0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Quy định pháp luật về chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao

Một phần của tài liệu QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA (Trang 40 -51 )

- Chuyển rủi ro trong trường hợp khơng có địa điểm giao hàng xác định;

- Chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao

mà không phải là người vận chuyển;

- Chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hóa đang trên đường vận

chuyển;

- Chuyển rủi ro trong các trường hợp khác.

Như vậy, Luật Thương mại 2005 quy định về thời điểm chuyển rủi ro trong các trường hợp cụ thể. Theo đó, tùy vào từng trường hợp sẽ có thời điểm chuyển rủi ro khác nhau nhưng các quy định về thời điểm chuyển rủi ro đều có điểm chung là khơng gắn thời điểm chuyển quyền sở hữu với thời điểm chuyển rủi ro. Điều này phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế.

Theo quy định của Luật Thương mại 2005, việc chuyển rủi ro trước hết là phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên trong hợp đồng, đây là điều vô cùng quan trọng trong hợp đồng mua bán, trong nền kinh tế thị trường, khi mà việc mua bán ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích kinh doanh của chính các bên trong hợp đồng. Nếu các bên khơng có thỏa thuận thì lúc này Luật Thương mại 2005 sẽ xác định người chịu rủi ro trong từng trường hợp cụ thể. Sau đây sẽ tiến hành phân tích những quy định của Luật Thương mại 2005 về thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa trong trường hợp các bên khơng có thỏa thuận.

2.1 Quy định pháp luật về chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định giao hàng xác định

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát, hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua khi hàng hóa đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua uỷ quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trong trường hợp bên bán được uỷ

quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hóa.35

Địa điểm giao hàng xác định là nơi giao nhận hàng đã được các chủ thể tham gia giao dịch xác định theo thỏa thuận từ trước. Do đó, theo quy định trên chúng ta hiểu rằng, khi người bán có nghĩa vụ phải giao hàng cho người mua tại một địa điểm xác định thì thời điểm chuyển rủi ro là thời điểm người bán giao hàng cho người mua hoặc người được người mua ủy quyền tại địa điểm mà hai bên đã thỏa thuận, kể cả

trường hợp bên bán được ủy quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu và địa điểm chuyển rủi ro trong trường hợp này là địa điểm giao hàng. Đây là một trường hợp mà thời điểm chuyển quyền sở hữu không đồng nhất với thời điểm chuyển rủi ro.

Chúng ta biết rằng, bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên nên khi các bên thể hiện ý chí của mình về địa điểm giao hàng trong hợp đồng thì việc bên bán đã thực hiện giao hàng cho bên mua tại địa điểm xác định mà các bên đã thỏa thuận từ trước xem như bên bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, đã thực hiện đúng những gì mà hai bên đã thống nhất. Vì vậy, kể từ thời điểm này bên bán không bị buộc phải gánh chịu những tổn thất đối với hàng hóa nữa mà trách nhiệm này thuộc về bên mua. Việc bên mua phải chịu rủi ro đối với hàng hóa từ thời điểm này là hợp lý và thể hiện được ý nghĩa của thoả thuận về địa điểm giao hàng trong hợp đồng. Quy định như vậy của Luật Thương mại 2005 nhằm góp phần đề cao, tơn trọng sự thỏa thuận của các bên. Ở đây, khơng nên coi người bán khơng có rủi ro mà rủi ro này được ràng buộc bằng nghĩa vụ giao hàng khi bên bán phải giao hàng đáp ứng đúng những điều kiện nhất định đã được thỏa thuận trong hợp đồng. Còn đối với bên mua, việc nhận hàng tại địa điểm giao hàng là một quyền quan trọng, đây chính là điều kiện khi xác định bên bán đã hồn thành nghĩa vụ giao hàng, khi đó bên mua có

