1.2 Các rủi ro thường gặp trong hoạt động mua bán hàng hóa
1.2.1 Các rủi ro và phân loại rủi ro
Mua bán hàng hoá là một trong những hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh tốn; cịn bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu
hàng hóa theo thỏa thuận.27 Hoạt động mua bán hàng hóa mang tính phức tạp vì mua
bán hàng hóa, đặc biệt là mua bán hàng hóa quốc tế có các bên tham gia thường là những chủ thể có quốc tịch khác nhau, có sự xa cách về mặt địa lý, sự khác biệt về truyền thống pháp luật, tập quán thương mại và chính sách kinh tế đối ngoại, có sự khác biệt về ngơn ngữ, đồng thời lại thiếu hiểu biết và sự tin cậy lẫn nhau hơn so với
các bên cùng trong nước.28 Trong những sự khác nhau này thì sự khác biệt về các chế
định pháp luật là khó khăn, trở ngại lớn nhất của hoạt động mua bán hàng hóa, bởi lẽ pháp luật của các nước khác nhau có quy định rất khác nhau về địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia, khác nhau trong các quy định về hợp đồng, về thuế quan, thủ tục xuất, nhập khẩu, thậm chí thẩm quyền xét xử cũng khác nhau.
27 Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005.
28Nguyễn Vũ Hồng (2001), Những khía cạnh kinh tế và luật pháp về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng
Hoạt động mua bán hàng hóa là một hoạt động phức tạp, nó tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa là vấn đề ln được quan tâm. Rủi ro đó có thể là những sự cố như thiên tai hoặc tai nạn bất ngờ, chẳng hạn trong chuyến hải trình, tàu vận chuyển có thể gặp nhiều rủi ro nghiêm trọng liên quan đến tai nạn biển như tàu bị mắc cạn, cháy, chìm hoặc gặp thời tiết khắc nghiệt (bão, gió xốy, biển động, … gây lật tàu hoặc làm vỡ thân tàu, hư hại máy móc… từ đó gây ra những tổn thất cho hàng hóa…); rủi ro do tính chất của hàng hóa (bơng gịn, đay, thuốc nổ… gặp thời tiết nóng bức có khả năng tự phát cháy); rủi ro do lỗi lầm của con nguời (đóng hàng không chắc chắn, tạo ra vật cản làm rách bao hàng, bốc xếp hàng làm va đập) …
Trong q trình mua bán hàng hóa, các doanh nghiệp có thể gặp phải rất nhiều rủi ro, căn cứ vào nguồn gốc phát sinh thì những rủi ro này có thể chia thành hai nhóm
cơ bản sau:29
- Rủi ro phát sinh do sự thay đổi môi trường kinh doanh
- Rủi ro phát sinh từ quá trình thực hiện các nghiệp vụ mua bán hàng hóa.
Nói cách khác, nguyên nhân của rủi ro bao gồm do các yếu tố khách quan và chủ quan:
Rủi ro do các yếu tố khách quan là rủi ro xảy ra ngồi ý muốn của con người và khơng thể lường trước hay kiểm soát được. Đây thường là những nguyên nhân xảy ra từ môi trường tự nhiên như: động đất, cháy nổ, gió, mưa, bão lụt, hạn hán…, rủi ro do khủng hoảng kinh tế hoặc có nguồn gốc từ chính sách kinh tế và điều hành vĩ mơ của chính phủ.
Rủi ro do các yếu tố chủ quan là loại rủi ro do hành vi trực tiếp từ con người. Ví dụ, hệ thống pháp luật ln thay đổi, thể chế chính trị khơng ổn định, quyết định một chính sách quản lý vĩ mơ lệch hướng hay trực tiếp nhất là hành vi của con người trong q trình đóng gói, vận chuyển, bảo quản hàng hóa khơng đảm bảo gây tác động dẫn đến rủi ro trong mua bán hàng hóa.
