý nghĩa rất lớn trong sự tác động qua lại giữa dân số và mức sống của mỗi địa phương quốc gia.
Bảng 2.3: Tỷ suất sinh, tử và gia tăng tự nhiên của tỉnh Ninh Bình thời kì 1995 - 2012 1995 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 CBR (0 00) 22,72 15,05 13,99 13,77 13,75 14,11 13,98 13,40 13,10 13,67 CDR (0 00) 5,64 4,63 4,69 5,07 5,02 5,43 5,47 8,59 8,44 8,06 RNI (0 0) 1,70 1,04 0,93 0,87 0,87 0,86 0,85 0,48 0,46 0,56 (Nguồn: [2] ) Như vậy, trong thời gian từ 1995 trở lại đây xem xét các số liệu về dân số của tỉnh ta thấy rằng: Tỷ suất tử và tỷ suất sinh giảm qua các năm, đây chính là yếu tố quyết định việc giảm mức tăng dân số. Mức tăng dân số của tỉnh giảm từ
17, 08o
oo (năm 1995) xuống còn 5, 61o
oo (năm 2012). Mức tăng dân số giảm là
nhờ làm tốt công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình và mặt khác do đời sống nhân dân đã bắt đầu được cải thiện.
2.3.3. Kết cấu dân số
* Kết cấu dân số theo độ tuổi và giới tính
Dân số Ninh Bình thuộc loại trẻ, điều đó thể hiện ở chỗ: So với tổng số dân, nhóm người dưới 15 tuổi chiếm tỷ trọng tương đối cao (33,6%) trong khi nhóm người từ 60 tuổi trở lên lại chiếm tỷ trọng thấp (9,8%). Như vậy, nhóm trong độ tuổi lao động là nhóm tuổi quan trọng nhất chiếm quá 1/2 số dân (56,5%). Do nhóm trước tuổi lao động còn chiếm tỉ lệ lớn (33,6%) và sự tăng lên của nhóm ngoài tuổi lao động (9,8%) nên tỷ lệ phụ thuộc càng cao. Kết cấu dân số trẻ đó là nguồn lao động dồi dào. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế của tỉnh còn chậm phát triển, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động còn gặp nhiều khó khăn. * Kết cấu dân tộc
So với một số tỉnh trong cả nước cũng như một số tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng, số lượng các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ít hơn nhiều. Người Kinh có tỷ lệ lớn nhất chiếm 97,87% dân số toàn tỉnh.
Bảng 2.4: Kết cấu dân tộc tỉnh Ninh Bình năm 2012
Tổng số Kinh Mƣờng Tày Dân tộc khác
Dân số (người) 915945 865328 18149 248 434
Tỉ trọng (%) 100,0 97,87 2,05 0,02 0,06
(Nguồn: [2] ) Tỷ lệ các dân tộc cư trú trên các địa bàn hành chính của tỉnh không đều nhau. Nguyên nhân là do lịch sử định canh, tập quán cư trú và canh tác của họ chi phối. Cộng đồng các dân tộc tỉnh Ninh Bình dù địa bàn cư trú, phong tục tập quán, kinh nghiệm sản xuất, trong ứng xử có khác nhau, song giữa các dân tộc luôn có sự đoàn kết, hòa đồng.
* Kết cấu xã hội
- Kết cấu dân số theo lao động
Kết cấu dân số theo lao động trong một chừng mực phản ánh nguồn lao động và số dân hoạt động kinh tế Ninh Bình có kết cấu dân số trẻ nên nguồn lao động dồi dào. Tỷ lệ lao động trong khu vực I ở Ninh Bình chiếm tỷ lệ khá cao lên tới trên 80%, trong khi lao động trong khu vực II, III chiếm tỷ lệ thấp gần 20%. Vì vậy, có thể thấy Ninh Bình vẫn là một tỉnh nông nghiệp, điều này đã tác động đến mức thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân địa phương.
Mặc dù tỉnh có vị trí thuận lợi, kết cấu hạ tầng tương đối tốt, lại có nguồn tài nguyên dồi dào, cơ sở tiểu thủ công lâu đời, nhưng các khu công nghiệp, xây dựng và dịch vụ mới chỉ thu hút được 18,53% dân số hoạt động kinh tế có việc làm thường xuyên.
2.3.4. Sự phân bố dân cư
Năm 2012, toàn tỉnh có số dân là 915945 người, sinh sống trên một diện tích tự nhiên là 1378,1km2. Đây là tỉnh có mật độ dân số thưa nhất trong các tỉnh và thành phố của vùng đồng bằng sông Hồng, thậm chí chỉ bằng 1/2 mật độ dân số của tỉnh Hưng Yên và Thái Bình.
