6. Cấu trúc của đề tài
3.1.1.2. Lương thực và dinh dưỡng
Trong những năm qua, ngành sản xuất nông nghiệp nói chung và sản lượng lương thực nói riêng đang được chú trọng và đạt được những tiến bộ đáng kể. Nhờ việc áp dụng cơ chế sản xuất trong nông nghiệp, việc giao quyền sử dụng đất đến tận người nông dân, thúc đẩy tính chủ động, tạo ra động lực mới cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
Tổng sản lượng lương thực quy ra thóc hàng năm tăng, bình quân lương thực đầu người từ 445kg năm 2005 tăng lên 558kg năm 2012.
Bảng 3.3: Sản lƣợng lƣơng thực có hạt, lƣơng thực bình quân đầu ngƣời của tỉnh Ninh Bình
Năm 2005 2009 2010 2011 2012
Sản lượng lương thực
có hạt (Tấn) 416375 503224 513528 514195 511171
Lương thực bình quân
đầu người (kg/người) 445 559 569 566 558
(Nguồn: [2] ) So với cả nước, bình quân lương thực của tỉnh Ninh Bình cao hơn mức trung bình trung của cả nước, điều này chứng tỏ tỉnh đã đảm bảo được nhu cầu về lương thực cho người dân, góp phần vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, tỉnh còn tập trung nhiều vốn cùng với sự hỗ trợ nguồn kinh phí của Trung ương, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, tỉnh đang tiếp tục mở rộng xây dựng đường giao thông nông thôn, cầu cống đến tận các xã vùng sâu, vùng xa và việc kiên cố hóa kênh mương, mua sắm thiết bị như máy bơm nước… phục vụ hầu hết các xã vùng xa xôi, hẻo lánh.
Hơn nữa, phong trào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế trang trại, được nhân dân áp dụng và thực hiện triệt để đã đạt được những kết quả đáng khích lệ góp phần cải thiện đời sống nhân dân.
Bảng 3.4: Giá trị sản xuất nông nghiệp tỉnh Ninh Bình (giá thực tế)
(Đơn vị: Triệu đồng)
Năm
Giá trị sản xuất Nông nghiệp
Triệu đồng % Trồng trọt % Chăn nuôi % Dịch vụ % 2009 5678927 100 3881408 68,3 1681144 29,6 116311 2,1 2010 6748927 100 4750486 70,4 1875293 27,8 123148 1,8 2011 8499824 100 5500625 64,7 2657738 31,3 341461 4,0 2012 8183883 100 5078450 62,1 2637244 32,2 468189 5,7 (Nguồn: [2] )
Trong những năm gần đây nhờ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, ngành sản xuất nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện, chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh thâm canh cây lương thực nên bước đầu trong tỉnh hình thành các vùng sản xuất tập trung, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lấy gỗ, đàn gia súc, gia cầm phát triển khá.
Như vậy, ngành sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, các điều kiện tự nhiên, dân số, kinh tế - xã hội. Vì vậy, mức bình bình quân lương thực đầu người giữa các huyện, thị có sự phân hóa khác nhau.
Bảng 3.5 : Lƣơng thực bình quân đầu ngƣời chia theo huyện, thị tỉnh Ninh Bình năm 2012
STT Huyện, thị
Sản lƣợng lƣơng thực (tấn)
Lƣơng thực bình quân đầu ngƣời (kg/người)
1 Toàn tỉnh 511171 558
2 Thành phố Ninh Bình 13339 118,3
3 Thị xã Tam Điệp 10041 178,5
4 Huyện Nho Quan 82176 564,3
5 Huyện Gia Viễn 73499 623,8
6 Huyện Hoa Lư 39240 582,5
7 Huyện Yên Khánh 99872 735,4
8 Huyện Kim Sơn 107376 640,4
9 Huyện Yên Mô 85568 762,2
(Nguồn: [2] ) Với những kết quả như trên ta có thể thấy rằng, nền kinh tế Ninh Bình đã thực hiện được bước đi ban đầu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, đặc biệt trong những năm gần đây, người dân đã từng bước dần xóa bỏ nền kinh tế thuần nông, tăng diện tích cây công nghiệp, cây ăn quả và phát triển chăn nuôi; chú trọng phát triển kinh tế trang trại, hình thức vườn ao chuồng được phổ biến rộng rãi. Nhân dân đã biết áp dụng trình độ khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp, việc chọn lọc, lai tạo giống, thay đổi cơ cấu mùa vụ theo biện
pháp thâm canh tăng vụ… nên đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt.
Tuy vậy, với hơn 80% dân cư sống ở nông thôn, đời sống phụ thuộc vào nghề nông, trình độ dân trí còn thấp nên việc ứng dụng trình độ khoa học kĩ thuật còn nhiều hạn chế, cùng với điều kiện địa hình, khí hậu, đất đai không mấy thuận lợi, mặc dù sản xuất lương thực tăng qua các năm nhưng việc tăng năng suất đó vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu vật chất ngày càng tăng hiện nay, bởi đối với người nông thôn mọi chi tiêu đều trông chờ vào nông nghiệp. Do đó những kết quả về lương thực đó chưa đảm bảo cho người dân no đủ cả về lượng và chất, chế độ dinh dưỡng của người dân nông thôn còn thấp kém.
Với những hạn chế trên đòi hỏi ngành nông nghiệp cần phải cố gắng hơn nữa, tăng sản lượng lương thực - thực phẩm, để đảm bảo cho đời sống dân cư.