quyền thực hiện việc kiểm tra hàng hóa và quyết định có nhận hàng hay khơng.36

Ví dụ: Công ty A thỏa thuận mua hàng với công ty B và thực hiện giao hàng tại kho hàng số 1, tuy nhiên công ty B vận chuyển lại giao hàng tại kho hàng số 2 cách kho hàng số 1 là 20 ki-lô-mét (km). Bên công ty A vẫn nhận hàng. Trong trường hợp này, mặc dù có địa điểm giao hàng xác định là kho hàng số 1 nhưng khi giao tại kho hàng số 2, công ty A vẫn nhận hàng coi như đã đồng ý với việc thay đổi địa điểm. Trường hợp này, nếu có rủi ro thì cơng ty A vẫn phải chịu trách nhiệm theo trường hợp có địa điểm giao hàng xác định. Nếu như bên A khơng nhận hàng thì bên B coi như chưa hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của mình và phải chịu rủi ro (nếu có) đối với hàng hóa khi thực hiện việc giao hàng khơng đúng thỏa thuận hợp đồng.

Đồng thời theo quy định của Điều 57 Luật Thương mại 2005, vấn đề bảo lưu

quyền sở hữu được đặt ra trong trường hợp này.

Bảo lưu quyền sở hữu là biện pháp bảo đảm áp dụng trong hợp đồng mua

36 Bùi Huyền (2013), “Các trường hợp chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo Luật Thương mại năm 2005”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 11(260)/2013, tr. 38.

bán. Quyền sở hữu tài sản có thể được bên bán bảo lưu và chỉ chuyển giao cho bên mua khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy đủ.37 Trong đó:

Đối tượng của bảo lưu quyền sở hữu là những tài sản có đăng ký quyền sở hữu: ôtô, xe máy, nhà ... Bảo lưu quyền sở hữu phải được lập thành văn bản riêng

hoặc được ghi trong hợp đồng mua bán.38 Bảo lưu quyền sở hữu phát sinh hiệu lực

đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký. Trong bảo lưu quyền sở hữu, ngoài quyền và nghĩa vụ chung của các bên trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng, tuân thủ các quy định chung về hợp đồng mua bán, thì các bên trong hợp đồng cịn có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

Bên mua có quyền sử dụng tài sản và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu có hiệu lực. Ngồi ra, bên mua có nghĩa vụ phải chịu

rủi ro về tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu, trừ trường hợp có thỏa thuận

khác.39

Bên bán có quyền địi lại tài sản trong trường hợp bên mua khơng hoàn thành nghĩa vụ thanh tốn cho bên bán theo thỏa thuận. Bên bán hồn trả cho bên mua số tiền bên mua đã thanh tốn sau khi trừ giá trị hao mịn tài sản do sử dụng. Trường hợp bên mua làm mất, hư hỏng tài sản thì bên bán có quyền u cầu bồi thường thiệt

hại.40

Như vậy, trong biện pháp bảo lưu quyền sở hữu bên bán là bên nhận bảo đảm vì thơng qua biện pháp này bên bán được bảo đảm là chắc chắn sẽ bán được hàng cho bên mua, chắc chắn giao dịch mua bán sẽ được diễn ra, sự trì hỗn quyền bảo lưu của bên bán đối với tài sản là đối tượng mua bán để đảm bảo cho người bán bán được hàng và thu được đúng số tiền mà bên mua phải trả. Trong khi đó bên bảo đảm là bên mua, biện pháp bảo lưu quyền sở hữu vẫn làm cho bên bảo đảm tuy chưa chính thức trở thành chủ sở hữu tài sản bảo đảm, nhưng được giữ tài sản và khai thác cơng dụng của tài sản đó, và nghĩa vụ trả tiền thuộc về bên bảo đảm, rủi ro trong thời gian sử dụng đối tượng bảo đảm cũng thuộc về bên bảo đảm.

Tóm lại, trong trường hợp này bên mua đã nhận hàng hóa nhưng quyền sở hữu vẫn là của bên bán trong trường hợp bên mua khơng chịu thanh tốn. Bên mua phải chịu rủi ro về tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu có hiệu lực.

37 Khoản 1 Điều 331 BLDS 2015.

38 Khoản 2 Điều 331 BLDS 2015.

39 Điều 333 BLDS 2015.

