Những căn cứ xây dựng giải pháp

Một phần của tài liệu phân tích chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh ninh bình (Trang 65 - 82)

6. Cấu trúc của đề tài

3.2.1. Những căn cứ xây dựng giải pháp

Để đưa ra những giải pháp phát triển kinh tế hợp lý, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân tỉnh Ninh Bình cần phải dựa vào những căn cứ sau:

- Kết quả nghiên cứu thực trạng mức sống dân cư tỉnh Ninh Bình.

- Quy luật phát triển dân số và tác động của nó đến mức sống dân cư.

- Những thuận lợi và khó khăn để phát triển kinh tế và thế mạnh của vùng.

- Phương hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Ninh Bình đến năm 2020.

3.2.2. Những mục tiêu phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Ninh Bình

3.2.2.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2012- 2020

* Mục tiêu chung

Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế nâng cao chất lượng hiệu quả sức mạnh cạnh tranh và chủ động hội nhập; đưa kinh tế du lịch vào thời kỳ phát triển mạnh; tập trung trí tuệ, nguồn lực từng bước xây dựng nông thôn mới để thực hiện giải quyết đồng bộ 3 vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn; phát triển mạnh mẽ văn hóa, cải thiện và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, tăng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao; tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên môi trường và chủ động ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tăng cường quốc phòng an ninh địa phương; củng cố vững chắc hệ thống chính trị; xây dựng Ninh Bình trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực đồng bằng sông Hồng.

* Những mục tiêu chủ yếu + Các chỉ tiêu về kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP bình quân 5 năm đạt 14,0 - 14,5%/năm. - Tốc độ tăng GTSX bình quân hàng năm (giá so sánh 1994): Công nghiệp - xây dựng trên 15% (trong đó công nghiệp trên 16%), dịch vụ trên 19%, nông, lâm nghiệp và thủy sản trên 2,5%.

- Cơ cấu kinh tế trong GDP hiện hành đến năm 2020: Công nghiệp - xây dựng 47 - 48%; dịch vụ 42 - 43%; nông, lâm nghiệp và thủy sản 9 - 10%.

- GDP bình quân đầu người đến năm 2020 phấn đấu đạt 50 triệu đồng, tương đương 2.315 USD, cao hơn bình quân chung của cả nước.

- Tổng vốn đầu tư xã hội bình quân đạt trên 15.000 tỷ đồng/năm. - Sản lượng lương thực có hạt bình quân đạt trên 48 vạn tấn/năm. - Thu ngân sách đến năm 2020 đạt trên 4.200 tỷ đồng.

- Kim ngạch xuất khẩu đến năm 2020 đạt trên 300 triệu USD.

- Khách du lịch tăng lên hàng năm; năm 2020 đạt 6 triệu lượt (trong đó khách quốc tế 1 triệu lượt), khách lưu trú đạt 1 triệu lượt (trong đó khách quốc tế 350 nghìn lượt).

- Tỷ lệ xã được công nhận nông thôn mới đến năm 2020 trên 20% số xã.

+ Các lĩnh vực về văn hóa xã hội

- Tỷ lệ đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 (theo tiêu chí 2010) 100%. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đến năm 2020 là: Mầm non 70%, Tiểu học (đạt chuẩn mức độ II) 50%, Trung học cơ sở 70%, Trung học phổ thông 40%.

- Số bác sỹ bình quân trên 1 vạn dân đến năm 2020 là 8,9 bác sỹ. Mức giảm tỷ lệ sinh bình quân 0,2‰/năm; Mức giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng bình quân 0,6%/năm.

- Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề đến năm 2020 là 40%. - Tỷ lệ hộ nghèo năm 2020 (tiêu chí năm 2010) còn dưới 7%.

+ Về môi trƣờng

- Đến năm 2020, tỷ lệ dân số thành thị được cung cấp nước sạch là 98%, tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh là trên 90%.

- Tỷ lệ diện tích đất có rừng che phủ đến năm 2020 là trên 20%.

