CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU
4.2 Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNNVV
4.2.1 Khái quát về DNNVV trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
Luật doanh nghiệp đã đi vào cuộc sống, tạo hành lang pháp lý cho các DNNVV thành lập và hoạt động thuận lợi. Cùng với chính sách khuyến khích, trợ giúp đầu tư, phát triển DNNVV của nhà nước và sự quan tâm, tạo điều kiện về mọi mặt cho các DNNVV của các cấp chính quyền địa phương, nên những năm gần đây số lượng DNNVV không ngừng được tăng lên. Theo số liệu thống kê của cổng thơng tin và đầu tư tỉnh Kiên Giang thì số lượng DNNVV trong địa bàn tỉnh năm 2011 là 5.527 DN tăng 34,77% so với giai đoạn năm 2008 – 2009, đã tạo ra một lực lượng khách hàng đầy tiềm năng cho ngân hàng MHB Kiên Giang.
Các DNNVV trong tỉnh hoạt động trên nhiều lĩnh vực phong phú và đa dạng như: sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, sản xuất kinh doanh hàng tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến, thủy sản, thương mại và dịch vụ, xây dựng, vận tải hành khách, thông tin liên lạc…Hằng năm các doanh nghiệp đóng góp đến 40% vào tổng sản phẩm của địa phương, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Chiếm trên 95% trong tổng số các DN trên địa bàn, DNNVV tỉnh Kiên Giang thực sự là một lực lượng kinh tế quan trọng, giúp thực hiện mục tiêu
tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, ổn định xã hội cho tỉnh nhà.
Với những tiềm năng phát triển của DNNVV trong tỉnh là cơ hội rất tốt để MHB Kiên Giang mở rộng thêm hoạt động tín dụng cho DNNVV vì nhiều doanh nghiệp được thành lập và hoạt động thì nhu cầu vốn cố định và vốn lưu động sẽ càng cao. Từ đó, ngân hàng sẽ tìm kiếm và tạo mối quan hệ với DN trở thành đối tác quan trọng trong cung cấp nguồn vốn tín dụng cho DN.
4.2.2 Doanh số cho vay DNNVV
4.2.2.1 Doanh số cho vay DNNVV theo thời hạn
Trong những năm qua, MHB Kiên Giang luôn đa dạng hóa hình thức cho vay phù hợp với điều kiện, với định hướng phát triển kinh tế địa phương và nguồn vốn của chi nhánh. Sau đây ta sẽ xem xét về doanh số cho vay DNNVV tại MHB Kiên Giang theo thời hạn qua 3 năm 2009 – 2011 và 6 tháng năm 2012.
Bảng 10. DOANH SỐ CHO VAY DNNVV THEO THỜI HẠN TẠI MHB KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2009 – 2011
ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2009 2010 2011 2009 - 2010 2010 - 2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 24.583 73,56 43.741 75,49 49.008 76,86 19.158 77,93 5.267 12,04 Trung và dài hạn 8.837 26,44 14.200 24,51 14.753 23,14 5.363 60,69 553 3,89 Tổng 33.420 100 57.941 100 63.761 100 24.521 73,27 5.820 10,04
Trong 6 tháng đầu năm 2012, tình hình cho vay DNNVV theo thời hạn như sau:
Bảng 11. DOANH SỐ CHO VAY DNNVV THEO THỜI HẠN TẠI MHB KIÊN GIANG TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 VÀ 2012
ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU 6 THÁNG ĐẦU NĂM CHÊNH LỆCH 2011 2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 23.358 77,02 26.068 76,54 2.710 12,12 Trung và dài hạn 6.969 22,98 7.990 23,46 1.021 14,65 Tổng 30.327 100 34.058 100 3.731 12,30
(Nguồn: Phòng kinh doanh MHB Kiên Giang)
Nhận xét