Như vậy, trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định thì thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa từ người bán sang người mua là thời điểm người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng tại địa điểm xác định đó, nghĩa là khi hàng hóa đặt dưới sự định đoạt của người mua mà khơng phụ thuộc vào quyền sở hữu hàng hóa đã được chuyển giao cho người mua hay chưa. Luật Thương mại 2005 quy định rủi ro được chuyển giao cho người mua kể cả trong trường hợp bên bán được uỷ quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hóa là phù hợp, khơng trái với quy định về “bảo lưu quyền sở hữu” theo BLDS 2015.

Xét ví dụ: Hợp đồng mua bán quần áo được giao kết giữa thương nhân Việt Nam với thương nhân Trung Quốc, trong đó có thỏa thuận thương nhân Trung Quốc phải giao hàng tại địa điểm là cảng Hải Phòng. Theo quy định của Luật Thương mại 2005 thì thời điểm chuyển rủi ro trong trường hợp này được xác định là khi hàng được giao cho thương nhân Việt Nam hoặc người được thương nhân Việt Nam ủy quyền nhận hàng tại cảng Hải Phòng. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là nếu xảy ra việc bên thương nhân Việt Nam không chịu tiếp nhận hàng mặc dù bên đối tác Trung Quốc đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc giao hàng tại cảng đúng với thời gian và địa điểm thỏa thuận thì giải quyết như thế nào. Quy định trên tại Điều 57 Luật Thương mại 2005 chưa làm rõ điều đó cũng như chưa xác định hành vi giao hàng ở đây là hành vi giao hàng thực tế hay hành vi giao hàng pháp lý.

Theo đó, khi phân tích quy định trên tác giả có một số nhận xét, đánh giá như sau:

Thứ nhất, theo quy định tại Điều 57 Luật Thương mại 2005 thì kể cả trong trường hợp bên bán được quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu hàng hóa, tức là lúc này quyền sở hữu vẫn chưa được chuyển giao cho bên mua thì rủi ro vẫn được chuyển cho bên mua kể từ khi hàng được giao cho bên mua. Đây là trường hợp thời điểm chuyển rủi ro xảy ra trước thời điểm chuyển quyền sở hữu và việc bên bán giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hóa cũng khơng ảnh hưởng đến việc chuyển giao rủi ro về mất mát, hư hỏng hàng hóa từ bên bán sang bên mua. Quy định này tương đồng với nội dung thể hiện tại khoản 1 Điều 67 Công ước Viên 1980. Theo đó, Cơng ước Viên 1980 cũng quy định trong trường hợp người bán buộc phải giao hàng tại một nơi xác định thì các rủi ro khơng được chuyển sang người mua nếu hàng hóa chưa được giao cho người chuyên chở tại nơi đó và việc người bán được phép giữ lại các chứng từ nhận hàng không ảnh hưởng đến sự chuyển giao rủi ro.

Thứ hai, giả sử trong trường hợp này, bên bán thực hiện việc giao hàng theo đúng những điều kiện về thời gian và địa điểm mà các bên đã thỏa thuận nhưng bên mua khơng tiếp nhận hàng như trong ví dụ trên về hợp đồng mua bán hàng hóa giữa thương nhân Việt Nam và thương nhân Trung Quốc thì thời điểm chuyển rủi ro sẽ được xác định như thế nào, cụ thể là vẫn xác định thời điểm chuyển rủi ro là thời điểm bên bán thực hiện đầy đủ việc giao hàng cho bên mua tại địa điểm xác định đã thỏa thuận hay là thời điểm chuyển rủi ro được kéo dài cho đến thời điểm bên mua tiếp nhận hàng. Nói cách khác hành vi giao hàng của người bán và hành vi nhận hàng của người mua là hành vi thực tế hay hành vi pháp lý. Nếu cho rằng hành vi giao và nhận là hành vi pháp lý thì có thể hiểu ngầm rằng rủi ro được chuyển từ người bán sang người mua từ thời điểm người bán giao hàng và người mua nhận hàng do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, không phụ thuộc vào hành vi nhận hàng trên thực tế. Nếu hiểu rằng hành vi giao và nhận là hành vi thực tế thì sẽ giải quyết như thế nào trong trường hợp người bán giao hàng nhưng nguời mua vì một lý do nào đó chưa nhận hàng.

