6. Cấu trúc của đề tài
2.1. Vị trí – lãnh thổ
Ninh Bình là một tỉnh nhỏ nằm ở rìa phía Nam và phía Tây Nam của đồng bằng sông Hồng, trong phạm vi từ 19o55’đến 20o26’vĩ độ Bắc và từ 105o32’ đến 106o10’ kinh độ Đông. Ninh Bình tiếp giáp với 4 tỉnh ở 3 mặt phía Bắc, phía Đông và phía Tây, mặt phía Nam giáp biển.
- Phía Bắc giáp Hòa Bình - Phía Tây giáp Thanh Hóa
- Phía Đông và Đông Bắc giáp Nam Định và Hà Nam - Phía Nam là vịnh Bắc Bộ
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1378,1km2, dân số (tính đến 31/12/2012) là 915945 người, chiếm 0,41% diện tích tự nhiên và khoảng 1,1% dân số cả nước.
Ninh Bình nằm án ngữ con đường giao thông huyết mạch (quốc lộ 1A), nối liền vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, trong đó có thủ đô Hà Nội với duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, đặc biệt với thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long. Ninh Bình còn liên lạc trực tiếp và là cửa ngõ giao lưu của các tỉnh phía nam với vùng Tây Bắc giàu tiềm năng về tài nguyên nhưng thiếu nhân lực, thiếu vốn, thiếu kĩ thuật. Đồng thời, Ninh Bình còn là tỉnh nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long.
Đây chính là những yếu tố gắn bó chặt chẽ Ninh Bình với các vùng và các trung tâm khai thác trong cả nước, tạo điều kiện thuận lợi để Ninh Bình tiếp nhận kịp thời các thông tin, thành tựu khoa học kỹ thuật, tham gia vào quá trình phân công lao động vào quốc gia và hội nhập vào quá trình phát triển năng động của cả nước.
Bảng 2.1: Diện tích và sự phân chia hành chính tỉnh Ninh Bình (31/12/2012) Huyện, thị Diện tích (km2) Đơn vị hành chính Số xã Phƣờng Toàn tỉnh 1378,1 127 17 Thành phố Ninh Bình 46,7 - 8 Thị xã Tam Điệp 105,0 4 3
Huyện Nho Quan 445,3 26 1
Huyện Gia Viễn 178,5 20 1
Huyện Hoa Lư 103,5 16 -
Huyện Yên Mô 144,7 17 1
Huyện Yên Khánh 139,0 19 1
Huyện Kim Sơn 215,4 25 2
(Nguồn: [2] )
Như vậy, là một tỉnh nằm ở cực Nam của châu thổ sông Hồng, lại tiện đường giao thông, Ninh Bình có một vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội cũng như có điều kiện để nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Mặt khác, Ninh Bình còn là một tỉnh cửa ngõ từ miền Bắc vào miền Trung và Nam của đất nước, trong vùng ảnh hưởng của thủ đô Hà Nội và tam giác tăng trưởng kinh tế (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh), đây là lợi thế đặc biệt để Ninh Bình trở thành một tỉnh năng động trong các hoạt động kinh tế, thương mại đồng thời là cầu nối giao lưu kinh tế, văn hóa giữa 2 miền Nam và Bắc cũng như một phần giao lưu, trao đổi hàng hóa với Lào và Campuchia. Tất cả những điều đó là cơ sở quan trọng cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và giúp cho Ninh Bình luôn có cơ hội nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.