0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Sự cần thiết của quy định pháp luật về chuyển rủi ro trong hoạt động

Một phần của tài liệu QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA (Trang 35 -40 )

1.2 Các rủi ro thường gặp trong hoạt động mua bán hàng hóa

1.2.2 Sự cần thiết của quy định pháp luật về chuyển rủi ro trong hoạt động

mua bán hàng hóa

Cùng với sự phát triển của xã hội, của nền kinh tế, hoạt động mua bán hàng hóa ngày càng diễn ra đa dạng, phong phú hơn và mở rộng không chỉ về số lượng, chất lượng hàng hóa mà cịn về phạm vi, đối tác của hợp đồng. Bên cạnh đó, rủi ro xảy ra đối với hàng hóa cũng xuất hiện nhiều hơn, phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau và thiệt hại mà nó gây ra cũng ngày càng lớn. Vì thế, khi ký kết hợp đồng mua

bán hàng hóa các bên cần thoả thuận chính xác thời điểm chuyển rủi ro. Nhưng không phải lúc nào các chủ thể cũng nhận thức được tầm quan trọng của thỏa thuận thời điểm chuyển rủi ro để đưa điều khoản này vào hợp đồng, hoặc tuy có thỏa thuận nhưng sự thỏa thuận này chưa rõ ràng và chính xác. Vì vậy, vẫn có những bất đồng xảy ra giữa các bên trong việc xác định thời điểm chuyển rủi ro và vấn đề được đặt ra là cần có sự điều chỉnh pháp lý đối với thời điểm chuyển dịch rủi ro. Quả thật sự điều chỉnh pháp lý đối với vấn đề này là rất cần thiết nhằm bảo đảm cho quyền lợi của các bên cũng như của nhà nước.

Để thực hiện quản lý kinh tế - xã hội, nhà nước có thể sử dụng nhiều cơng cụ khác nhau, trong đó cơng cụ pháp luật là hiệu quả nhất. Bởi vì, những quy định pháp luật có tính quy phạm phổ biến sẽ có tính bắt buộc chung đối với các chủ thể mà nó hướng tới điều chỉnh. Bên cạnh đó, pháp luật đảm bảo tính chặt chẽ, nội dung pháp luật được biểu hiện bằng ngơn ngữ rõ ràng chính xác trong những hình thức nhất định và pháp luật còn được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Tùy mức độ áp dụng mà các chủ thể được khuyến khích hoặc cưỡng chế nếu khơng thực hiện sẽ chịu các chế tài xử lý nghiêm khắc. Sự cần thiết của những quy định pháp luật về chuyển rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:

Thứ nhất, đối với các bên ký kết hợp đồng:

Các quy định về thời điểm chuyển dịch rủi ro với hàng hóa sẽ loại bỏ được trường hợp một bên lợi dụng vị thế của mình trong quá trình đàm phán mà chèn ép, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bên đối tác còn lại. Sự điều chỉnh của pháp luật về vấn đề này cũng là cơ sở đảm bảo về mặt pháp lý, tạo niềm tin cho doanh nghiệp khi tiến hành ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa.

Điều khoản về thời điểm chuyển dịch rủi ro trong hợp đồng vẫn được soạn thảo dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên nhưng khó đi đến thống nhất và xuất hiện những mâu thuẫn về quyền lợi. Do đó, sự điều chỉnh pháp lý đối với vấn đề đó như một chuẩn mực, một cơ sở chung để các đối tác lựa chọn áp dụng hoặc thỏa thuận thêm, đảm bảo được quyền và lợi ích của mình. Điều này cũng giúp cho q trình đàm phán, ký kết hợp đồng diễn ra nhanh chóng, tránh được những tranh chấp khơng cần thiết xảy ra khi thực hiện hợp đồng, làm lãng phí cơng sức và tiền bạc.

Thứ hai, xuất phát từ thực trạng những quy định pháp luật hiện nay về chuyển rủi ro. Mặc dù theo thời gian phát triển của hoạt động thương mại, pháp luật đã đưa ra những quy định liên quan đến chuyển rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa, nhưng thực sự chưa trọn vẹn. Bên cạnh những thành tựu đạt được từ hiệu quả áp dụng

cũng còn những bất cập, quy định chưa đồng bộ, chưa thực sự rõ ràng gây khó khăn cho chủ thể thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa.

Xét sự điều chỉnh bằng pháp luật quốc gia trong tương quan với các nguồn lực khác. Bên cạnh sự tồn tại của điều ước quốc tế, tập quán quốc tế, pháp luật quốc gia cũng là một nguồn quan trọng, cơ sở của các bên trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng, được các bên lựa chọn áp dụng để điều chỉnh thời điểm chuyển dịch rủi ro đối với hàng hóa trong hợp đồng nên việc xây dựng, hoàn thiện hơn nữa pháp luật quốc gia về chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa là cần thiết.