Theo quy định tại Điều 57 Luật Thương mại 2005 thì chúng ta khơng có câu trả lời cho trường hợp bên bán thực hiện việc giao hàng theo đúng những điều kiện về thời gian và địa điểm mà các bên đã thỏa thuận nhưng bên mua khơng tiếp nhận hàng vì Điều 57 chỉ quy định chuyển rủi ro khi hàng hóa được giao cho bên mua mà không quy định khi nào hàng hóa được coi là được giao, tức là khơng quy định khi nào người bán được coi là hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. Tuy nhiên, theo quy định ở một Điều luật khác của Luật Thương mại 2005 (Điều 61) thì chúng ta có câu trả lời là thời điểm chuyển rủi ro sẽ không được kéo dài đến khi bên mua tiếp nhận hàng. Cụ thể, trong trường hợp người mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng thì rủi ro về mất mát, hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm hàng hóa

thuộc quyền định đoạt của người mua.41 Nội dung quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật

Thương mại 2005 trong trường hợp này sẽ được phân tích, làm rõ ở mục 2.5 của luận văn.

Liên quan đến vấn đề người mua khơng tiếp nhận hàng hóa theo hợp đồng mua bán, tình huống trên sẽ được giải quyết như thế nào theo pháp luật và thông lệ quốc tế. Cụ thể:

Công ước Viên 1980 quy định rủi ro được chuyển sang người mua khi người

này nhận hàng; nếu người mua không thực hiện nhận hàng đúng thời hạn quy định bằng việc cố tình trì hỗn, kéo dài thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa thì khơng phải đến khi nào người mua nhận hàng thì rủi ro mới được chuyển giao mà trong trường hợp này Công ước Viên 1980 đã đưa ra hai giải pháp để xác định thời điểm chuyển rủi ro, đó là thời điểm hết thời hạn mà người mua có nghĩa vụ nhận hàng, tức là khi thời hạn giao hàng phải được thực hiện hoặc là thời điểm hàng hóa được đặt

dưới quyền định đoạt của người mua.42 Đây là trường hợp thời điểm chuyển rủi ro

xảy ra trước thời điểm người mua nhận hàng.

Incoterms 2010 cũng quy định và bổ sung những điều khoản rõ ràng về khía cạnh này như sau:

Điều khoản DAT (giao tại bến) quy định rằng người bán chỉ được coi là đã giao hàng khi hàng hóa được dỡ khỏi phương tiện vận tải xuống bến chỉ định tại cảng hoặc địa điểm đích được chỉ định theo thỏa thuận giữa các bên và đặt dưới sự định đoạt của người mua tại bến chỉ định vào ngày hoặc trong thời hạn quy định. “Bến” bao gồm cả cầu tàu, nhà kho, bãi container, đường bộ, đường sắt hay nhà ga, sân bay. Theo điều khoản EXW (giao tại xưởng) thì người bán có trách nhiệm giao hàng bằng việc đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua tại địa điểm giao hàng (xưởng, nhà máy, nhà kho), chưa được bốc lên phương tiện vận tải đến nhận hàng và phải giao hàng vào ngày hoặc trong thời hạn đã thỏa thuận. Khi đó người mua sẽ chịu tồn bộ phí tổn và rủi ro trong việc đưa hàng từ đầu người bán đến điểm cuối cùng. Tương tự, điều khoản DAP (giao tại nơi đến) quy định người bán giao hàng khi hàng hóa đặt dưới quyền định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải chở đến và sẵn sàng cho việc dỡ hàng xuống địa điểm đích vào ngày hoặc trong thời hạn giao hàng đã

Một phần của tài liệu QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA (Trang 40 -51 )

×