Ngồi ra, có những thiệt hại do chính hàng hóa đó tạo ra. Đó là trường hợp rủi ro xảy ra do bản chất của hàng hóa như: bột hay bị lên men, ngũ cốc hay bị mốc mọt, sắt thép hay bị rỉ sét. Đây là hiện tượng tự nhiên xảy ra khi hàng hóa tiếp xúc với mơi
trường bên ngồi, những hư hại này khơng cần có ngun nhân bên ngồi tác động
vào mà tự chính nó gây ra. Ví dụ dưới đây là một minh chứng30:
Bên mua ký hợp đồng mua của bên bán 1000 MT ammonium sulphate. Khi hàng được dỡ lên cảng chặng 2 chuyển đi thì rất nhiều bao hàng bị bục, rách trong điều kiện hết sức rồi tệ. Thuyền trưởng được trao thư bảo đảm miễn mọi trách nhiệm và xếp hàng lên tàu. Bên mua nhận được hàng hóa trong tình trạng giao thiếu và bao bì khơng đảm bảo làm hàng hóa bị đổ vãi. Bên bán và người bảo hiểm đùn đẩy trách nhiệm cho nhau nên bên mua đã kiện ra trọng tài.
Giám định viên kết luận do tác động ăn mòn của ammonium sulphate nên bao bì bị rách vỡ trong quá trình chất xếp, làm hàng. Như vậy, bao bì bị hư hại do tính chất ăn mịn của hàng hóa đóng trong bao bì đó, nghĩa là tổn thất tự xảy ra do nội tì của hàng hóa. Do vậy, người bảo hiểm từ chối bảo hiểm. Đồng thời, Hội đồng trọng tài kết luận bên bán đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo điều kiện CIF quy định trong hợp đồng. Theo đó, bên bán chỉ đảm bảo hàng hóa vào lúc xếp hàng lên tại cảng xếp hàng. Ngồi ra, khơng chứng minh được lỗi của bên bán nên Hội đồng trọng tài bác đơn kiện của bên mua và bên bán không phải chịu thiệt hại này.
Như vậy, xuất phát từ tính chất phức tạp của hoạt động mua bán hàng hóa nên các chủ thể tham gia vào hoạt động này thường gặp nhiều rủi ro khi có vơ số các yếu tố có thể nảy sinh làm cho các bên gặp phải những sự kiện ngồi dự tính và gánh chịu những thiệt hại. Vì vậy, việc phân loại, phân tích các rủi ro thường gặp khi tham gia vào hoạt động mua bán hàng hóa là rất cần thiết. Điều này là nguyên tắc cơ bản giúp chúng ta vượt qua những rủi ro mà mình gặp phải, có những hành động cần thiết để giảm thiểu những ảnh hưởng bất lợi đến kế hoạch kinh doanh. Đồng thời cũng giúp đi đến quyết định rằng liệu những chiến lược được sử dụng để kiểm sốt rủi ro có cân đối giữa chi phí và hiệu quả mang lại hay khơng.
Như đã trình bày, có rất nhiều loại rủi ro và ngày càng xuất hiện thêm nhiều loại rủi ro mới, phức tạp hơn trước. Để phân loại rủi ro người ta sử dụng nhiều tiêu chí khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả chỉ trình bày một số cách phân loại rủi ro truyền thống.
Căn cứ vào nguồn gốc rủi ro
Căn cứ vào nguồn gốc rủi ro, rủi ro bao gồm rủi ro động và rủi ro tĩnh.
30 Trần Hữu Huỳnh (2007), Các quyết định trọng tài quốc tế chọn lọc, Nhà xuất bản Tư pháp, Quyết định số 32, tr. 75.
- Rủi ro động là những rủi ro luôn bắt nguồn từ sự thay đổi một yếu tố, đặc biệt là thay đổi trong nền kinh tế. Đó là những rủi ro mà hệ quả của nó có thể mang đến sự tổn thất nhưng cũng có thể có lợi. Ví dụ: sự thay đổi của pháp luật dẫn đến thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán có thể dễ dàng hơn hoặc hàng hóa trở thành đối tượng cấm lưu thơng.
- Rủi ro tĩnh là loại rủi ro không chịu sự ảnh hưởng của những sự thay đổi
trong nền kinh tế hay nói cách khác rủi ro tĩnh không bắt nguồn từ sự thay đổi của một yếu tố nào và hậu quả của nó là sự xuất hiện tổn thất hoặc ít nhất là khơng bị tổn thất chứ khơng mang lại lợi ích cho các chủ thể. Những rủi ro tĩnh thường liên quan đến các đối tượng về tài sản, con người. Trong đó, rủi ro về mặt hàng hóa là một dạng rủi ro tĩnh mà các bên thường xuyên gặp phải khi tham gia hoạt động mua bán hàng hóa.
