Tình hình nợ xấu HSX tại NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo giai đoạn 2007-

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng nn và ptnt huyện chợ gạo tỉnh tiền giang (Trang 71 - 76)

4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo & PTNT

4.2.4. Tình hình nợ xấu HSX tại NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo giai đoạn 2007-

32,77%.

Chăn nuôi là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu dư nợ HSX qua 3 năm, gấp 1,5 lần so với dư nợ HSX trồng trọt, gấp hơn 2 lần dư nơ HSX trồng trọt lĩnh vực phi nông nghiệp và thủy sản. Cụ thể tỷ trọng dư nợ HSX chăn nuôi, năm 2007 là 45,76%, năm 2008 là 45,87% và năm 2009 là 49,19%. Dư nợ HSX chăn nuôi như sau: năm 2007 là 146.329 triệu đồng; năm 2008 là 158.654 triệu đồng, so với năm 2007 tăng 12.325 triệu đồng hay tăng 8,42%; năm 2009 là 187.965 triệu đồng, so với năm 2008 tăng 29.311 triệu đồng hay tăng 18,47%.

Dư nợ HSX phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu dư nợ HSX của NH. Cụ thể, năm 2007 là 23,55%, năm 2008 là 22,84% và năm 2009 là 13,20%. Dư nợ này tăng giảm không ổn định qua 3 năm. Dư nợ HSX phi nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản năm 2007 là 75.317 triệu đồng; năm 2008 là 79.012 triệu đồng, so với năm 2007 tăng 3.695 triệu đồng hay tăng 4,91%; năm 2009 là 50.428 triệu đồng, so với năm 2008 giảm 28.584 triệu đồng hay giảm 36,18%.

Nếu xét tình hình dư nợ HSX theo lĩnh vực so với tình hình DSCV, DSTN HSX theo lĩnh vực, chúng ta dễ dàng nhận ra quá trình thống kê số liệu của NH theo lĩnh vực đang có vấn đề. DSCV, DSTN HSX phi nông nghiệp qua 3 năm là khá cao, gấp khoảng 2 lần dư nợ HSX phi nông nghiệp. Nếu xét về nguyên tắc dư nợ cuối kỳ không bằng dư nợ đầu kỳ cộng DSCV trong kỳ, trừ DSTN trong kỳ. Nguyên nhân dư nợ HSX theo lĩnh vực khơng khớp với tình hình DSCV, DSTN HSX theo lĩnh vực là do đa số HSX đến vay vốn NH là để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, trong đó nhiều nhất là vay vốn để nhằm mục đích chăn ni kết hợp với trồng trọt hỗn hợp, chăn nuôi với tiêu dùng, trồng trọt với tiêu dùng, sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp,…nên làm cho q trình thống kê món vay của NH khơng được chính xác theo lĩnh vực. Nguyên nhân thứ hai là do sau khi chuyển đổi sang hệ thống IPCAS, một số nhân viên NH gặp khó khăn trong cơng tác nhập liệu hồ sơ vay vốn, nên cũng gây khơng ít khó khăn cho cơng tác thống kê.

4.2.4. Tình hình nợ xấu HSX tại NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo giai đoạn 2007-2009 2009

Bảng 24: TỶ TRỌNG NỢ XẤU HSX TẠI NHNo & PTNT HUYỆN CHỢ GẠO GIAI ĐOẠN 2007-2009

Đơn vị tính: Triệu đồng Trong đó HSX Khác Chỉ tiêu Tổng cộng Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Năm 2007 933 256 27,44 677 72,56 Năm 2008 3.442 3.442 100,00 0 0,00 Năm 2009 5.895 5.795 98,30 100 1,70

(Nguồn: Phịng tín dụng NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo)

