Tình hình kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ ( 2010 – 2012 ) (Trang 29 - 31)

- Cơ cấu tổ chức

4.1.1. Tình hình kinh tế Việt Nam

Năm 2012 là một năm khó khăn của nền kinh tế Việt Nam, từ những khó khăn kinh tế vĩ mơ đến khó khăn của Doanh nghiệp và các hộ gia đình. Sau đây bảng các chỉ tiêu về tình hình kinh tế Việt Nam trong giai đoạn năm 2010 đến 2012.

Bảng 3: MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ TRONG GIAI ĐOẠN (2010- 2012)

CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

GDP tỷ đồng 551.984 584.496 613.884

Tăng trưởng GDP % 6,78 5,89 5,03

Lạm phát % 17,75 18,12 6,81

Xuất khẩu Triệu USD 7.100 10.347 10.400

Nhập khẩu Triệu USD 8.500 9.600 10.600

Tổng mức bán lẻ tỷ đồng 141.593 185.145 204.607

Chỉ số SXCN % 114,0 106,8 104,8

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp

Theo số liệu của tổng cục thống kê cho thấy tốc độ tăng GDP năm 2012 chỉ đạt hơn 5,03% (thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây), chỉ cao hơn so với tốc độ tăng trưởng 4,77% năm 1999 nhưng lại thấp hơn cả tốc độ tăng 5,32% năm 2009. Biểu hiện rõ nhất của cố gắng tăng trưởng là tiếp tục đẩy mạnh đầu tư mặc dù hiệu quả đầu tư chưa được cải thiện và chương trình cơ cấu lại đầu tư, trong đó tập trung cơ cấu lại đầu tư cơng diễn ra chậm chạp do gặp nhiều trở ngại cả từ tư duy, quy hoạch, cơ chế quản lý cũng như kiểm tra giám sát. Đáng chú ý là tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước năm 2012 vẫn duy trì ở mức trên dưới 37% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, trong đó vốn đầu tư từ ngân sách nhà

nước (NSNN) vẫn chiếm khoảng 54% chứng tỏ chương trình cơ cấu lại đầu tư cơng chưa có chuyển biến gì rõ rệt.

Mức tăng trưởng trong năm 2012 được đánh giá là thấp hơn mức tăng 5,89% của năm 2011 nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn, cả nước tập trung thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ thì mức tăng như vậy được cho là hợp lý và thể hiện xu hướng cải thiện qua từng quý.

Tổng cầu và lạm phát tăng thấp

Năm 2012 tổng cầu tiêu dùng tuy có cải thiện hơn so với năm 2011 nhưng vẫn tăng thấp hơn so với những năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng tăng 16% so với năm 2011 (loại trừ yếu tố giá tăng 6,2%) chỉ bằng một nửa so với giai đoạn 2007-2010. Hệ quả là mặc dù sản xuất công nghiệp chững lại với chỉ số sản xuất công nghiệp chỉ tăng 5,9%, song do sức mua tăng chậm với chỉ số tiêu thụ hàng công nghiệp chế biến chế tạo chỉ tăng khoảng 3,6% nên chỉ số hàng tồn kho của nhóm hàng này tăng tới hơn 20,1% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, mặc dù tổng kim ngạch XK năm 2012 tăng khoảng 18,3%, song lại chủ yếu do thành tích XK của khu vực có vốn FDI nên phần lớn Doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn về đầu ra cho các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ suốt cả năm 2012. Do những khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm đi đơi với chi phí

đầu vào cao nên năm 2012 đã có khoảng 55.000 Doanh nghiệp giải thể, ngừng

hoạt động. Doanh nghiệp gặp khó khăn kéo theo hạn chế tạo cơng ăn việc làm, thậm chí làm gia tăng thất nghiệp và giảm thu nhập của người lao động, tạo ra vịng xốy cắt giảm tiêu dùng.

Ngun nhân sâu xa khiến cho khơng ít DN Việt Nam lâm vào hồn cảnh khó khăn có cả nguyên nhân khách quan từ thị trường quốc tế và chính sách kinh tế vĩ mơ thắt chặt cũng như nguyên nhân chủ quan từ sự phát triển quá nóng và thiếu chiến lược của Doanh Nghiệp.

Chịu sự chi phối của tổng cầu tăng thấp, cả cầu đầu tư và cầu tiêu dùng bên cạnh niềm tin kinh doanh và niềm tin tiêu dùng không cao nên diễn biến lạm phát năm 2012 ổn định vượt ngoài sự mong đợi với CPI cả năm khoảng 9,21%. Ngoại trừ 2 tháng đầu năm tăng trên 1% và tháng 9 tăng tới 2,2% do điều chỉnh mạnh

giá dịch vụ y tế, suốt từ tháng 3 đến cuối năm CPI đều tăng dưới 1% mỗi tháng bất chấp giá điện tăng bình quân 5% và giá xăng dầu tăng trên 10%. Nếu loại trừ yếu tố chủ động tăng giá dịch vụ y tế, giá điện và giá xăng dầu thì lạm phát năm 2012 chỉ khoảng 5-6%, đã góp phần tích cực ổn định kinh tế vĩ mô không chỉ năm 2012 mà cả năm 2013 tới đây.

Kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc hơn

Bên cạnh việc kiềm chế lạm phát, đưa CPI từ gần 20% năm 2011 xuống 9,21% năm 2012 như nêu trên thì hàng loạt chỉ số kinh tế vĩ mô năm 2012 ổn định theo hướng tích cực hơn hẳn so với mấy năm trước.

Trong bối cảnh sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, thị trường tiêu thụ hạn chế, song một mặt Việt Nam vẫn nỗ lực thu NSNN đạt dự toán, đặc biệt khoản thu NSNN từ dầu thô vượt xa so với dự toán đã hỗ trợ kịp thời cho nguồn thu từ nội địa và từ hoạt động XNK, mặt khác, tiết kiệm chi NSNN, cả chi đầu tư và chi thường xuyên để đảm bảo mức thâm hụt NSNN khơng q 4,8% GDP - góp phần tích cực ổn định kinh tế vĩ mơ. Bên cạnh đó, cần bổ sung vào chương trình cơ cấu lại nền kinh tế vấn đề cơ cấu lại NSNN, từ cơ cấu thu, chi đến cơ cấu bù đắp thâm hụt NSNN và cơ cấu nợ cơng để đảm bảo tính đồng bộ và khả thi.

Nhìn chung, Việt Nam đã đạt được những kết quả ấn tượng về ổn định kinh tế vĩ mơ trong năm 2012. Tình hình được cải thiện là nhờ các chính sách thắt chặt trong nước và môi trường quốc tế khá thuận lợi. Tuy nhiên, xu hướng tăng trưởng vẫn tiếp tục giảm xuống trong những năm qua (năm nay là tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 1999) cho thấy nền kinh tế đang mất đi một số động lực mà những cản trở về cơ cấu đã và đang làm ảnh hưởng đến tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ ( 2010 – 2012 ) (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)