Phân tích tình hình nợ xấu đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ ( 2010 – 2012 ) (Trang 54 - 56)

- Cơ cấu tổ chức

4.3.4. Phân tích tình hình nợ xấu đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nợ xấu là những khoản nợ quá hạn từ nhóm 3 đến nhóm. Chỉ tiêu này là biểu hiện của rủi ro tín dụng, đối với bất kỳ ngân hàng nào cũng có tình trạng nợ xấu. Do đó, các ngân hàng cần có những biện pháp phịng ngừa rủi ro tín dụng để hạn chế tối đa các khoản nợ này

4.3.4.1. Nợ xấu theo thành phần kinh tế Bảng 16: TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ ĐỐI VỚI DNVVN CỦA MHB CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2010 – 2012

ĐVT: Triệu đồng CHÊNH LỆCH NĂM 2011/2010 2012/2011 CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 Số tiền % Số iền % KT Nhà Nước 611 561 619 -51 -8,27 58 10,28 KTTN 6.417 6.230 6.255 -187 -2,92 25 0,4 Tổng DN 7.029 6.791 6.873 -238 -3,38 82 1,21

Ghi chú: ( * ) giá trị ước tính trong năm 2012.

Hình 11: CƠ CẤU NỢ XẤU THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ ĐỐI VỚI DNVVN CỦA MHB CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2010- 2012

Qua bảng số liệu cho thấy tình hình nợ xấu của ngân hàng tăng giảm không ổn định. Cụ thể, năm 2010 nợ xấu của MHB Cần thơ đối với DNVVN là 7.029 triệu đồng, sang năm 2011 nợ xấu là 6.791 triệu đồng, giảm 238 triệu đồng (tương đương giảm 3,38%) so với năm 2011. Trong năm 2010 tình hình kinh tế rất khó khăn do các DN không đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng. Song đây là tình trạng chung của của hệ thống ngân hàng do kinh tế khủng hoảng ảnh hưởng đến hoạt động của mọi thành phần kinh tế trong đó ngân hàng cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. Sang năm 2011, để tăng cường quản lý rủi ro tín dụng đối với DNVVN Cán bộ ngân hàng thường xuyên định giá lại tài sản đảm bảo của các doanh nghiệp để điều chỉnh số lượng cho vay phòng ngừa sự gia tăng của các khoản nợ xấu. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế có phần được cải thiện, các doanh nghiệp cũng thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng nên các khoản nợ xấu giảm xuống trong năm này.

Năm 2012, nợ xấu tăng lên 82 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 1,21%. Do năm 2012 tình hình kinh tế khó khăn, hàng hóa sản xuất ra bán không được, tồn kho với số lượng lớn, chính vì một số các doanh nghiệp này không trả nợ đúng hạn theo quy định của ngân hàng làm tình hình nợ xấu gia tăng.

Trong tổng nợ xấu theo thành phần kinh tế đối với các DNVVN thì bộ phận KTNN chiếm tỷ trọng rất thấp. Cụ thể năm 2010, nợ xấu DNNN là 661 triệu đồng, sang năm 2011 nợ xấu này giảm xuống 8,27% (tương đương giảm 51 triệu đồng). Nguyên nhân là do ngân hàng tăng cường việc thu hồi và quản lý nợ xấu

Kinh tế Nhà nước Kinh tế tư nhân

8,69%91,31% 91,31% 8,26% 91,74% 9,01% 90,99% Năm 2011 Năm 2010 Năm 2012

một cách có hiệu quả, cử nhân viên kinh doanh theo sát diến biến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhằm phát hiện và có biện pháp khắc phục nợ xấu một cách kiệp thời và có hiệu quả nhất. Nên làm cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này tiến triển tốt, Dư nợ của DNNN đều giảm xuống. Do đó nợ xấu cũng dần giảm theo. Tuy nhiên khoản mục này tăng nhẹ lên 10,28% trong năm 2012. Do việc thu hồi nợ của ngân hàng không hiệu quả trong năm này. Các DNNN thường có khả năng trả nợ rất tốt do đó nợ xấu đối với các DN quốc doanh này chỉ chiếm trêm tỷ trọng từ 8-9% trong tổng nợ xấu của ngân hàng.

Nợ xấu trong thành phần kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu của ngân hàng, cụ thể chỉ số này giảm 2,92% trong năm 2011. Do kinh tế thành phố Cân Thơ bất ổn, điều kiện kinh doanh khó khăn khiến các doanh nghiệp khó quay vốn để trả nợ cho ngân hàng. Mặc dù ngân hàng tăng cường thu hồi nợ xấu của bộ phận này còn khá cao trong năm 2011. Sang năm 2012, tổng nợ xấu của các thành phần kinh tế tăng 0,4% tương ứng tăng 25 triệu đồng. Dư nợ của các DNVVN tăng trong năm 2012, do việc đầu tư quá mức của ngân hàng thương mại vào một số lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ ( 2010 – 2012 ) (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)