6. Cấu trúc của đề tài
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống dân cư
Chất lượng cuộc sống dân cư chịu ảnh hưởng tổng hợp của rất nhiều nhân tố, có thể chia thành 3 nhóm nhân tố chính như sau:
- Nhóm nhân tố vị trí địa lý
- Nhóm nhân tố tự nhiên bao gồm: đặc điểm địa chất địa hình; khí hậu; thủy văn; các tài nguyên đất, sinh vật, khoáng sản…
- Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội bao gồm: thực trạng phát triển các ngành
kinh tế; các đặc điểm dân số, lao động, việc làm; hệ thống cơ sở hạ tầng và các đường lối chính sách.
Các nhân tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn. Chúng có thể là tiền đề tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, từ đó nâng cao mức sống nhân dân góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống dân cư, nhưng những nhân tố trên cũng có thể trở thành lực cản cho sự phát triển kinh tế - xã hội làm hạn chế khả năng nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư.
1.2. Cơ sở thực tiễn về chất lƣợng cuộc sống * Ở Việt Nam
dân cũng được cải thiện rõ rệt trên tất cả các lĩnh vực: thu nhập, giáo dục, y tế và các vấn đề xã hội khác.
Kể từ năm 1990, chỉ số HDI ở Việt Nam theo cách tính của UNDP đã liên tục được cải thiện. Năm 1992, chỉ số HDI đạt 0,539 (120/174) đến năm 2001 tăng lên 0,682 (101/162), năm 2006 đạt 0,709 (109/177), năm 2009 đạt 0,725 (116/182), năm 2011 đạt 0,728 (128/187). So với các nước trên thế giới Việt Nam xếp ở khoảng giữa của nhóm “mức độ phát triển con người trung bình” (từ số 56 - 141).
Ở nước ta, do những thành tựu về phát triển kinh tế, nên các chương trình quốc gia về xã hội đã được triển khai rộng rãi và có tác động sâu sắc tới cả nông thôn và thành thị. Hầu hết các chỉ số về sức khỏe của nhân dân đã được cải thiện. Chính phủ đã có chủ trương bản và lâu dài là phát triển các dịch vụ y tế, đặc biệt là các dịch vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu. Tuổi thọ trung bình cả nước đạt mức khá cao so với điều kiện kinh tế và mức sống hiện tại. Tuổi thọ trung bình của cả nước tăng lên khá nhanh trong thời gian gần đây, từ 65,3 tuổi năm 1989 lên 68,6 tuổi năm 1999 và 69 tuổi năm 2004 và 74,3 tuổi năm 2009, năm 2011 đạt 75,2 tuổi. Nước ta là một nước có thu nhập thấp so với các nước ở trong khu vực và trên thế giới, tuy nhiên chỉ số tuổi thọ của nước ta cao hơn một số nước có cùng thu nhập và có xu hướng tăng lên.
Việt Nam là một quốc gia có truyền thống lâu đời về giáo dục. Truyền thống đó ngày nay càng được phát huy, điều này được phản ánh qua tỉ lệ người biết chữ và trình độ học vấn của người dân. Trong thập kỉ qua, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc phổ cập giáo dục, đã thành lập được một mạng lưới toàn diện các cơ sở giáo dục trong cả nước và đặt nền móng cho việc phổ cập giáo dục cho bậc Tiểu học, THCS trong cả nước bằng việc mở trường tiểu học, THCS ở tất cả các xã. Do vậy, nước ta đã có tỉ lệ người lớn biết chữ và tỉ lệ nhập học cao so với GDP bình quân đầu người. Tỉ lệ biết chữ ở người lớn là 90,3% từ 15 tuổi trở lên vượt xa các nước Lào, Campuchia. Tuy nhiên, số năm đi học bình quân ở nước ta lại thấp, mới đạt khoảng 6,3 năm.
Nhà ở và việc sử dụng điện, nước sạch là nhu cầu thiết thực trong đời sống đang phát triển. Ở Việt Nam, trong thời gian qua các điều kiện về nhà ở, cấp nước sạch, điện sinh hoạt, vệ sinh môi trường đã được cải thiện đáng kể.
* Ở vùng đồng bằng sông Hồng
Vùng đồng bằng sông Hồng là vùng có trình độ phát triển cao thứ hai của đất nước, do vậy chất lượng cuộc sống của người dân tương đối cao so với các vùng khác. Trong những năm gần đây ngành kinh tế của vùng đã có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống người dân ngày được nâng lên.