Thông qua bảng trên ta thấy, nợ xấu của chi nhánh và nợ xấu HSX tăng liên tục qua 3 năm và tỷ trọng nợ xấu HSX trong nợ xấu của chi nhánh có tăng, có giảm qua 3 năm. Cụ thể, năm 2007 chiếm 27,44%, năm 2008 thì 100% nợ xấu của chi nhánh là nợ xấu của HSX, đến năm 2009 thì tỷ lệ nợ xấu HSX trên nợ xấu chi nhánh là 98,30%. Để tìm hiểu nguyên nhân của biến động trên, chúng ta cần xem xét các bảng số liệu sau:

Bảng 25: TỶ LỆ NỢ XẤU/ DƯ NỢ CỦA CHI NHÁNH VÀ HSX TẠI NHNo & PTNT HUYỆN CHỢ GẠO GIAI ĐOẠN 2007-2009

Đơn vị tính: triệu đồng

2008-2007 2009-2008 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tuyệt

đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Dư nợ 322.290 349.971 389.278 27.681 8,59 39.307 11,23 Nợ xấu 933 3.442 5.895 2.509 268,92 2.453 71,27 CN NX/DN (%) 0,29 0,98 1,51 0,69 239,74 0,53 53,97 Dư nợ 319.785 245.904 382.099 -73.881 -23,10 136.195 55,39 Nợ xấu 256 3.442 5.795 3.186 1.244,53 2.353 68,36 HSX NX/DN (%) 0,08 1,40 1,52 1,32 1.648,49 0,12 8,35

(Nguồn: Phịng tín dụng NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo)

Nhìn chung, tình hình nợ xấu của NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo là tốt, nhưng có dấu hiệu tăng, đây là biểu hiện của rủi ro tín dụng đang gia tăng tại chi nhánh. Tỷ lệ nợ xấu/ dư

nợ của chi nhánh tăng từ 0,29% năm 2007 lên đến 0,98% năm 2008 và đến 1,51% năm 2009. Nguyên nhân tăng là do tình hình kinh tế khó khăn, nên KH đến vay vốn chậm trả cho NH.

Đối với tình hình nợ xấu HSX tại chi nhánh trong thời gian qua có sự gia tăng đáng kể, nhưng vẫn nằm trong tình hình kiểm soát của NH, và phù hợp với mức an toàn cho phép rủi ro 5% nợ xấu/ dư nợ do NHNN qui định. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu HSX/ dư nợ HSX của chi nhánh trong giai đoạn 2007-2009 như sau: Năm 2007 là 0,08% thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu/ dư nợ của chi nhánh là 0,29%, điều này chứng tỏ trong năm 2007 nợ xấu của NH đến từ các đối tượng cho vay khác, không phải là do HSX; năm 2008 tỷ lệ nợ xấu HSX/ dư nợ HSX là 1,40% tăng 1.648,49% so với năm 2007, tỷ lệ tăng khá mạnh, và tỷ lệ này cao hơn so với tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh trong năm 2008, chứng tỏ trong năm 2008, HSX gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh nên không thể trả nợ cho NH đúng hạn và một nguyên nhân khác là do trong năm 2007 NH quá chú trọng đến tăng trưởng tín dụng, ít chú trọng đến mức độ an tồn tín dụng, nên có nhiều món vay khơng tốt. Đến năm 2009 thì tỷ lệ nợ xấu HSX là 1,52%, mặc dù nợ xấu HSX có tăng lên, nhưng tốc độ tăng nợ xấu năm 2009 so với năm 2008 vẫn nhanh, nợ xấu HSX năm 2008 là 3.442 triệu đồng, năm 2009 là 5.795 triệu đồng, so với năm 2008 tăng 2.353 triệu đồng, hay tăng 68,36%. Nguyên nhân tăng là do có nhiều món vay chuyển sang nợ xấu và người vay không trả được nợ. Đồng thời qua bảng số liệu trên ta có thể thấy, là tình hình nợ xấu của NH trong năm 2009 có dấu hiệu được kiềm chế, nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro từ các món cho vay thời gian trước. NH cần đầy mạnh công tác thu hồi nợ và xử lý rủi ro các món cho vay có rủi ro, để hạn chế rủi ro cho NH.

