6. Cấu trúc của đề tài
2.4.1. Khái quát chung
Ninh Bình có xuất phát điểm kinh tế thấp, sản xuất nông - lâm nghiệp là chủ yếu. Nền sản xuất hàng hóa đang trong quá trình hình thành và phát triển. Kể từ khi tái lập tỉnh, bộ mặt kinh tế có nhiều thay đổi trên cơ sở phát huy nội lực, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, khai thác hợp lí các lợi thế so sánh về rừng, khoáng sản, đất đai, lao động và các tiềm năng khác.
Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm đạt mức khá cao. Tăng trưởng kinh tế bình quân năm 2011 đạt 15,35% (cả nước 5,89%). Các ngành kinh tế đều có mức tăng trưởng khá cao. Năm 2011 nhóm ngành nông - lâm - ngư nghiệp tăng 13,9%, công nghiệp và xây dựng tăng 46,35% và dịch vụ tăng 39,6%.
Bảng 2.6: GDP và cơ cấu tổng sản phẩm của tỉnh Ninh Bình theo thời kì 2009 - 2012 (tính theo giá trị thực tế)
Các ngành
2009 2010 2011 2012
Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng %
Nông, lâm, ngư
nghiệp 2679555 17,7 3292644 17,4 3391564 15,00 3975033 15,2 Công nghiệp – xây dựng 7122504 47,2 8988642 47,6 11083809 49,01 12049468 46,1 Dịch vụ 5284620 35,0 6575726 34,8 8142258 35,99 10079104 38,6 GDP cả tỉnh 15086679 100 18857012 100 22617631 100 26103605 100 (Nguồn: [2] ) Cơ cấu kinh tế Ninh Bình đã có sự chuyển biến tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng trong nông nghiệp. Đây là điều kiện để nâng cao tổng thu nhập và thu nhập bình quân đầu người. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch trong nội bộ cơ cấu nghành cũng như trong toàn bộ nền kinh tế còn chậm và chưa rõ nét.