Thu nhập bình quân đầu người của vùng là 18,96 triệu đồng (năm 2012) chỉ đứng sau vùng Đông Nam Bộ. Vùng có HDI tương đối cao đạt 0,723 (năm 2011) thấp hơn so với HDI của cả nước đạt 0,728 (năm 2011), vùng đồng bằng sông Hồng là vùng có tỉ lệ hộ nghèo tương đối thấp, năm 2012 là 4,89% trong khi cả nước là 10,7% (theo chuẩn nghèo cũ),
Vùng đồng bằng sông Hồng có nguồn nhân lực lớn, trình độ dân trí cao, tập trung đội ngũ trí thức giỏi, nhân dân có truyền thống lao động cần cù và sáng tạo. Vùng đã tập trung khoảng 26% số cán bộ có trình độ cao đẳng và đại học, 72% số cán bộ có trình độ trên đại học, 23,6% lực lượng lao động kỹ thuật của cả nước. Có gần 100 trường cao đẳng, đại học, 70 trường trung học chuyên nghiệp, 60 trường công nhân kỹ thuật và 40 trường dạy nghề; hàng trăm viện nghiên cứu chuyên ngành, trong đó có nhiều viện đầu ngành, hơn 20 bệnh viện đầu ngành, là một trong ba trung tâm y tế chuyên sâu của cả nước; 100% số tỉnh, thành phố đã hoàn thành phổ cập tiểu học và trung học cơ sở đúng độ tuổi quy định. Thực tế cho thấy, vùng đồng bằng sông Hồng dẫn đầu các vùng trong cả nước về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực và khả năng nghiên cứu triển khai khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Như vậy trong những năm gần đây chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam và vùng đồng bằng sông Hồng đã có những chuyển biến tích cực, song vẫn còn khá chậm chưa theo kịp với sự phát triển của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Tóm lại chất lượng cuộc sống là sự phản ánh, sự đáp ứng nhu cầu của xã hội, trước hết là nhu cầu về vật chất cơ bản tối thiểu của con người. Mức đáp ứng đó càng cao thì chất lượng cuộc sống càng cao. Bên cạnh đó, chất lượng cuộc sống còn được phản ánh qua các tiêu chí như: Chỉ số phát triển con người (HDI), chỉ số thu nhập, chỉ số giáo dục…. đồng thời chất lượng cuộc sống còn được gắn liền với môi trường và sự an toàn của môi trường.
CHƢƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƢ TỈNH NINH BÌNH
2.1. Vị trí – lãnh thổ
Ninh Bình là một tỉnh nhỏ nằm ở rìa phía Nam và phía Tây Nam của đồng bằng sông Hồng, trong phạm vi từ 19o55’đến 20o26’vĩ độ Bắc và từ 105o32’ đến 106o10’ kinh độ Đông. Ninh Bình tiếp giáp với 4 tỉnh ở 3 mặt phía Bắc, phía Đông và phía Tây, mặt phía Nam giáp biển.
- Phía Bắc giáp Hòa Bình - Phía Tây giáp Thanh Hóa
- Phía Đông và Đông Bắc giáp Nam Định và Hà Nam - Phía Nam là vịnh Bắc Bộ
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1378,1km2, dân số (tính đến 31/12/2012) là 915945 người, chiếm 0,41% diện tích tự nhiên và khoảng 1,1% dân số cả nước.
Ninh Bình nằm án ngữ con đường giao thông huyết mạch (quốc lộ 1A), nối liền vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, trong đó có thủ đô Hà Nội với duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, đặc biệt với thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long. Ninh Bình còn liên lạc trực tiếp và là cửa ngõ giao lưu của các tỉnh phía nam với vùng Tây Bắc giàu tiềm năng về tài nguyên nhưng thiếu nhân lực, thiếu vốn, thiếu kĩ thuật. Đồng thời, Ninh Bình còn là tỉnh nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long.
Đây chính là những yếu tố gắn bó chặt chẽ Ninh Bình với các vùng và các trung tâm khai thác trong cả nước, tạo điều kiện thuận lợi để Ninh Bình tiếp nhận kịp thời các thông tin, thành tựu khoa học kỹ thuật, tham gia vào quá trình phân công lao động vào quốc gia và hội nhập vào quá trình phát triển năng động của cả nước.