Bảng 26: CƠ CẤU CÁC NHÓM NỢ TRONG NỢ XẤU HSX TẠI NHNo & PTNT HUYỆN CHỢ GẠO GIAI ĐOẠN 2007-2009

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Chỉ tiêu

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

Nhóm 3 120 46,88 2.242 65,14 3.143 54,24

Nhóm 4 123 48,05 1.120 32,54 1.776 30,65

Nhóm 5 13 5,08 80 2,32 876 15,12

Nợ xấu 256 100 3.442 100 5.795 100

(Nguồn: Phịng tín dụng NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo)

Bảng 27: TÌNH HÌNH NỢ XẤU HSX TẠI NHNo & PTNT HUYỆN CHỢ GẠO GIAI ĐOẠN 2007-2009

Đơn vị tính: triệu đồng

2008-2007 2009-2008 Chỉ tiêu 2007 Năm Năm 2008 2009 Năm Tuyệt

đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Nhóm 3 120 2.242 3.143 2.122 1.768,33 901 40,19 Nhóm 4 123 1.120 1.776 997 810,57 656 58,57 Nhóm 5 13 80 876 67 515,38 796 995,00 Nợ xấu 256 3.442 5.795 3.186 1.244,53 2.353 68,36

(Nguồn: Phịng tín dụng NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo)

Tình hình các nhóm nợ trong cơ cấu nợ xấu HSX của NH 3 năm qua như sau: Trong năm 2007, nợ nhóm 4 chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nợ xấu HSX, chiếm 48,05%, kế tiếp là nợ nhóm 3 chiếm 46,88% và thấp nhất là nợ nhóm 5 chiếm 5,08%. Nợ nhóm 4 chiếm tỷ trọng khá cao, dự báo cho công tác thu nợ và xử lý rủi ro nợ xấu trong năm 2008 sẽ gặp nhiều khó khăn. Đến năm 2008, tình hình cơ cấu các nhóm nợ được cải thiện, nợ nhóm 4 giảm rõ rệt, nợ nhóm 3 tăng lên khá nhiều, là nhóm nợ chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nợ xấu HSX năm 2008, tình hình cơ cấu các nhóm nợ được cải thiện khơng phải là do ngun nhân tích cực, mà là do nợ xấu năm 2008 tăng lên quá nhanh, nên làm cho cơ cấu nhóm nợ có sự chuyển dịch. Năm 2008 nợ xấu là 3.442 triệu đồng, tăng 1.244,53% so với năm 2007, trong đó nợ nhóm 3 là 2.242 triệu đồng, tăng 1.768,33% so với năm 2007, nợ nhóm 4 là 1.120 triệu đồng, tăng 810,57% so với năm 2007, nợ nhóm 5

là 876 triệu đồng, tăng 515,38% so với năm 2007. Nguyên nhân tình hình gia tăng nợ xấu đáng báo động trong năm 2008 là do 3 nguyên nhân: từ phía KH, làm ăn thua lỗ; từ phía NH, thẩm định hồ sơ vay vốn khơng tốt, chạy theo tăng trưởng tín dụng và lợi nhuận trong năm 2007; từ phương diện thị trường và thời tiết, khí hậu. Sang năm 2009, tình hình nợ xấu HSX được hạ nhiệt, nhưng vẫn còn tăng. Đáng chú ý nhất là sự gia tăng của nợ nhóm 5 – nợ có khả năng bị mất vốn tăng 995% so với năm 2009, trong khi đó nợ nhóm 3, nhóm 4 tỷ lệ tăng đã giảm khá nhiều so với tốc độ tăng năm 2008-2007.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng nn và ptnt huyện chợ gạo tỉnh tiền giang (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)