Phân tích hoạt động tín dụng chung của ngân hàng MHB qua 3 năm

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng tmcp phát triển nhà đồng bằng sông cửu long tỉnh kiên giang (Trang 56 - 60)

CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

4.1 Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay

4.1.3 Phân tích hoạt động tín dụng chung của ngân hàng MHB qua 3 năm

2009 - 2011 và 6 tháng đầu năm 2012

Bên cạnh những nổ lực tăng vốn thì quy mơ và chất lượng tín dụng cũng là mục tiêu quan tâm hàng đầu của ngân hàng vì hoạt động tín dụng là hoạt động chính, là nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng. Sử dụng vốn sao cho hiệu quả, hạ thấp được chi phí, rủi ro chính là việc ngân hàng ln phải quan tâm. Hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng thể hiện khả năng quản lý của cán bộ tín dụng, đồng thời đó cũng là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.

Bảng 8. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA MHB KIÊN GIANG (2009 - 2011) ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2009 2010 2011 2010 - 2009 2011 - 2010 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ(%) Doanh số cho vay 278.790 370.839 328.216 92.049 33,02 (42.623) (11,50) Thu nợ 259.727 345.510 283.007 85.783 33,03 (62.503) (18,10) Dư nợ 231.568 256.897 302.106 25.329 10,94 45.209 17,60 Nợ xấu 4.955 5.754 7.357 799 16,13 1.603 27,86

(Nguồn: Phòng kinh doanh MHB Kiên Giang)

Trong 6 tháng đầu năm 2012, tình hình hoạt động tín dụng ở ngân hàng cũng có nhiều thay đổi thể hiện trong bảng số liệu thống kê sau:

Bảng 9. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA MHB KIÊN GIANG TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 VÀ 2012

ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU 6 THÁNG ĐẦU NĂM CHÊNH LỆCH 2011 2012 Số tiền Tỷ lệ (%)

Doanh số cho vay 187.563 205.975 18.412 9,82

Thu nợ 194.699 186.200 (8.499) (4,37)

Dư nợ 249.761 269.536 19.775 7,92

Nợ xấu 5.748 6.073 325 5,65

(Nguồn: Phòng kinh doanh MHB Kiên Giang)

Doanh số cho vay

Tổng doanh số cho năm 2010 tăng mạnh so với năm 2009, cụ thể tăng 92.049 triệu đồng, tương ứng 33,02%. Sang năm 2011, doanh số này giảm 42.623 triệu đồng, giảm 11,5% so với năm 2010. Trong 6 tháng đầu năm 2012 doanh số cho vay của ngân hàng có dấu hiệu tăng trưởng trở lại, tăng 9,82% so với cùng kỳ năm 2011. Từ năm 2009 sau khủng hoảng kinh tế năm 2008, để khôi phục lại tình hình kinh tế trong nước chính phủ đã tung ra gói kích thích kinh tế tập trung vào gói hỗ trợ lãi suất, đẩy nhanh tăng trưởng tín dụng. Thêm vào đó, trong năm 2010 trên địa bàn Kiên Giang tiếp tục có những thuận lợi cơ bản như chủ trương phát triển vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long mở ra cơ hội đầu tư tăng cường kết cấu hạ tầng, tạo tiền đề phát triển kinh tế của tỉnh. Nhiều dự án lớn trên địa bàn tỉnh đồng loạt khởi công vào năm 2010, chính sách kích cầu đầu tư, hỗ trợ vay vốn sản xuất, an sinh xã hội tiếp tục phát huy tác dụng, tạo tâm lý ổn định và niềm tin trong nhân dân và các doanh nghiệp đối với chính quyền các cấp. Tất cả những điều đó đã khuyến khích chính sách tín dụng của ngân hàng trong giai đoạn từ 2009 – 2010. Tuy nhiên sang năm 2011, tình hình tăng trưởng q nóng năm 2010 dẫn đến hệ lụy của nó là lạm phát tăng cao, tình hình giá cả tăng nhanh, chỉ số lạm phát tăng, lãi suất cho vay cao, nếu đẩy mạnh cho vay sẽ khơng đảm bảo an tồn vốn. Chính vì thế mà Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng kiểm sốt hoạt động tín dụng năm 2011. Theo đó, các ngân hàng phải xây dựng kế hoạch và thực hiện tốc

độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%. Từ đó ta thấy doanh số cho vay trong năm 2011 giảm mạnh. Trong 6 tháng đầu năm 2012, tình hình kinh tế xã hội trong tỉnh cũng gặp những khó khăn, số lượng doanh nghiệp phải giải thể, phá sản tăng cao, việc tiếp tục các biện pháp kiểm sốt chất lượng tín dụng có chọn lọc được MHB Kiên Giang coi trọng, do đó mà doanh số cho vay những tháng đầu có tăng nhưng khơng mạnh mẽ.

Doanh số thu nợ

Thu nợ là một công tác thường xuyên và cũng không kém phần quan trọng trong hoạt động của ngân hàng vì nó thể hiện thiện chí trả nợ của khách hàng và đánh giá chất lượng khoản vay. Việc thu nợ được thực hiện tốt sẽ đảm bảo khả năng quay vòng vốn của ngân hàng và hạn chế các rủi ro trong q trình tín dụng.