3.2.2.2. Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người dân tỉnh Ninh Bình

+ Giải pháp về thu nhập

thực hiện chính sách mở cửa với nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên tình hình kinh - xã hội trong tỉnh vẫn còn yếu kém so với yều cầu của sự nghiệp đổi mới, mức thu nhập bình quân đầu người vẫn chưa cao, việc chuyển đổi cơ cấu vẫn còn chậm, tỉ lệ hộ đói nghèo vẫn còn cao, đời sống của một số bộ phận nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.

Để khắc phục tình trạng, chúng ta cần đưa ra nhiều giải pháp có tính thiết thực và lâu dài với mục tiêu là phải phát triển kinh tế, mở rộng sản xuất, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế hàng hóa với nhịp độ ngày càng cao, phát triển mạnh các ngành dịch vụ... tạo công ăn việc làm cho mỗi người dân và bảo vệ môi trường sinh thái.

Cơ sở hạ tầng của tỉnh còn nghèo nàn lạc hậu, hầu hết các ngành công nghiệp còn non yếu, thấp kém. Vì thế, tỉnh cần cố gắng hơn trong việc nâng cao chất lượng hiệu quả sản xuất, khai thác có hiệu quả các tài nguyên, nguồn lực sẵn có của tỉnh đồng thời tạo cơ hội thu hút các nguồn lực từ bên ngoài.

Ưu tiên đầu tư cho một số ngành công nghiệp trọng điểm có tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế của tỉnh, hình thành một số ngành chủ lực mũi nhọn như phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu tại chỗ như công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng nhất là xi măng, đá, gạch phải trở thành khâu đột phá đưa nền kinh tế Ninh Bình tăng tốc, công nghiệp chế biến nông sản và thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, phát triển các ngành công nghiệp gia công, cơ khí, lắp ráp điện tử, phân bón…

Cần nâng cấp công nghệ chế biến Nông sản - Thực phẩm, đa dạng chủng loại và nâng cao chất lượng, nâng cao giá trị sản phẩm, cần mở rộng quy mô sản xuất những sản phẩm chủ yếu: thịt lợn, sữa đông lạnh, tôm, hải sản…

Chú ý khai thác, chế biến các tiềm năng sẵn có.

Để đẩy mạnh phát triển các ngành này tỉnh cần có sự đầu tư, hỗ trợ của cả nước, cần mở rộng liên doanh, liên kết tất cả các ngành, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, đặc biệt thu hút nguồn vốn đầu tư và công nghệ kĩ thuật.

Đẩy mạnh hơn nữa ngành dịch vụ, đặc biệt là xây dụng và phát huy thế mạnh các khu du lịch: Vườn quốc gia Cúc Phương, Tam Cốc - Bích Động, cố đô

Hoa Lư, chùa Bái Đính… để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Phát triển các ngành công nghệ và dịch vụ cần đi đôi với quá trình đô thị hóa, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, phát triển nâng cao đời sống nhân dân.

Thực hiện kinh tế nông thôn, từng bước chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, chú ý mở rộng phát triển mạnh ngành chăn nuôi (đưa chăn nuôi trở thành ngành chính trong nông nghiệp).

Ninh Bình với trên 80% dân cư sống ở nông thôn mà khu vực nông thôn là nơi có mức sống dân cư thấp, thu nhập bình quân đầu người thấp hơn nhiều so với thành thị. Để nâng cao mức sống và cải thiện thắng lợi các mục tiêu đề ra, tỉnh cần phải có những chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp, không còn cánh nào khác là phải đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp để đạt hiệu quả lao động cao hơn.

Tập trung vốn đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi (kênh mương) quản lí chặt chẽ sử dụng nguồn nước.

Để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, điều quan trọng là phải hạ thấp tỉ lệ đói nghèo xuống mức thấp nhất.

Căn cứ vào nguyên nhân đói nghèo từng hộ và tiềm năng khu vực để có cơ sở để giúp đỡ họ có phương hướng sản xuất và chính sách ưu tiên về xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập. Để phát triển sản xuất và cải hiện đời sống, xóa đói giảm nghèo thì trước hết là nguồn vốn là điều quan trọng nhất, chính vì vậy các giải pháp về vốn làm ăn là nâng cao trình độ khoa học kĩ thuật cho người nghèo.

