Hiện trạng kinh tế tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu phân tích chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh ninh bình (Trang 40 - 43)

6. Cấu trúc của đề tài

2.4.2. Hiện trạng kinh tế tỉnh Ninh Bình

* Nông, lâm, ngƣ nghiệp

Cho đến nay, nông nghiệp là ngành chiếm vị trí chủ đạo trong nền kinh tế toàn tỉnh. Ngành này vẫn luôn phát triển và đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp lương thực - thực phẩm cho đời sống nhân dân và cải tạo môi trường sinh thái của tỉnh. Sản xuất nông nghiệp có mức tăng trưởng khá. Năm 2012, GDP của ngành này đạt 3975033 chiếm 15,2% GDP của tỉnh. Nông nghiệp, nông thôn Ninh Bình sau hơn 20 năm phát triển đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, giành nhiều thành tựu quan trọng, phát triển khá toàn diện. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đã tăng từ 842 tỷ đồng năm 1992 lên 1.905 tỷ

đồng năm 2012 (gấp 2,26 lần)…Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực; phát triển nhiều mô hình kinh tế mới có hiệu quả; góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.

- Về ngành thủy sản: Phát triển đa dạng kinh tế ngành thủy sản, hải sản bao

gồm nuôi thả, đánh bắt và chế biến, trong đó nuôi thủy, hải sản là trọng tâm. Trong những năm qua, tỉnh đã chú trọng nuôi thả những loại thủy, hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm sú, cua nước lợ và các con đặc sản như ba ba, ếch, rắn… Tóm lại, ngành thủy sản Ninh Bình ngày càng có nhiều tiến bộ, đây là điều kiện để nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người dân đặc biệt là các huyên có nhiều tiềm năng về nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản, điển hình như huyện Kim Sơn.

- Ngành lâm nghiệp tuy chiếm một tỷ trọng không đáng kể trong cơ cấu kinh tế song cũng có ý nghĩa với đời sống nhân dân trong tỉnh. Hiện nay tỷ lệ che phủ đất rừng là 9%. Việc trồng rừng khoanh nuôi, bảo vệ rừng, nhất là rừng đầu nguồn và ven biển được chú trọng, nhanh chóng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bãi bồi ven biển bằng các loại cây lâm nghiệp, cây gỗ lớn bản địa và cây ăn quả thích hợp, có hiệu quả, có tác dụng tái tạo và che phủ đất.

* Công nghiệp

Thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, hòa vào xu thế chung của cả nước, của sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong thời gian qua sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng đã có những bước phát triển đáng kể, chặn đứng tình trạng sa sút của những năm trước đây và đã đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối khá. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 đạt 3.242 tỷ đồng, chiếm 33,6% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, nộp ngân sách Nhà nước 665 tỷ đồng, chiếm 22% thu ngân sách toàn tỉnh; kim ngạch xuất khẩu đạt 39,6 triệu USD, chiếm 49% kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh. Về thu hút đầu tư, tỉnh hiện có những dự án công nghiệp với mức đầu tư lớn đang được triển khai xây dựng như: Nhà máy đạm Ninh Bình công suất 56 vạn tấn/năm, nhà máy sản xuất phụ tùng động cơ tàu thuỷ Vinashin, nhà máy sản xuất sôđa, nhà máy sản xuất phôi thép Ninh Bình… ngày càng phục vụ đắc lực

cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh cũng như góp phần phục vụ nhu cầu đời sống nhân dân.

* Dịch vụ

Dịch vụ là một hoạt động kinh tế bao gồm giao thông vận tải, thông tin liên lạc, thương mại, du lịch và một số dịch vụ khác. Đây là những hoạt động cơ bản trực tiếp tác động đến đời sông vật chất, tinh thần của người dân. Hoạt động dịch vụ phát triển chứng tỏ những nhu cầu lớn của người dân được đảm bảo. Những đòi hỏi ấy được đáp ứng, chứng tỏ người dân có mức sống cao và chất lượng cuộc sống tốt.

- Ngành giao thông vận tải: Ở vào vị trí cửa ngõ phía Nam của vùng đồng

bằng sông Hồng, Ninh Bình vốn có lợi thế để tổ chức vận tải, với xu hướng đã liên hệ từ xưa là: Với miền Trung, miền Nam và với thủ đô Hà Nội, với các tỉnh của vùng ven biển và cảng Hải Phòng. Hiện nay giao thông vận tải Ninh Bình ngày càng phát triển và đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong tỉnh, đồng thời mở rộng các mối liên hệ nội vùng, tạo nên một đầu mối trung chuyển quan trọng.

- Thương mại: Là ngành dịch vụ có tác động rõ rệt đến hoạt động sản xuất

của toàn bộ nền kinh tế. Hoạt động nội thương đã cơ bản đáp ứng được những mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Hàng hóa trên thị trường ngày càng đa dạng về mẫu mã, phong phú về chủng loại nên người tiêu dung có được nhiều sự lựa chọn hơn. Hoạt động ngoại thương của Ninh Bình nhìn chung đã có bước phát triển. Kim ngạch xuất khẩu đạt 10509 nghìn USD và kim ngạch nhập khẩu vào khoảng 2 - 3 triệu USD.

- Du lịch: Hoạt động du lịch ở Ninh Bình nhờ vào tiềm năng phong phú nên

có những bước phát triển mới trong những năm gần đây, mặc dù quy mô còn nhỏ. Có thể kể đến những địa danh nổi tiếng như: Các hang động đẹp (Tam Cốc - Bích Động, Địch Lộng…), Vườn quốc gia Cúc Phương, khu di tích Hoa Lư, quần thể kiến trúc nhà thờ Phát Diệm…

Những tiềm năng du lịch này, một mặt có khả năng thu hút khách du lịch đến với Ninh Bình, lưu trú và sử dụng các dịch vụ ở đây, nhờ vậy sẽ đem lại

việc làm và thu nhập cho nhân dân; mặt khác, đó cũng chính là những điều kiện thuận lợi nhất để người dân được tận hưởng những giá trị mà tự nhiên và lịch sử quê hương mang lại, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư.

Như vậy, hoạt động thương mại, dịch vụ Ninh Bình ngày càng sôi động , có hiệu quả và đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đem lại hiệu quả trong việc nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần tích cực vào việc giảm tỉ lệ thất nghiệp đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân.

Nhìn chung, kinh tế của Ninh Bình trong những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng kể. Đó chính là một tiền đề quan trọng tạo điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sông dân cư.

Một phần của tài liệu phân tích chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh ninh bình (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)