Nhìn chung doanh số cho vay DNNVV tại ngân hàng có xu hướng tăng cao qua các năm phân tích. Cụ thể, từ năm 2009 – 2010 tăng 24.521 triệu đồng, tăng đến 73,27%. Sang năm 2011 có tăng so với năm 2010 là 5.820 triệu đồng nhưng mức tăng khơng mạnh bằng giai đoạn trước đó chỉ đạt 10,04%. Xét trong 6 tháng đầu năm 2012 với cùng kỳ 2011 tăng 3.731 triệu đồng về giá trị, tương ứng 12,30%. DNNVV được đánh giá là khách hàng đầy tiềm năng. Do đó trong năm 2010, MHB Kiên Giang đã áp dụng chính sách ưu đãi lãi suất mới theo hướng giảm lãi suất cho một số đối tượng DN, đặc biệt là nhóm DNNVV hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu ( lương thực, thủy hải sản ). Bên cạnh đó MHB Kiên Giang cịn triển khai cung cấp trọn gói các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nhằm đáp ứng tối đa các nhu cầu về tài chính cho DNNVV. Tất cả những ưu đãi khyến mãi của ngân hàng là nhằm tiếp tục khẳng định cam kết của MHB Kiên Giang: “Đồng hành – hợp tác – cùng phát triển”, chung tay chia sẻ hỗ trợ cho DNNVV giải quyết những khó khăn, ổn định sản xuất kinh doanh, khẳng định vị thế của mình trong hội nhập kinh tế. Trong năm 2011, một năm khó khăn cho hoạt động kinh tế của cả phía doanh nghiệp và bản thân các ngân hàng trên địa bàn. Đa số các doanh
nghiệp thu hẹp sản xuất kinh doanh để tránh phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng của ngân hàng cịn ngân hàng phải khó khăn lắm mới tìm được một DN có tình hình tài chính ổn định và phương án kinh doanh khả đáp ứng phương châm tăng trưởng tín dụng bền vững của hội sở ngân hàng. Vì vậy, mà doanh số cho vay DNNVV trong năm này cũng gần giảm xuống trong năm này. Trong những tháng đầu năm 2012, thực hiện chủ trương của chính phủ và của tỉnh nhà trong việc tiếp tục hỗ trợ cho vay, nhằm giải quyết nhu cầu về vốn của các DN, giảm số lượng các DNNVV phải giải thể, phá sản trong địa phương, với những buổi hội thảo giữa DN và ngân hàng thương mại khác trên địa bàn, MHB Kiên Giang tiếp tục tăng doanh số cho vay DNNVV của mình lên cao thể hiện qua tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay cao 12,30% so với cùng kỳ năm 2011.
Doanh số cho vay ngắn hạn
Trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, ngày càng có nhiều DN có quy mơ nhỏ và vừa thành lập và hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau nên nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp ngày càng cao để tiếp tục duy trì quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có đủ khả năng tài chính để đáp ứng. Một trong các biện pháp tốt nhất là tìm đến nguồn vốn vay của ngân hàng. Nắm bắt được tình hình đó, MHB Kiên Giang khơng ngừng mở rộng tín dụng doanh nghiệp ngắn hạn, để phục vụ cho nhu cầu vốn tạm thời của các doanh nghiệp. Hơn nữa, trong khi tình hình kinh tế có nhiều biến động cả doanh nghiệp và ngân hàng đều không muốn khoản vay kéo dài quá lâu vì phải tốn thêm chi phí, họ muốn vay trong ngắn hạn vì mức lãi suất sẽ thấp hơn và trong một thời gian ngắn với số tiền vừa phải họ sẽ có tiền trả nợ vay đúng hạn. Còn đối với ngân hàng, vay ngắn hạn sẽ dễ dàng quản lý hơn, vòng quay vốn cũng nhanh hơn. Do đó, doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cho vay DNNVV dao động trong khoảng 75% và có sự gia tăng khơng ngừng qua các năm. Mạnh nhất có thể nới tới năm 2010, là năm mà ngân hàng mở rộng cho vay DNNVV mạnh nhất với số tiền giải ngân lên đến 19.158 triệu đồng, tương ứng 77,93%, sang năm 2011 tốc độ cho vay giảm đi hơn so với giai đoạn trước nhưng vẫn tăng 5.267 triệu đồng tăng 12,04%. Trong 6 tháng đầu năm 2012 chỉ tiêu này tăng nhẹ 2.710 triệu đồng tương ứng tăng 12,12%. Doanh số cho vay ngắn hạn tăng thể hiện tình hình hoạt động của các DNNVV vẫn phát
triển khá ổn. Tuy nhiên, về lâu dài còn cần thêm những nguồn vốn trung và dài hạn cho mở rộng quy mô sản xuất cho doanh nghiệp.