Tập trung giải quyết cho vay vốn từ ngân hàng người nghèo. Để tạo nguồn vốn giúp các hội viên khai thác nguồn vốn tự có, tạo điều kiện sản xuất góp phần cải thiện cuộc sống dân cư.

+ Giải pháp về dân số, vấn đề lao động và giải quyết việc làm

Các tổ chức đoàn thể tthanh niên, phụ nữ, hộ nông dân, mặt trận tổ quốc và công đoàn… cùng các cấp chính quyền phải thực hiện mọi biện pháp để giảm nhanh tỉ lệ sinh. Tăng cường các phương tiện ngừa thai, triệt sản cho các cơ sở y tế xã, phường, thôn bản để làm tốt công tác kế hoạch hóa gia đình.

Công tác dân số phải được triển khai trong các nhà trường và ngoài xã hội. Cần củng cố đầu tư hơn nữa để cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo cán bộ cho việc thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, đặc biệt huyện vùng sâu, vùng xa.

Coi trọng công tác nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cũng là một trong những giải pháp hàng đầu.

Để sử dụng nguồn lao động có hiệu quả và giải quyết việc làm cho người dân, tăng thêm thu nhập thì trước hết cần nâng cao chất lượng dân số và lao động trong giáo dục dạy nghề, tạo điều kiện để áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, mở mang thêm các dịch vụ nông nghiệp trong nông thôn vùng sâu, vùng xa bằng những biện pháp đồng bộ, khai thác có hiệu quả, năng động, tạo đủ việc làm cho người dân và nâng cao trình độ chuyên môn kĩ thuật gắn với trình độ văn hóa cho người lao động.

Chuyển đổi cơ cấu lao động tăng tỉ trọng lao động trong công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng trong nông nghiệp nông thôn, phấn đấu sử dụng triệt để nguồn lao động nông thôn.

Từ nay đến năm 2020 tỉnh cần giải quyết đủ công ăn việc làm cho mọi người dân và có chính sách hỗ trợ về vốn, trang bị nghề nghiệp tiêu thụ sản phẩm. Khuyến khích người lao động bỏ tiền để học nghề, ngoại ngữ, tin học. Đồng thời tỉnh cũng phải dù ng 1 phần ngân sách thích hợp cho đào tạo nguồn nhân lực.

+ Giải pháp y tế và sức khỏe

Chương trình chăm sóc sức khỏe nhân dân của ngành y tế Ninh Bình trong những năm gần đây tuy đã đạt được những tiến bộ đáng kể song vẫn còn nhiều tồn tại. Một số vi phạm về y đức, khám chữa bệnh có nhiều phiền hà, vi phạm quy chế chuyên môn của thầy thuốc vốn luôn sảy ra gây bất bình trong nhân dân phản ánh đến chất lượng cuộc sống, chất lượng khám, chữa bệnh, đội ngũ y tế tỉnh vẫn còn thiếu nhiều bác sỹ giỏi đầu ngành, nhiều bác sỹ còn yếu về trình độ chuyên môn, cơ sở vật chất kĩ thuật còn nghèo nàn lạc hậu…Trước những tồn tại đó chúng ta có thể đưa ra những giải pháp từ nay đến 2020 như sau:

Thực hiện xã hội hóa công tác y tế, củng cố kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở vững mạnh cần tăng cường nâng cao trình độ y bác sỹ.

Đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị các tuyến huyện, xã phấn đấu đến năm 2020 đạt 100% số xã có nhà trạm để cán bộ y tế hoạt động, có đủ nhân viên y tế tại các thôn bản, vùng sâu vùng xa.

Cần có chế độ ưu đãi đối với ngành y tế nhất là cán bộ phục vụ ở các vùng núi xa xôi.

Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, xây dụng ý thức phục vụ ở các xã vùng núi xa xôi.