Bảng 2.5: Mật độ dân cƣ phân theo huyện, thị tỉnh Ninh Bình năm 2012
Huyện, thị Dân số (người) Mật độ dânsố
(người/km2
)
Toàn tỉnh 915945 665
Thành phố Ninh Bình 113187 2424
Thị xã Tam Điệp 56242 536
Huyện Nho Quan 145616 327
Huyện Gia Viễn 117815 660
Huyện Hoa Lư 67362 651
Huyện Yên Khánh 135806 977
Huyện Kim Sơn 167654 778
Huyện Yên Mô 112263 776
(Nguồn: [2] )
Sự chênh lệch khá lớn về mật độ dân số quá lớn giữa các huyện thị gây nên nhiều khó khăn cho việc phân công, sắp xếp lao động, ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh và tác động tới đời sống dân cư.
2.4. Kinh tế
Đặc điểm nền kinh tế một mặt phản ánh kết quả lao động sáng tạo của con người, mặt khác phản ánh chất lượng cuộc sống dân cư. Sự phát triển kinh tế là yếu tố cơ bản làm cơ sở để nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống con người. Chính vì vậy, cần phải tìm hiểu những đặc điểm kinh tế - xã hội một địa phương khi đánh giá chất lượng cuộc sống dân cư nơi đó.
2.4.1. Khái quát chung
Ninh Bình có xuất phát điểm kinh tế thấp, sản xuất nông - lâm nghiệp là chủ yếu. Nền sản xuất hàng hóa đang trong quá trình hình thành và phát triển. Kể từ khi tái lập tỉnh, bộ mặt kinh tế có nhiều thay đổi trên cơ sở phát huy nội lực, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, khai thác hợp lí các lợi thế so sánh về rừng, khoáng sản, đất đai, lao động và các tiềm năng khác.
Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm đạt mức khá cao. Tăng trưởng kinh tế bình quân năm 2011 đạt 15,35% (cả nước 5,89%). Các ngành kinh tế đều có mức tăng trưởng khá cao. Năm 2011 nhóm ngành nông - lâm - ngư nghiệp tăng 13,9%, công nghiệp và xây dựng tăng 46,35% và dịch vụ tăng 39,6%.
Bảng 2.6: GDP và cơ cấu tổng sản phẩm của tỉnh Ninh Bình theo thời kì 2009 - 2012 (tính theo giá trị thực tế)
Các ngành
2009 2010 2011 2012
Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng %
Nông, lâm, ngư
nghiệp 2679555 17,7 3292644 17,4 3391564 15,00 3975033 15,2 Công nghiệp – xây dựng 7122504 47,2 8988642 47,6 11083809 49,01 12049468 46,1 Dịch vụ 5284620 35,0 6575726 34,8 8142258 35,99 10079104 38,6 GDP cả tỉnh 15086679 100 18857012 100 22617631 100 26103605 100 (Nguồn: [2] ) Cơ cấu kinh tế Ninh Bình đã có sự chuyển biến tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng trong nông nghiệp. Đây là điều kiện để nâng cao tổng thu nhập và thu nhập bình quân đầu người. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch trong nội bộ cơ cấu nghành cũng như trong toàn bộ nền kinh tế còn chậm và chưa rõ nét.
2.4.2. Hiện trạng kinh tế tỉnh Ninh Bình
* Nông, lâm, ngƣ nghiệp
Cho đến nay, nông nghiệp là ngành chiếm vị trí chủ đạo trong nền kinh tế toàn tỉnh. Ngành này vẫn luôn phát triển và đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp lương thực - thực phẩm cho đời sống nhân dân và cải tạo môi trường sinh thái của tỉnh. Sản xuất nông nghiệp có mức tăng trưởng khá. Năm 2012, GDP của ngành này đạt 3975033 chiếm 15,2% GDP của tỉnh. Nông nghiệp, nông thôn Ninh Bình sau hơn 20 năm phát triển đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, giành nhiều thành tựu quan trọng, phát triển khá toàn diện. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đã tăng từ 842 tỷ đồng năm 1992 lên 1.905 tỷ
đồng năm 2012 (gấp 2,26 lần)…Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực; phát triển nhiều mô hình kinh tế mới có hiệu quả; góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
- Về ngành thủy sản: Phát triển đa dạng kinh tế ngành thủy sản, hải sản bao
gồm nuôi thả, đánh bắt và chế biến, trong đó nuôi thủy, hải sản là trọng tâm. Trong những năm qua, tỉnh đã chú trọng nuôi thả những loại thủy, hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm sú, cua nước lợ và các con đặc sản như ba ba, ếch, rắn… Tóm lại, ngành thủy sản Ninh Bình ngày càng có nhiều tiến bộ, đây là điều kiện để nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người dân đặc biệt là các huyên có nhiều tiềm năng về nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản, điển hình như huyện Kim Sơn.