Doanh số cho vay trung và dài hạn
Tỷ trọng cho vay trung và dài hạn của ngân hàng luôn ở mức thấp trong tổng cho vay của ngân hàng. Trong 3 năm 2009 – 2011 tỷ trọng này lại đang có xu hướng giảm dần từ 26,44% xuống còn 23,14%. Trong 6 tháng năm 2012 tỷ trọng cho vay loại này có xu hướng tăng nhẹ so với năm 2011, chiếm 23,46% trong tổng cơ cấu cho vay DNNVV. Tốc độ tăng trưởng của tín dụng trung và dài hạn biến đổi theo chiều hướng của vay ngắn hạn. Nhìn chung tăng trưởng qua từng năm. Mạnh nhất là trong năm 2010, tăng 5.363 triệu đồng tăng đến gần 60,7% so với năm 2009. Ngun nhân, sau khi có tín hiệu hỗ trợ của chính phủ về lãi suất cho DNNVV năm 2009, các doanh nghiệp bắt đầu đi vào củng cố lại cơ sở vật chất hạ tầng, mua sắm trang thiết bị… do đó nhu cầu vốn trung dài hạn tăng cao bên cạnh nhu cầu vốn lưu động. Ngoài ra, trong năm 2010 lượng doanh nghiệp được thành lập mới trong tỉnh tăng, năm 2010 có thêm 498 DNNVV được thành lập thêm trong tỉnh nâng số lượng doanh nghiệp trong tỉnh lên đến con số 5.329 DN. Do mục đích sử dụng vốn trung dài hạn của các doanh nghiệp là xây dựng, trang bị trang thiết bị mới, đổi mới dây chuyền sản xuất,…cho nên thời gian thu hồi vốn chậm và có độ rủi ro cao. Vì thế MHB Kiên Giang rất thận trọng trong việc xét duyệt khi cho vay, chính điều đó làm doanh số cho vay của ngân hàng về trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay.
4.2.2.2 Doanh số cho vay DNNVV theo ngành
Ngay từ lúc mới thành lập, mục đích lớn nhất của MHB là cho vay sửa chữa nhà ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, MHB Kiên Giang tập trung thu hút khách hàng ngành xây dựng, sửa chữa nhà ở bên cạnh đó trong những năm gần đây để đáp ứng nhu cầu kinh tế khác của dân cư trong tỉnh, ngân hàng còn cho vay phát triển các ngành nghề chủ lực của địa phương. Vì vậy, ngân hàng cũng đã đẩy mạnh cho vay trong lĩnh vực nông ngiệp, thủy sản, công nghiệp… nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương và các doanh nghiệp này cũng đã góp một phần không nhỏ vào thu nhập của ngân hàng thông qua hoạt động tín dụng và các hoạt động thanh toán.
Bảng 12. DOANH SỐ CHO VAY DNNVV THEO NGÀNH TẠI MHB KIÊN GIANG (2009 – 2011)
ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2009 2010 2011 2009-2010 2010-2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Nông nghiệp 4.610 13,79 10.851 18,73 15.146 23,75 6.241 135,38 4.295 39,58 Thủy sản 10.600 31,72 17.536 30,26 17.288 27,11 6.936 65,43 (248) (1,41) Công nghiệp 1.950 5,83 5.118 8,83 4.221 6,62 3.168 162,46 (897) (17,53) Xây dựng 12.500 37,40 19.424 33,52 20.155 33,61 6.924 55,39 731 3,76 TM - DV 2.880 8,63 3.718 6,42 4.351 6,82 838 29,10 633 17,03 Ngành khác 880 2,63 1.294 2,24 2.600 4,07 414 47,05 1.306 100,93 Tổng 33.420 100 57.941 100 63.761 100 24.521 73,37 5.820 10,04
Bảng 13. DOANH SỐ CHO VAY DNNVV THEO NGÀNH TẠI MHB KIÊN GIANG TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 VÀ 2012
ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU 6 THÁNG ĐẦU NĂM CHÊNH LỆCH 2011 2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Nông nghiệp 7.296 24,06 7.716 22,66 420 5,76 Thủy sản 8.230 27,14 9.833 28,87 1.603 19,48 Công nghiệp 1.797 5,92 2.051 6,02 254 14,13 Xây dựng 9.820 32,38 11.357 33,34 1.537 15,65 TM - DV 2.169 7,15 1.929 5,67 (240) (11,07) Ngành khác 1.015 3,35 1.172 3,44 157 15,47 Tổng 30.327 100 34.058 100 3.731 12,30
Về nông nghiệp
Mặc dù, đây không phải là thế mạnh của ngân hàng, nhưng tỷ trọng ngành này trong tổng doanh số cho vay DNNVV theo ngành vẫn tăng đều qua các năm. Cụ thể, từ năm 2009 đến năm 2010 tăng 6.241 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng 135,38%. Năm 2011, doanh số cho vay DNNVV về nông nghiệp là 15.146 triệu đồng, tăng 4.295 triệu đồng, tương ứng 39,58%. 6 tháng đầu năm 2012, cho vay nông nghiệp là 7.716 triệu đồng, tăng 420 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước, tương ứng tăng 5,76%.