Tóm lại, rủi ro động khi xảy ra ln gắn liền với sự thay đổi và có thể mang lại lợi ích nên khi sự kiện rủi ro xuất hiện thì có thể khơng xuất hiện tổn thất, thiệt hại cho bên gặp phải sự kiện này. Trong khi đó, khi gặp sự kiện nhất định có ảnh hưởng tiêu cực thì rủi ro tĩnh sẽ xảy ra nhưng không bao giờ mang lại lợi ích cho bên gặp sự kiện rủi ro. Như vậy, khả năng xảy ra thiệt hại, tổn thất đối với rủi ro tĩnh cao hơn rủi ro động. Đồng thời, nguồn gốc của hai loại rủi ro này rất khác nhau, một cái là kết quả của sự thay đổi còn cái còn lại xuất phát từ những yếu tố tác động trực tiếp. Do đó, khi sử dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa các bên cần loại bỏ nguyên nhân dẫn đến rủi ro tĩnh, có biện pháp hạn chế rủi ro tĩnh cịn đối với rủi ro động thì phải có sự tìm hiểu, nghiên cứu kỹ các yếu tố làm phát sinh rủi ro để có quyết định mang lại hiệu quả cao nhất trong việc thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa.
Căn cứ vào phạm vi ảnh hưởng của rủi ro
Căn cứ vào phạm vi ảnh hưởng của rủi ro, rủi ro bao gồm rủi ro cơ bản và rủi ro riêng biệt.
- Rủi ro cơ bản là những rủi ro phát sinh từ ngun nhân ngồi tầm kiểm sốt
của mọi người. Hậu quả của rủi ro cơ bản thường rất nghiêm trọng, khó lường, nó tác động trên một vùng rộng lớn hay tất cả dân số, có ảnh hưởng tới cộng đồng và tồn xã hội. Ví dụ: lạm phát, khủng hoảng kinh tế, chiến tranh, động đất.
- Rủi ro riêng biệt là loại rủi ro xuất phát từ các biến cố chủ quan và khách
quan của từng cá nhân, tổ chức. Loại rủi ro này phát sinh từ một số các hiện tượng cá biệt nên nó chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của từng cá nhân hoặc tổ chức. Nếu xét về hậu
quả đối với một chủ thể thì có thể rất nghiêm trọng nhưng không ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế xã hội. Ví dụ: cháy nổ, bị cướp, rủi ro thanh toán, đắm tàu.
Như vậy, rủi ro cơ bản có mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng hơn so với rủi ro riêng biệt. Hơn nữa, rủi ro cơ bản lại xuất phát từ những nguyên nhân khách quan con người khơng thể kiểm sốt, lường trước được nên đối với rủi ro cơ bản thì các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa cần tăng cường cơng tác dự báo rủi ro và có những biện pháp hiệu quả nhằm giảm thiểu tổn thất sau khi rủi ro đã xảy ra. Ngược lại, rủi ro cá biệt thì con người có thể dự báo, lường trước được và rủi ro này tác động đến từng chủ thể nên trong trường hợp này các bên có thể phịng ngừa rủi ro bằng cách mua bảo hiểm hàng hóa trong hợp đồng.
Căn cứ vào tính chất của rủi ro
Căn cứ vào tính chất của rủi ro, rủi ro bao gồm rủi ro thuần túy và rủi ro suy đoán.
- Rủi ro suy đốn là loại rủi ro vừa có thể mang lại tổn thất nhưng cũng có
thể mang lại lợi ích. Đây là loại rủi ro gắn liền với khả năng thành bại trong hoạt động kinh doanh. Rủi ro suy đoán bao gồm rủi ro do sự thay đổi thị hiếu của khách hàng, rủi ro do lạm phát, rủi ro do điều kiện không ổn định của thuế, rủi ro do thiếu thơng
tin, rủi ro do tình hình chính trị bất ổn.31 Trong đó, rủi ro về mặt chính trị là loại rủi
ro thường gặp trong hoạt động mua bán hàng hóa.