Nhìn chung, doanh số thu nợ của ngân hàng qua các năm tăng giảm không đều nhau. Năm 2010 doanh số thu nợ của ngân hàng tăng mạnh với tỷ lệ là 33,03%. Tuy nhiên sang năm 2011, doanh số này giảm đi đáng kể xuống 18,1% so với năm 2010. Và trong 6 tháng đầu năm 2012, tình hình chung vẫn giảm so với cùng kỳ năm 2011 là 4,37%. Nhìn lại năm 2010 tốc độ cho vay ra thị trường của ngân hàng tăng mạnh, với những chính sách khuyến khích về đầu tư của tỉnh tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế - xã hội địa phương nên hoạt động thu nợ của ngân hàng vì thế có thể cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên, năm 2011 và 2012 khó khăn chung trong nền kinh tế cộng với việc triển khai chính sách thắt chặt tiền tệ của ngân hàng nhà nước, khiến nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh càng khó khăn. Do đó doanh số thu nợ của ngân hàng sụt giảm nhanh chóng. Việc doanh số thu nợ giảm dần là một dấu hiệu khơng thật tốt cho ngân hàng vì nó có ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản, nợ xấu, cũng như lợi nhuận của ngân hàng. Vì vậy, trong thời gian tới MHB Kiên Giang nên có những biện pháp đúng đắn với cơng tác thu hồi nợ, đưa ra nhiều hình thức phương án giúp đỡ khách hàng đang gặp khó khăn, tìm ra cách giải quyết để thu nợ đạt hiệu quả tốt, thực hiện tăng trưởng tín dụng bền vững, nâng cao chất lượng tín dụng ở ngân hàng.

Dƣ nợ

Dư nợ tín dụng là khoản tiền mà ngân hàng đã giải ngân mà chưa thu hồi lại được. Dư nợ của ngân hàng cao chứng tỏ ngân hàng đó có quy mơ hoạt động tín dụng rộng, nguồn vốn mạnh và đa dạng. Tuy nhiên, dư nợ càng cao thì đồng nghĩa với rủi ro của ngân hàng càng tăng.

Theo bảng phân tích số liệu, dư nợ của ngân hàng đều tăng qua các năm. Cụ thể năm 2010 tăng 25.329 triệu đồng, tương ứng mức tăng 10,94%. Năm 2011 dư nợ tín dụng tiếp tục tăng 45.209 triệu đồng, tăng 17,6% và đầu năm 2012 tăng 19.775 triệu đồng tăng 7,92%. Cũng như đã phân tích trong phần cho vay và thu nợ của ngân hàng. Dư nợ là hệ quả của công tác cho vay và thu nợ. Dư nợ của ngân hàng tăng cao cho thấy vị thế của ngân hàng ngày càng được nâng cao và quy mô hoạt động của ngân hàng được mở rộng. Tuy nhiên, trong khi doanh số thu nợ của ngân hàng đang giảm mà dư nợ tăng cao như thế thì thật rủi ro. Năm 2010, MHB cho vay với tốc độ quá nhanh nên mặc dù thu nợ tăng thì lượng vốn tồn tại bên ngồi ngân hàng cịn là khá lớn cộng với việc khó khăn trong thu nợ năm 2011 và 2012 nên lượng dư nợ tín dụng của ngân hàng vẫn rất cao. Dư nợ tăng cao, thị phần của ngân hàng được củng cố nhưng ở đó sẽ ln tồn tại rất nhiều rủi ro, trong đó đáng nói là vấn đề nợ xấu ở ngân hàng. Vậy ta sẽ tiếp tục xem xét tiếp trong phần phân tích về nợ xấu của chi nhánh ngân hàng.

Nợ xấu

Nợ xấu luôn tồn tại trong bất kỳ ngân hàng nào vì ngân hàng khơng thể dự đoán trước được. Nợ xấu là một trong những rủi ro trong tín dụng và có tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và là chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nguyên nhân phát sinh nợ xấu là do khách hàng trả nợ không đúng thời hạn ghi trên hợp đồng hoặc có thể là do khách hàng thường xuyên gia hạn nợ, hoặc điều chỉnh các khoản vay trung dài hạn hoặc do khách hàng mất khả năng trả nợ do một số lý do…Nợ xấu tăng cao đồng nghĩa với việc ngân hàng đang đối mặt với nhiều rủi ro. Qua bảng số liệu ta nhận thấy, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng qua từng năm. Năm 2010 số nợ xấu của ngân hàng là 5.754 triệu đồng tăng 799 triệu đồng so với năm 2009, tương

ứng tỷ lệ 16,13%, năm 2011 tăng 1.603 triệu đồng tương ứng mức tăng 27,86%. Nhận xét trong 6 tháng đầu năm 2012 nợ xấu cũng có xu hướng tăng hơn so với cùng kỳ năm 2011 là 5,65%. Như vậy, trong những năm gần đây nợ xấu của ngân hàng đang có chiều tăng nhiều. Nguyên nhân có thể kể đến đây là do dư nợ tín dụng đều tăng qua từng năm trong khi doanh số thu nợ lại giảm đi nhanh chóng. Kinh tế khó khăn đã ảnh hưởng đến chất lượng trả nợ của khách hàng vay. Thêm vào đó cơng tác thẩm định, đánh giá chất lượng tín dụng trong một số sở giao dịch của MHB Kiên Giang cịn chưa được chú trọng đúng mức do đó góp phần làm nợ xấu của ngân hàng ngày càng tăng. Do đó trong thời gian tới ngân hàng cần chú trọng hơn về tăng trưởng tín dụng bền vững đồng thời có biện pháp phối hợp với khách hàng tạo điều kiện giúp họ có thể hồn trả lại những khoản nợ cũ cho ngân hàng hoặc có thể kết hợp với cơ quan chức năng nếu cần thiết để thu hồi lại nguồn vốn cho mình.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng tmcp phát triển nhà đồng bằng sông cửu long tỉnh kiên giang (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)