- Ngành lâm nghiệp tuy chiếm một tỷ trọng không đáng kể trong cơ cấu kinh tế song cũng có ý nghĩa với đời sống nhân dân trong tỉnh. Hiện nay tỷ lệ che phủ đất rừng là 9%. Việc trồng rừng khoanh nuôi, bảo vệ rừng, nhất là rừng đầu nguồn và ven biển được chú trọng, nhanh chóng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bãi bồi ven biển bằng các loại cây lâm nghiệp, cây gỗ lớn bản địa và cây ăn quả thích hợp, có hiệu quả, có tác dụng tái tạo và che phủ đất.
* Công nghiệp
Thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, hòa vào xu thế chung của cả nước, của sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong thời gian qua sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng đã có những bước phát triển đáng kể, chặn đứng tình trạng sa sút của những năm trước đây và đã đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối khá. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 đạt 3.242 tỷ đồng, chiếm 33,6% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, nộp ngân sách Nhà nước 665 tỷ đồng, chiếm 22% thu ngân sách toàn tỉnh; kim ngạch xuất khẩu đạt 39,6 triệu USD, chiếm 49% kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh. Về thu hút đầu tư, tỉnh hiện có những dự án công nghiệp với mức đầu tư lớn đang được triển khai xây dựng như: Nhà máy đạm Ninh Bình công suất 56 vạn tấn/năm, nhà máy sản xuất phụ tùng động cơ tàu thuỷ Vinashin, nhà máy sản xuất sôđa, nhà máy sản xuất phôi thép Ninh Bình… ngày càng phục vụ đắc lực
cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh cũng như góp phần phục vụ nhu cầu đời sống nhân dân.
* Dịch vụ
Dịch vụ là một hoạt động kinh tế bao gồm giao thông vận tải, thông tin liên lạc, thương mại, du lịch và một số dịch vụ khác. Đây là những hoạt động cơ bản trực tiếp tác động đến đời sông vật chất, tinh thần của người dân. Hoạt động dịch vụ phát triển chứng tỏ những nhu cầu lớn của người dân được đảm bảo. Những đòi hỏi ấy được đáp ứng, chứng tỏ người dân có mức sống cao và chất lượng cuộc sống tốt.
- Ngành giao thông vận tải: Ở vào vị trí cửa ngõ phía Nam của vùng đồng
bằng sông Hồng, Ninh Bình vốn có lợi thế để tổ chức vận tải, với xu hướng đã liên hệ từ xưa là: Với miền Trung, miền Nam và với thủ đô Hà Nội, với các tỉnh của vùng ven biển và cảng Hải Phòng. Hiện nay giao thông vận tải Ninh Bình ngày càng phát triển và đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong tỉnh, đồng thời mở rộng các mối liên hệ nội vùng, tạo nên một đầu mối trung chuyển quan trọng.
- Thương mại: Là ngành dịch vụ có tác động rõ rệt đến hoạt động sản xuất
của toàn bộ nền kinh tế. Hoạt động nội thương đã cơ bản đáp ứng được những mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Hàng hóa trên thị trường ngày càng đa dạng về mẫu mã, phong phú về chủng loại nên người tiêu dung có được nhiều sự lựa chọn hơn. Hoạt động ngoại thương của Ninh Bình nhìn chung đã có bước phát triển. Kim ngạch xuất khẩu đạt 10509 nghìn USD và kim ngạch nhập khẩu vào khoảng 2 - 3 triệu USD.
- Du lịch: Hoạt động du lịch ở Ninh Bình nhờ vào tiềm năng phong phú nên
có những bước phát triển mới trong những năm gần đây, mặc dù quy mô còn nhỏ. Có thể kể đến những địa danh nổi tiếng như: Các hang động đẹp (Tam Cốc - Bích Động, Địch Lộng…), Vườn quốc gia Cúc Phương, khu di tích Hoa Lư, quần thể kiến trúc nhà thờ Phát Diệm…
Những tiềm năng du lịch này, một mặt có khả năng thu hút khách du lịch đến với Ninh Bình, lưu trú và sử dụng các dịch vụ ở đây, nhờ vậy sẽ đem lại