người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển
trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển như sau: trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu hàng hóa đang được người nhận hàng để giao nắm giữ mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hóa hoặc khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng
hóa của bên mua.56
Trong trường hợp này cần phân biệt tư cách pháp lý của người nhận hàng để giao với người vận chuyển. Người vận chuyển là người chuyên chở hàng hóa từ điểm giao hàng đến điểm nhận hàng theo hợp đồng vận chuyển được ký kết với người mua hoặc người bán. Trong khi đó người nhận hàng để giao hoạt động theo hợp đồng uỷ thác ký với chủ hàng, họ lo liệu việc vận tải hàng hóa nhưng chỉ là người ký hợp đồng ủy thác giao nhận hàng hóa chứ khơng phải là người chun chở. Quy định trong Luật Thương mại 2005 chưa làm rõ người nhận hàng để giao là ai. Theo đó có những cách hiểu như sau: Người nhận hàng để giao là người nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc người làm dịch vụ giao nhận khác, nhằm tổ chức việc vận chuyển hàng hoá từ nơi nhận hàng đến nơi giao hàng. Theo Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội giao nhận FIATA thì người nhận hàng để giao là người lo toan để hàng hoá được chuyên chở theo hợp đồng uỷ thác và hành động vì lợi ích của người uỷ thác mà bản thân anh ta không phải là người chuyên chở. Người giao nhận cũng đảm nhận thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng giao nhận như bảo quản, lưu kho trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hố. Nhìn chung người nhận hàng để giao có những đặc trưng sau: hoạt động theo hợp đồng uỷ thác ký với chủ hàng bảo vệ lợi ích của người chủ hàng; lo liệu vận tải nhưng không phải là người chuyên chở. Người nhận hàng để giao cũng có thể có phương tiện vận tải, có thể tham gia chuyên chở nhưng đối với với hàng hoá, anh ta chỉ là người giao nhận ký hợp đồng uỷ thác giao nhận, không phải là người chuyên chở; và cùng với việc tổ chức vận tải người giao nhận còn làm nhiều việc khác trong phạm vi uỷ thác của chủ hàng để đưa hàng từ nơi này đến nơi khác theo những điều khoản đã cam kết.
Như vậy, cần xem xét tổng thể các hợp đồng, vận đơn, tuyến đường, tên gọi và hình thức mà người nhận hàng để giao có được tiền cơng và các sự việc, tình huống
cụ thể để xác định về tư cách pháp lý của người nhận hàng để giao và người vận chuyển trong các mối quan hệ có liên quan trong hoạt động mua bán hàng hóa. Theo đó, chỉ trong trường hợp hàng hóa đang được người nhận hàng để giao nắm giữ và người này khơng phải là người vận chuyển thì mới áp dụng Điều 59 Luật Thương mại 2005 để xác định thời điểm chuyển rủi ro về mất mát, hư hỏng hàng hóa.
Quy định tại Điều 59 Luật Thương mại 2005 là quy định mới so với quy định của Công ước Viên 1980 về vấn đề chuyển rủi ro. Tuy nhiên, có thể nhận thấy vào cả hai thời điểm trên thì bên mua vẫn chưa thật sự nắm giữ hàng hóa nhưng họ đã phải gánh chịu rủi ro. Quy định như vậy chưa rõ ràng, cơ sở xác định thời điểm chuyển rủi ro chưa hợp lý. Cụ thể:
Thứ nhất, điều luật trên không xác định người nhận hàng để giao trong trường hợp này có mối quan hệ với ai, với người bán hay với người mua. Nếu người nhận hàng để giao có mối quan hệ với người bán thì rõ ràng, việc người bán giao hàng cho họ không thể coi là đã giao hàng cho người mua và vì vậy, bên mua hàng phải chịu rủi ro khi được giao chứng từ sở hữu hàng hóa là khó có thể chấp nhận được, bởi vì hàng hóa vẫn chưa do bên mua nắm giữ, quyền lợi của người mua sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Nếu người nhận hàng để giao có mối quan hệ với người mua thì rõ ràng, người bán giao hàng cho họ có nghĩa là hàng hóa đã được giao cho người mua, lúc này, việc bên mua đã nhận được chứng từ sở hữu hàng hóa hay chưa khơng có ý nghĩa
pháp lý.57
Thứ hai, giao chứng từ là vấn đề quan trọng trong quá trình thực hiện hợp đồng, là cơ sở để bên mua thực hiện thanh toán đúng thời hạn, để bên mua căn cứ vào đó tiến hành kiểm tra hàng hóa cũng như là căn cứ để xác định thời điểm chuyển rủi ro về mất mát, hư hỏng hàng hóa theo như quy định tại Điều 59 Luật Thương mại 2005. Tuy nhiên, khó có thể xác định rõ ràng chứng từ sở hữu hàng hóa là gì và bằng
cách nào để người nhận hàng giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hóa của bên mua.58
Chứng từ liên quan đến hàng hóa là các loại giấy tờ chứa đựng những thơng tin về hàng hóa có tác dụng làm rõ đặc điểm về giá trị, chất lượng, số lượng của hàng hóa. Chứng từ liên quan đến hàng hóa khơng được xác định cụ thể là gì mà thơng thường được các bên xác định bao gồm hóa đơn thương mại (là yêu cầu của người bán đòi hỏi người mua phải trả số tiền hàng ghi trên hóa đơn, trong đó làm rõ đơn giá, tổng
