KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng tmcp phát triển nhà đồng bằng sông cửu long tỉnh kiên giang (Trang 101 - 103)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng đã có sự phát triển tốt về mọi mặt. Kinh tế phát triển, nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh càng cao. Vì vậy, nhu cầu vốn đầu tư ngày càng cấp thiết. Nhận thấy được vai trị của mình đối với sự phát triển nền kinh tế trên địa bàn tỉnh Kiên Giang cũng như sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước. MHB Kiên Giang đã có nhiều cố gắng vượt qua những khó khăn, biến động của nền kinh tế trong thời gian qua và thực hiện tốt vai trị trung gian của mình. Uy tín của ngân hàng khơng ngừng được nâng cao. Qua q trình phân tích, đề tài đã khái qt về hoạt động của MHB Kiên Giang, rõ hơn về hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại ngân hàng.

Tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn nhưng vốn huy động của MHB Kiên Giang đã tăng dần và chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong tổng nguồn vốn. Do đó, ngân hàng cũng ngày càng chủ động hơn trong việc cho vay, làm giảm được chi phí vốn khi huy động vốn từ dân cư. Tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với các DNNVV trên địa bàn ngày càng cao. Nợ xấu của của các khoản vay có giảm về tỷ trọng trong tổng dư nợ, nhưng vẫn có sự gia tăng về giá trị. Bên cạnh đó, thu nợ của ngân hàng đối với DNNVV vẫn còn ở mức thấp, cơ cấu dư nợ giữa các ngành nghề còn chênh lệch quá lớn. Đề tài đã phân tích và vạch ra những khó khăn MHB Kiên Giang gặp phải để từ đó ban lãnh đạo ngân hàng có những biện pháp tích cực nâng cao chất lượng tín dụng cho DNNVV, cũng như kết quả kinh doanh của ngân hàng.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với ngân hàng nhà nƣớc

Cần có những biện pháp hữu hiệu trong chính sách quản lý kinh tế vĩ mô, tạo mơi trường pháp lý thơng thống, an toàn, phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường và hoàn thiện các bộ luật nhằm tạo hành lang pháp lý vững chắc cho các tổ chức tín dụng hoạt động thuận lợi.

Tăng cường công tác thanh tra giám sát hoạt động của các ngân hàng thương mại trong việc thực thi các điều luật nhà nước nhằm tạo sự cạnh tranh công bằng,

lạnh mạnh giữa các ngân hàng, từ đó thúc đẩy các ngân hàng phát triển theo hướng tích cực và đạt hiệu quả cao hơn.

6.2.2 Đối với ngân hàng Hội Sở

Hội sở có biện pháp thiết kế những sản phẩm, dịch vụ đa dạng để các chi nhánh có thể linh hoạt theo điều kiện kinh doanh của từng địa phương từ đó nâng cao thị phần trên địa bàn mang lại hiệu quả tích cực cho toàn hệ thống.

Xem xét, nghiên cứu lại hồ sơ vay vốn, hồ sơ pháp lý khi khách hàng đến xin vay vốn tại các chi nhánh ngân hàng, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, chi phí.

Quan tâm hơn nữa về việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trụ sở làm việc thật khang trang, tiện nghi phù hợp với xu thế đổi mới phát triển của đất nước, giảm bớt các thủ tục không cần thiết.

Cần tuyển dụng, đào tạo nhân viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng để cho bộ máy hoạt động của chi nhánh thông suốt và hiệu quả mang lại cao nhất.

Tổ chức thanh tra bất ngờ đến các chi nhánh, đánh giá tác phong cũng như hoạt động của các nhân viên ngân hàng tại chi nhánh, có thể đưa ra kiến nghị kịp thời đến ban giám đốc chi nhánh để thực hiện các khóa huấn luyện, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên, nâng cao tác phong chuyên nghiệp, tăng uy tín, thương hiệu ngân hàng đến khách hàng.

Đề ra nhiều hơn những chính sách khen thưởng để khuyến khích động viên các nhân viên có thành tích tốt.

6.2.3 Đối với chính quyền địa phƣơng

Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, phịng công chứng, các ban ngành có liên quan nên tạo điều kiện thuận lợi để người dân trong quá trình làm hồ sơ giấy tờ sao cho nhanh chóng nhưng vẫn phải đảm bảo tính chính xác, trung thực.

Đối với những vụ kiện khách hàng có nợ quá hạn, các ngành, các cấp có liên quan nên hỗ trợ tích cực cùng với cán bộ ngân hàng, kiên quyết xử lý những trường hợp khách hàng có điều kiện nhưng thiếu thiện chí trả nợ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thái Văn Đại, Bùi Văn Trịnh (2005). Bài giảng tiền tệ - ngân hàng, Tủ sách trường Đại Học Cần Thơ.

2. Thái Văn Đại (2008). Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại, Tủ sách

trường Đại Học Cần Thơ.

3. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt (2008). Bài giảng quản trị ngân hàng thương mại, Tủ sách trường Đại Học Cần Thơ.

4. Nguyễn Thị Hải (2007). Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Tỉnh Quảng Bình.

5. Lại Xuân Tú (2011). Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Mỹ Lâm – Kiên Giang.

6. Mhb.com.vn, 2011. Giới thiệu, hoạt động, kế hoạch tương lai, tầm nhìn và sứ

mệnh MHB hội sở và chi nhánh Kiên Giang.

Được trích từ:

http://www.mhb.com.vn/vi/?p=gioithieu.asp.

7. Chinhphu.vn, 2009. Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ : Về trợ giúp

phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Được trích từ:

(http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id =1&_page=1&mode=detail&document_id=88612.)

8. Kiengiang.gov.vn, 2010. Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh trong năm 2010. Được trích từ:

http://www.kiengiang.gov.vn/index2.jsp?menuId=291&articleId=16196.

9. Thoibaonganhang.vn, 2012. “Các ngân hàng gặp khó khăn gì”. Được trích từ: http://www.thoibaonganhang.vn/tin-tuc/2-cac-ngan-hang-gap-kho-khan-gi-- 1550.html.

10. Gibc.com.vn, 2011. Doanh nghiệp ứng biến ra sao trước khó khăn. Được trích từ:

http://gibc.com.vn/tin-t%E1%BB%A9c/doanh-nghiep-ung-bien-ra-sao-truoc- kho-khan.html.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng tmcp phát triển nhà đồng bằng sông cửu long tỉnh kiên giang (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)