Bảng 2.1: Diện tích và sự phân chia hành chính tỉnh Ninh Bình (31/12/2012) Huyện, thị Diện tích (km2) Đơn vị hành chính Số xã Phƣờng Toàn tỉnh 1378,1 127 17 Thành phố Ninh Bình 46,7 - 8 Thị xã Tam Điệp 105,0 4 3
Huyện Nho Quan 445,3 26 1
Huyện Gia Viễn 178,5 20 1
Huyện Hoa Lư 103,5 16 -
Huyện Yên Mô 144,7 17 1
Huyện Yên Khánh 139,0 19 1
Huyện Kim Sơn 215,4 25 2
(Nguồn: [2] )
Như vậy, là một tỉnh nằm ở cực Nam của châu thổ sông Hồng, lại tiện đường giao thông, Ninh Bình có một vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội cũng như có điều kiện để nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Mặt khác, Ninh Bình còn là một tỉnh cửa ngõ từ miền Bắc vào miền Trung và Nam của đất nước, trong vùng ảnh hưởng của thủ đô Hà Nội và tam giác tăng trưởng kinh tế (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh), đây là lợi thế đặc biệt để Ninh Bình trở thành một tỉnh năng động trong các hoạt động kinh tế, thương mại đồng thời là cầu nối giao lưu kinh tế, văn hóa giữa 2 miền Nam và Bắc cũng như một phần giao lưu, trao đổi hàng hóa với Lào và Campuchia. Tất cả những điều đó là cơ sở quan trọng cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và giúp cho Ninh Bình luôn có cơ hội nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
2.2.1. Địa hình
Ninh Bình nằm trong vùng tiếp giáp giữa đồng bằng sông Hồng và giải đá trầm tích ở phía Tây, lại nằm trong vùng trũng của đồng bằng sông Hồng tiếp giáp biển Đông, nên có một địa hình đa dạng. Địa hình có hướng nghiêng dần từ
Tây Bắc xuống Đông Nam, đồng bằng chiếm phần lớn diện tích, còn vùng đồi núi chỉ chiếm 20% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Địa hình Ninh Bình còn có thể chia ra 3 vùng khá rõ:
- Vùng đồi, nửa đồi núi với các dãy đá vôi, nhiều núi thạch sét, sa thạch,
đồi đất xen lẫn các thung lũng lòng chảo hẹp, đầm lầy, ruộng trũng ven núi, có tài nguyên khoáng sản, đặc biệt đá vôi, có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, nhất là xi măng, đồng thời đây là nơi thích hợp với việc trồng cây ăn quả, cây công nghiệp và phát triển chăn nuôi. Đặc biệt với dạng địa hình núi Cactơ - một dạng địa hình đặc trưng, độc đáo nhất của Ninh Bình, có ý nghĩa to lớn về giá trị kinh tế, đặc biệt đối với du lịch.
- Vùng đồng bằng là một vùng đất đai màu mỡ, bãi biển ven sông, có nhiều
tiềm năng để phát triển nông nghiệp đáp ứng nhu cầu tại chỗ, và nông sản hàng hóa xuất khẩu.
- Vùng ven biển và biển có nhiều điều kiện phát triển các cây trồng, vật nuôi khai thác các nguồn lợi ven biển và ngoài khơi.
2.2.2. Khí hậu
Ninh Bình cũng như các tỉnh khác của đồng bằng sông Hồng có khí hậu mang những đặc điểm của khí hậu nhiệt đới, gió mùa, có mùa đông lạnh nhưng còn nhiều ảnh hưởng của khí hậu ven biển, rừng núi; thời kì đầu của mùa đông tương đối khô, nửa cuối thì ẩm ướt; mùa hạ thì nóng ẩm, nhiều mưa, bão. Thời tiết hằng năm chia thành 4 mùa khá rõ là xuân, hạ, thu, đông.
Khí hậu Ninh Bình có sự thay đổi và khác biệt giữa 2 mùa trong năm: mùa hạ và mùa đông.
Mùa hạ, từ tháng V đến tháng X, có đặc điểm nóng và mưa nhiều (chiếm 86% lượng mưa cả năm) với gió thịnh hành hướng Đông Nam.
Mùa đông, từ tháng XI đến tháng IV có đặc điểm là tương đối lạnh và ít mưa với gió thịnh hành là Đông Bắc. Tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng I (13 – 15oC) đồng thời tháng có lượng mưa trung bình thấp nhất (16 - 18mm).