57 Dương Anh Sơn (Chủ biên) (2016), Luật hợp đồng thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, tr. 280.
giá trị của hàng hóa), bảng kê chi tiết (là chứng từ về chi tiết hàng hóa trong lơ hàng, tạo điều kiện cho việc kiểm tra hàng hóa), phiếu đóng gói (là bảng kê khai các hàng hóa được đặt trong một kiện hàng), giấy chứng nhận phẩm chất, giấy chứng nhận số
lượng, giấy chứng nhận trọng lượng.59
Do đó, trên thực tế rất khó để xác định cụ thể chứng từ sở hữu hàng hóa là gì và bằng cách nào để người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hóa
của bên mua.60
Như vậy, có thể thấy quy định về cơ sở xác định thời điểm chuyển rủi ro tại Điều 59 Luật Thương mại 2005 chưa đảm bảo tính hợp lý, ở một khía cạnh nhất định, quy định này khơng đơn giản hóa được thủ tục cần thiết khi xác định thời điểm chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển. Việc quy định chứng từ sở hữu hàng hóa là một trong những cơ sở để xác định thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa là khơng thực sự cần thiết.
Từ đó, đối với quy định về cơ sở xác định thời điểm chuyển giao rủi ro tại Điều 59 Luật Thương mại 2005 chưa hợp lý và trong quá trình thực hiện thấy rằng
quy định như vậy là không cần thiết,61 khuyến nghị nên bỏ quy định một trong những
cơ sở xác định thời điểm chuyển giao rủi ro trong mua bán hàng hóa là chứng từ sở hữu hàng hóa và thay vào đó một điều khoản quy định thời điểm nào là thời điểm người bán được xem là hoàn thành nghĩa vụ giao hàng để từ thời điểm đó rủi ro sẽ được chuyển giao.
Ngồi ra, một đặc điểm mà từ Điều 57, Điều 58 đến Điều 59 của Luật Thương mại 2005 đều giống nhau đó là khi quy định vấn đề chuyển rủi ro đối với hàng hóa trong hoạt động mua bán hàng hóa, các điều khoản này khơng có sự phân biệt giữa hàng hóa đặc định và hàng hóa cùng loại trong khi hàng hóa bao gồm hai loại đó là hàng hóa đặc định và hàng hóa cùng loại mà Luật Thương mại 2005 chỉ quy định chuyển rủi ro đối với hàng hóa nói chung. Như vậy là khơng hợp lý vì theo nguyên tắc rủi ro về mất mát hư hỏng hàng hóa chỉ được chuyển giao từ bên bán sang bên
59 Phạm Tuấn Anh, “Nghĩa vụ giao, nhận hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa”,
http://luatsuphamtuananh.com/tu-van-soan-thao--ky-ket-hop-dong/nghia-vu-giao--nhan-hang-hoa-trong-hop- dong-mua-ban-hang-hoa/vn, truy cập ngày 13/6/2019.
60 Dương Anh Sơn, tlđd (57), tr. 281.
61 “Một số kiến nghị về sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến mua bán hàng hóa theo Luật Thương mại năm 2005”, http://tailieu.ttbd.gov.vn:8080/index.php/tai-lieu/chuyen-de-chuyen-sau/item/560-mot-so-kien- nghi-ve-sua-doi-bo-sung-cac-quy-dinh-lien-quan-den-mua-ban-hang-hoa-theo-luat-thuong-mai-nam-2005, truy cập ngày 10/12/2019.
mua khi hàng hóa được tách biệt rõ ràng hoặc là hàng hóa được đặc định hóa cho mục đích của hợp đồng. Vì thế, Điều 59 Luật Thương mại 2005 sẽ chặt chẽ hơn khi quy định vấn đề hàng hóa đặc định khi chuyển rủi ro.