Cần có chính sách và các biện pháp thính hợp để tất cả mọi người, đặc biệt những người có công với cách mạng, gia đình chính sách, người nghèo, nhân dân vùng sâu vùng xa được hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Cải thiện mô hình bệnh tật đối với nhân dân các dân tộc ở từng vùng, từng cụm đia phương ở tỉnh, giảm tỉ lệ mắc bệnh, tỉ lệ tử vong và tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, nhanh chóng dập tắt các ổ dịch, phong chống bệnh dại, ngăn chặn nhiễm HIV/AIDS và tổ chức điều trị người đã mắc bệnh.

Đẩy mạnh hơn nữa công tác dân số kế hoạch hóa gia đình. Tăng cường công tác giáo dục cho nhân dân có ý thức phòng bệnh, rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh môi trường và thực hiện tốt chế độ bảo hiểm y tế…

Phấn đấu đến năm 2020 đảm bảo 100% cơ sở y tế xã, phường được xây dựng kiên cố, sạch đẹp với đội ngũ y bác sỹ có tay nghề vững vàng, naang cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân.

+ Giải pháp về giáo dục và đào tạo

Trong những năm gần đây ngành giáo dục Ninh Bình đã có những tiến bộ đáng kể, đã ngăn chặn được sự xuống cấp và các bước phát triển mới. Tuy nhiên về cơ sở vật chất và chất lượng đào tạo còn nhiều mặt hạn chế. Theo đánh giá toàn diện về công tác giáo dục và đào tạo cho thấy: Giáo dục phát triển chưa cân đối giữa các ngành học các vùng dân cư, nhất là vùng cao, vùng xa xôi hẻo lánh, khu vực nông thôn còn nhiều xã chưa có nhà trẻ, mẫu giáo, một số bản chưa có lớp học phổ thông, việc học của trẻ em con gặp nhiều khó khăn, chất lượng giáo

viên còn yếu kém về nhiều mặt, cơ sở vật chaats so với yêu cầu còn chưa được đáp ứng, nhiều giáo viên chưa được chuẩn hóa, thiếu đồng bộ nên chưa đáp ứng được yêu cầu của các ngành, chất lượng học sinh còn nhiều yếu kém, với nhiều hạn chế đó chúng ta cần đưa ra những giải pháp sau:

Trước hết cần tạo điều kiện cho giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Cần bố trí đủ giáo viên cả về số lượng và chất lượng, điều hòa hợp lý giáo viên giữa các vùng, giảm bớt sự chênh lệch về chất lượng dạy và học giữa miền núi và thành thị.

Thực hiện xã hội hóa về giáo dục, cấn có những chính sách ưu tiên miễn giảm học phí cho các đối tượng nghèo, con em dân tộc thiểu số, các chế độ ưu đãi với học sinh nghèo vượt khó, giáo viên vùng sâu vùng xa.

Cần đầu tư hơn nữa ngân sách cho giáo dục, nâng cao trình độ quản lí lẫn chuyên môn.

Cần đẩy nhanh phòng học kiên cố với các trường có vị trí thuận lợi, đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường xã, thôn bản, đảm bảo phòng học, đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh.

Mở rộng hơn nữa cơ sở hướng nghiệp dạy nghề cho con em trong tỉnh. Cần đầu tư hơn nữa kinh phí bồi dưỡng học sinh giỏi để đào tạo nhân tài. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng cả đội ngũ giáo viên và đội ngũ học sinh để có đội tuyển mạnh dự thi học sinh giỏi toàn quốc hàng năm và có dự thi quốc tế.

Thực hiện đa dạng hóa các lọai hình trường học, xã hội hóa nền giáo dục nhằm tăng cường nguồn nhân lực cho giáo dục. thực hiên bổ túc văn hóa, chông tái mù chữ, thu hút học viên vào bổ túc văn hóa các cấp.

Phát triển mạng lưới hướng nghiệp dạy nghề cho học sinh và người lao động hình thành nền giáo dục kĩ thuật.

Tổ chức tốt đào tạo lại cán bộ, nhất là cán bộ quản lí kinh tế, quản lí các doanh nghiệp, cán bộ làm kinh tế đối ngoại. Phổ cập đội ngũ ngoại ngữ và tin

Một phần của tài liệu phân tích chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh ninh bình (Trang 65 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)