Tóm lại, khí hậu Ninh Bình là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc tự nhiên từ nhiều miền địa lý khác nhau: Nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới, trên cơ sở đó có thể phát triển một nền nông nghiệp đa dạng. Tuy vậy, trở ngại lớn nhất của khí hậu Ninh Bình đối với sản xuất là mùa mưa bão. Vào mùa này thường xuyên xảy ra úng, lụt, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất nông nghiệp, giao thông vận tải và sinh hoạt của nhân dân, đặc biệt với vùng trũng Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư.
2.2.3. Thủy văn
Ninh Bình có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, khoảng 0,6 - 0,9km/km2
, sông ngòi có lượng nước khá dồi dào, dòng chảy trung bình đạt 301l/s, độ dốc của sông nhỏ (2 - 5cm/km), các dòng uốn khúc quanh co. Mạng lưới sông suối của tỉnh phân bố tương đối đều, gồm hàng chục con sông lớn nhỏ với tổng chiều dài khoảng 1000km. Trong đó, sông Đáy và sông Hoàng Long là 2 con sông chính chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam rồi đổ ra biển, là đường giao thông quan trọng nhất, nối liền các vùng trong tỉnh với nhau và mở rộng giao lưu với các tỉnh xung quanh, đặc biệt với đồng bằng sông Hồng.
Ngoài hệ thống sông, Ninh Bình còn có rất nhiều hồ đầm như: Đầm Cút (Gia Viễn), hồ Thường Sung, hồ Đồng Liêm (Nho Quan), hồ Đồng Thái, hồ Yên Thắng (Yên Mô). Các hồ này đều có cảnh quan đẹp, có tác dụng điều hòa tiểu khí hậu, thuận lợi cho đời sống dân cư, mang lại nhiều ý nghĩa về kinh tế, du lịch.
Một số đặc điểm khá độc đáo của thủy văn Ninh Bình có ý nghĩa quan trọng trong sinh hoạt và cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng là các suối nước khoáng và các nguồn nước caxtơ. Nước suối Kênh Gà nổi tiếng lâu nay có tác dụng chữa bệnh và dung làm nước giải khát. Ngoài ra, các suối nước nóng Thường Sung (Cúc Phương), Kỳ Phú (Nho Quan) đều có ý nghĩa chữa bệnh và du lịch. Các nguồn nước caxtơ chảy từ trong hang ra cung cấp cho các con mương, ngòi lạch còn có ở hầu hết các chân núi. Đặc biệt ở khu vực núi đá vôi Hoa Lư (Trường Yên, Tam Cốc…) chúng vừa là nguồn nước sạch, vừa tạo ra các cảnh quan kì thú cho du khách chiêm ngưỡng.
2.2.4. Đất đai
* Các loại đất ở Ninh Bình
- Vùng đồng bằng ven biển có đất phù sa được bồi, đất phù sa không được bồi và đất phù sa glây, có tiềm năng lớn cho nuôi trồng thủy sản (nhất là tôm, cua xuất khẩu) và trồng cây công nghiệp (cói).
- Vùng đồng bằng úng trũng thuộc loại đất phù sa cũ, chua, nghèo lân, đạm, địa hình trũng thường xuyên ngập nước. Đất đai vùng này có thể thích ứng cho thâm canh lúa, màu, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả rau, đậu…sinh trưởng và phát triển tốt cho năng suất cao.
- Vùng nửa đồi núi chủ yếu là đất feralitic hình thành tại chỗ trên những sản phẩm phong hóa của đá mẹ (đá vôi, diệp thạch và sa thạch) và một phần đất dốc tụ quá trình đá ong hóa diễn ra mạnh.
2.2.5. Tài nguyên sinh vật
Thảm thực vật tự nhiên nói chung còn lại rất ít, chủ yếu là các cây bụi lúp xúp. Chỉ có vườn quốc gia Cúc Phương là nơi có địa hình đá vôi hiểm trở và lại được nhà nước quy hoạch bảo vệ từ lâu nên rừng còn phong phú. Ngoài ra, ở một số nơi trên các sườn núi đá vôi có thảm thực vật thứ sinh nghèo ở ven biển thuộc huyện Kim Sơn có một ít rừng ngập mặn với cây sú vẹt thưa thớt.
2.2.6. Tài nguyên khoáng sản
Do đặc điểm địa chất, kiến tạo, Ninh Bình có nhiều khoáng sản từ các khoáng sản làm nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như đá vôi, đất xét, than bùn… và các khoáng sản cho công nghiệp năng lượng và cho các ngành khác.
- Ngoài ra, Ninh Bình còn có một số khoáng sản khác như: thủy ngân, pirit,