- Rủi ro thuần túy là loại rủi ro chỉ gây ra những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm
và nó làm phát sinh một khoản chi phí để bù đắp thiệt hại. Ví dụ: lụt bão, sóng thần, hỏa hoạn, động đất, khủng hoảng kinh tế. Rủi ro thuần túy bao gồm rủi ro cá nhân,
rủi ro về tài sản, rủi ro pháp lý, rủi ro phát sinh do sự phá sản của người khác.32
Như vậy, tùy vào loại rủi ro có tính chất như thế nào mà các chủ thể sẽ có những chiến lược quản lý rủi ro khác nhau. Đối với rủi ro suy đốn thì rủi ro và cơ hội là hai mặt đối lập nhưng thống nhất trong một sự kiện, một thực thể. Trong kinh doanh, con người đều mong muốn được thụ hưởng cơ hội và tránh được sự rủi ro của thực thể thống nhất đó. Nhưng khơng có cơ hội và rủi ro cho tất cả, thường một biến cố nào đó nếu là cơ hội cho người này thì sẽ trở thành rủi ro đối với một người khác.
31 Nguyễn Hải Quang, “Quản trị rủi ro”,
http://docview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20140515/red_12/qtrr_ktluat_intailieu_0624.pdf, truy cập ngày 13/5/2019.
32 Nguyễn Hải Quang, “Quản trị rủi ro”,
http://docview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20140515/red_12/qtrr_ktluat_intailieu_0624.pdf, truy cập ngày 13/5/2019.
Do đó, khi gặp rủi ro suy đốn thì các bên chủ động lựa chọn việc có tham gia hoạt động mua bán hàng hóa hay khơng. Tuy nhiên, đối với rủi ro thuần túy thì cần phải có biện pháp phịng tránh hoặc hạn chế vì rủi ro này mang tính khách quan, khơng phụ thuộc vào ý chí của các bên và bao giờ cũng gây ra tổn thất. Nếu có thể thì loại bỏ rủi ro thuần túy trước khi xảy ra bằng cách không ký kết hợp đồng mà đi tìm một đối tác khác để thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa.
Tóm lại, mỗi loại rủi ro có khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng khác nhau nên tương ứng với từng loại rủi ro sẽ phải có biện pháp phịng ngừa phù hợp. Trong hoạt động mua bán hàng hóa, để thực hiện một thương vụ cần qua nhiều giai đoạn bao gồm nghiên cứu thị trường để lựa chọn khách hàng, đàm phán, ký kết hợp đồng và tổ chức thực hiện hợp đồng. Trong đó quan trọng nhất là giai đoạn thực hiện hợp đồng bởi vì quá trình này của hoạt động mua bán hàng hóa rất phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt, đối với một số rủi ro mà các chủ thể thường xuyên gặp phải trong hoạt động mua bán hàng hóa thì khi tham gia vào hoạt động này các bên nên có sự xem xét, nghiên cứu để nhận dạng rủi ro, dự báo được những rủi ro có thể xảy ra cũng như giải quyết trách nhiệm gánh chịu thiệt hại do rủi ro xảy ra giữa các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng nhằm ngăn ngừa các thiệt hại phát sinh từ hợp đồng, tối đa hóa lợi ích cho các bên trong kinh doanh. Dưới đây, tác giả đề cập một số rủi ro thường gặp trong hoạt động mua bán hàng hóa như sau:
Rủi ro về mặt pháp lý: Yếu tố pháp lý có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của
doanh nghiệp, gây ra những rủi ro cho doanh nghiệp. Đặc biệt, trong kinh doanh quốc tế môi trường luật pháp rất phức tạp, bởi vì chuẩn mực luật pháp của các nước khác nhau là khác nhau. Theo đó, quy định pháp luật của các quốc gia liên quan đến các vấn đề trong hoạt động mua bán hàng hóa như quyền sở hữu tài sản, mức thuế xuất, nhập khẩu, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng tất yếu sẽ khác nhau. Mặt khác, môi trường pháp lý ln có sự biến động, nếu các doanh nghiệp khơng có sự am hiểu và nắm bắt kịp thời những thay đổi của pháp luật thì những biến động này có thể gây ra thiệt hại cho các doanh nghiệp. Rủi ro pháp lý là những rủi ro phát sinh từ việc tuân thủ pháp luật, thay đổi pháp luật, áp dụng pháp luật của doanh nghiệp. Rủi ro này xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về môi trường pháp lý hoặc do biến động của môi trường pháp lý. Những rủi ro pháp lý có thể gặp phải trong hoạt động mua