Phân tích tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng tmcp phát triển nhà đồng bằng sông cửu long tỉnh kiên giang (Trang 52 - 56)

CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

4.1 Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay

4.1.2 Phân tích tình hình huy động vốn

Với vai trị là trung gian tài chính, ngân hàng sẽ đi vay để cho vay lại trên cơ sở có sinh lời và cung cấp các dịch vụ tài chính tiền tệ cho nền kinh tế. Vì thế,

hoạt động huy động vốn của ngân hàng khơng chỉ có ý nghĩa đối với bản thân ngân hàng mà cịn có ý nghĩa đối với các thành phần kinh tế khác, tạo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động đầu tư và cho vay đối với nền kinh tế. Vốn huy động tại MHB Kiên Giang được phân ra làm 2 loại gồm:

+ Tiền gửi khơng kỳ hạn: với mục đích thanh tốn là chính. Khoản tiền này có đặc tính là tính ổn định khơng cao, tuy nhiên nó có chi phí thấp hơn cho ngân hàng.

+ Tiền gửi có kỳ hạn: đây là loại tiền gửi có tính ổn định cao hơn tiền gửi khơng kỳ hạn vì khách hàng chỉ được rút tiền khi đến thời hạn đã thỏa thuận trước. Do đó mà chi phí bỏ ra cho nó cao hơn tiền gửi khơng kỳ hạn.

Bảng 6. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI MHB KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2009 – 2011 Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2009 2010 2011 2009 – 2010 2011 - 2010 Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tiền gửi KKH 3.808 2,69 4.440 2,63 5.401 2,34 632 16,60 961 21,64 Tiền gửi CKH 137.736 97,31 164.384 97,37 225.420 97,66 26.648 19,35 61.036 37,13 Tổng 141.544 100 168.824 100 230.821 100 27.280 19,27 61.997 36,72

Vốn huy động trong 6 tháng đầu năm 2012 ở ngân hàng cũng được thống kê như sau:

Bảng 7. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI MHB KIÊN GIANG TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 VÀ 2012

ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU 6 THÁNG ĐẦU NĂM CHÊNH LỆCH 2011 2012 Số tiền Tỷ lệ (%)

Tiền gửi không kỳ hạn 4.958 5.679 721 14,54 Tiền gửi có kỳ hạn 167.349 182.352 15.003 8,97

Tổng 172.307 188.031 15.724 9,13

(Nguồn: Phòng nguồn vốn MHB Kiên Giang)

Nhận xét

Tiền gửi không kỳ hạn

Qua bảng số liệu, tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng luôn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng vốn huy động của ngân hàng, dao động trong khoảng trên dưới 2,5% vì đây là loại tiền khơng có tính ổn định cao, ngân hàng rất khó sử dụng những khoản tiền này cho nghiệp vụ đầu tư tín dụng trung và dài hạn. Mặt khác, loại tiền này luôn phải được ngân hàng dự trữ ở mức cao hơn thông thường để đảm bảo khả năng thanh khoản khi cần thiết. Điều này làm tăng chi phí của ngân hàng, làm ứ đọng vốn. Do đó, ngân hàng cũng khơng muốn tập trung nhiều vào nguồn vốn loại này. Nhưng ta vẫn thấy có sự gia tăng về giá trị cũng như là về tốc độ tăng trưởng qua từng năm. Cụ thể, năm 2009 – 2010 tăng 16,60%, năm 2011 – 2010 tăng 961 triệu đồng, tương ứng tăng 21,64%. Trong 6 tháng đầu năm 2012 cũng tăng 14,54% so với 6 tháng đầu năm 2011. Nguyên nhân có thể giải thích là do từ năm 2010 để tăng cường quảng bá thương hiệu, hình ảnh, ngân hàng đã có nhiều hoạt động khuyến mãi cho khách hàng trong việc mở tài khoản thẻ E – Cash cho khách hàng với chương trình “Thẻ E-Cash! 90 ngày khuyến mại 13.200 quà tặng”. Tăng cường thêm các tiện ích, tính năng trên thẻ cho khách hàng. Ngoài ra, do ảnh hưởng từ các quyết định áp trần lãi suất huy động cho các loại tiền gửi có kỳ hạn nên các ngân hàng đua nhau nâng lãi suất không kỳ hạn để giành lấy khách hàng. Vì thế, MHB Kiên Giang buộc phải tăng lãi suất

tiền gửi không kỳ hạn để giữ vững niềm tin cho khác hàng, giảm nguy cơ khách hàng sẽ gửi tiền vào các ngân hàng khác.

Tiền gửi có kỳ hạn

Như đã nói đây là loại tiền gửi khá ổn định cho ngân hàng nên nguồn vốn này luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Bảng số liệu cho thấy, cơ cấu vốn loại này luôn chiếm khoảng 97%. Tốc độ tăng trưởng cũng tăng dần qua từng năm, từ năm 2009 – 2010 là 19,27% tăng 27.280 triệu đồng. Sang năm 2011, giá trị tăng thêm là 61.997 triệu đồng, tương ứng 36,72%. Trong 6 tháng đầu năm 2012 so với cùng kỳ năm 2011 tăng 15.724 triệu đồng, tương ứng 9,13%. Cũng như nhiều ngân hàng thương mại khác, MHB Kiên Giang luôn xác định huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động kinh doanh. Lãnh đạo ngân hàng đã xây dựng kế hoạch và giao chỉ tiêu huy động vốn cho các cán bộ, nhân viên. Với mục tiêu tăng cường huy động vốn để tự chủ trong kinh doanh, MHB Kiên Giang tích cực tiếp cận với khách hàng tiềm năng như doanh nghiệp, hộ gia đình có người đi xuất khẩu lao động; các thành phần dân cư khác có nhu cầu gửi tiền tiết kiệm, chú trọng quảng bá và nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng; mời gọi một số tổ chức kinh tế lớn mở tài khoản thanh toán để tranh thủ lượng vốn nhàn rỗi. Với nhiều hình thức tiết kiệm khác nhau như: tiết kiệm tích lũy; tiết kiệm người cao tuổi; tiết kiệm rút gốc linh hoạt, lãi suất bậc thang; tiết kiệm phú lộc...và nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn khác như “ May túi ba gang, đựng vàng đựng lãi ”, dành cho tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 3 tháng trở lên. Ngồi ra, nguyên nhân dẫn tới việc vốn huy động có kỳ hạn tăng mạnh cịn có thể kể đến là do tình trạng lạm phát tăng cao khiến người dân không muốn nắm giữ tiền trong dài hạn. Khi chưa tìm được hướng đầu tư phù hợp, họ sẽ đem gửi tiền của mình vào ngân hàng và ln chọn kỳ hạn ngắn.

Nhìn chung cơ cấu nguồn vốn cũng như tình hình huy động vốn của ngân hàng có những chuyển biến tích cực và đáng được ghi nhận, tuy nhiên ngân hàng cũng nên tiếp tục tăng cường lượng khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như uy tín cho ngân hàng trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng tmcp phát triển nhà đồng bằng sông cửu long tỉnh kiên giang (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)