Nguyên nhân có sự gia tăng như vậy do những năm gần đây nông nghiệp là lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu của tỉnh, đây cũng chính là ngành kinh tế trọng điểm, có tiềm năng khá lớn, với tổng diện tích đất để phát triển nơng nghiệp khoảng 436.000 ha, trong đó diện đất cho trồng lúa là 353.000 ha, sản lượng lúa đạt trên 3 triệu tấn; đất màu và đất cây cơng nghiệp 83.000 ha, cùng với những chính sách phát triển nơng nghiệp theo hướng cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa, tăng cường đầu tư cho nơng nghiệp, nông thôn, nhất là đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi phục vụ cho phát triển sản xuất, đầu tư quy hoạch chăn nuôi tập trung, đề án phát triển đàn bò thịt chất lượng cao, trồng lúa chất lượng cao…đã thu hút khơng ít vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế. Nhận thức được điều đó, mà MHB Kiên Giang đã chủ trương ưu tiên tăng doanh số cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp. Qua bảng số liệu ta thấy rõ doanh số cho vay doanh nghiệp của ngân hàng đều tăng lên qua các năm.
Về thủy sản
Theo bảng số liệu thủy sản là ngành thứ 2 trọng yếu trong cơ cấu cho vay DNNVV của ngân hàng. Tỷ trọng ngành này ln đóng góp khoảng 29 – 31% trong tổng doanh số cho vay hằng năm của ngân hàng. Năm 2009, cho vay ngành thủy sản là 10.600 triệu đồng, tỷ trọng 31,72%, năm 2010 doanh số cho vay ngành này đạt 17.536 triệu đồng, tăng 6.936 triệu đồng nghĩa là tương ứng với tốc độ tăng trưởng 65,43% so với năm 2009. Năm 2011, doanh số cho vay bị giảm 248 triệu đồng so với năm 2010 và lại có sự tăng trưởng trở lại trong 6 tháng đầu năm 2012 là 1.603 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2011.
Thủy sản từ lâu đã là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Với vị trí địa lý tự nhiên thuận lợi, đường bờ biển dài hơn 200km, ngư trường khai thác thủy sản
rộng 63.290 km2, là ngư trường khai thác trọng điểm của cả nước, trữ lượng cá, tôm khoảng 500.000 tấn, trong đó vùng ven bờ có độ sâu 20-50m có trữ lượng chiếm 56% và trữ lượng cá tôm ở tầng nổi chiếm 51,5%, khả năng khai thác cho phép bằng 44% trữ lượng, tức là hàng năm có thể khai thác trên 200.000 tấn, tỉnh đã và đang thực hiện dự án đánh bắt xa bờ tại vùng biển Đơng Nam Bộ có trữ lượng trên 611.000 tấn với sản lượng cho phép khai thác 243.660 tấn chiếm 40% trữ lượng. Vì thế, càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành đánh bắt, ni trồng, chế biến thủy hải sản, điển hình như: Cơng ty TNHH Huy Nam, DNTN Mã Anh Kiệt, công ty XNK thủy sản Kiên Giang (KISIMEX)... Tất cả những điều đó đã tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành, làm cho doanh số cho vay doanh nghiệp của ngành liên tục tăng lên. Tuy nhiên giai đoạn từ năm 2009 – 2011 lại đánh dấu bước tiến triển chậm chạp trong doanh số cho vay ngành này của ngân hàng, thậm chí là giảm mạnh. Do hiện nay, trước tình hình biến động chung ngành thủy sản nói chung, các DN trong ngành nói riêng đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Hiện nay có khoảng 40% tàu cá của ngư dân Kiên Giang đang phải “nằm bờ” vì thua lỗ trong khai thác, giá vật tư xăng dầu tăng, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản thua lỗ phải ngưng sản xuất, một số ít chủ tàu cố gắng tìm vốn đầu tư để duy trì ra khơi đánh bắt với hy vọng sẽ gặp may, nhưng giữa tỷ lệ may mắn với thua lỗ được xác định 50/50. Khiến các DN khơng cịn mặn mà với nghề nữa, đồng thời ngân hàng cũng không muốn phát vay nhiều trong lĩnh vực này vì sợ gặp phải rủi ro lớn, do đó mà doanh số cho vay ngành này đang có xu hướng giảm qua các năm.
Về Xây dựng
Đây là ngành có tỷ trọng cho vay DNNVV lớn nhất trong ngân hàng. Năm 2009, cho vay ngành xây dựng là 12.500 triệu đồng, tỷ trọng 37,40%, năm 2010 doanh số cho vay ngành này đạt 19.424 triệu đồng, tăng 6.924 triệu đồng nghĩa là 55,39% so với năm 2009. Năm 2011, doanh số cho vay ngành xây dựng là