Thứ ba, đối với Nhà nước:

Nhờ sự điều chỉnh pháp lý đối với thời điểm chuyển dịch rủi ro mà nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa được quy định cụ thể hơn, rõ ràng hơn. Trên cơ sở đó các cơ quan quản lý nhà nước giám sát, quản lý được hoạt động mua bán giữa các bên, đảm bảo cho hoạt động này diễn ra đúng hướng vừa mang lại lợi ích cho các bên vừa thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Tóm lại, để hoạt động mua bán hàng hóa phát triển bền vững, cơ quan nhà nước khơng thể đứng ngồi cuộc. Hồn thiện những quy định pháp lý về chuyển rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa cũng là một phần để hoàn thiện hệ thống pháp luật thương mại nói chung. Từ đó bảo vệ được lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia trên thị trường, góp phần phát triển hoạt động mua bán hàng hóa bền vững. Những quy định pháp luật này cần đảm bảo tính thống nhất, rõ ràng và có sự thể chế hóa kinh nghiệm nước ngồi để phù hợp với tiến trình hội nhập.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua nghiên cứu Chương 1, tác giả rút ra một số kết luận sau đây:

Cho đến nay, chưa có một định nghĩa thống nhất về rủi ro. Những trường phái khác nhau, các tác giả khác nhau đưa ra những định nghĩa rủi ro khác nhau. Theo cách hiểu chung nhất thì rủi ro là một sự kiện khách quan, bất ngờ, nằm ngoài sự mong đợi của các bên trong hợp đồng, gây nên những tổn thất cho con người và có thể lường trước được.

Thời điểm chuyển dịch rủi ro trong mua bán hàng hóa là một mốc thời gian cụ thể, nhằm xác định được rủi ro đã được chuyển dịch từ bên bán sang bên mua. Việc xác định thời điểm chuyển rủi ro đóng vai trị quan trọng đối với các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa, điều này vừa có ý nghĩa pháp lý, vừa có ý nghĩa thực tiễn.

Xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, rủi ro xảy ra nhiều và ngày càng xuất hiện thêm nhiều loại rủi ro mới, phức tạp. Theo đó, người ta sử dụng nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại rủi ro, với mỗi tiêu chí sẽ có những loại rủi ro nhất định.

Trong hoạt động mua bán hàng hóa rủi ro xảy ra rất đa dạng. Theo đó, pháp luật quy định về vấn đề chuyển rủi ro theo nhiều trường hợp khác nhau. Mỗi trường hợp có cách xác định thời điểm chuyển rủi ro riêng nhất định nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên một cách công bằng. Trong luận văn này, tác giả sẽ làm rõ quy định về chuyển rủi ro theo các trường hợp:

- Trường hợp có địa điểm giao hàng xác định;

- Trường hợp khơng có địa điểm giao hàng xác định;

- Trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển;

- Trường hợp mua bán hàng hóa đang trên đường vận chuyển; - Trường hợp khác.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ ĐỀ XUẤT HỒN

THIỆN PHÁP LUẬT

Hoạt động mua bán hàng hóa thường không tránh khỏi những mất mát, hư hỏng đối với hàng hóa trong q trình thực hiện hợp đồng do nhiều nguyên nhân gây ra như trộm cắp, thiên tai, hỏa hoạn, mơi trường. Qua đó thấy được rằng, trong thực tế việc xác định thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa là vơ cùng quan trọng nhằm xác định được ai sẽ là chủ thể gánh chịu những tổn thất trong quan hệ giữa các bên, điều này có ý nghĩa trong việc thực hiện hợp đồng, giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa.

Nhận thấy được tầm quan trọng của việc xác định thời điểm chuyển rủi ro nên hầu như quốc gia nào cũng ghi nhận vấn đề này. Tuy nhiên, vấn đề chuyển rủi ro đối với hàng hóa được các quốc gia ghi nhận khác nhau trong pháp luật nước mình. Về mặt nguyên tắc, thời điểm chuyển rủi ro từ người bán sang người mua liên quan đến hai sự kiện là thời điểm chuyển quyền sở hữu và thời điểm giao hàng. Trong đó có quốc gia đồng nhất thời điểm chuyển quyền sở hữu và thời điểm chuyển rủi ro, trong khi đó pháp luật một số nước lại quy định thời điểm chuyển rủi ro từ người bán sang người mua là thời điểm người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng theo nội dung của hợp đồng. Ngồi ra, cũng có pháp luật của quốc gia quy định rủi ro chuyển cho người mua hàng kể từ thời điểm hợp đồng được giao kết, không phụ thuộc vào trên thực tế quyền sở hữu hàng hóa chuyển từ bên bán sang bên mua hay chưa. Nhìn chung, dù quy định theo hướng nào thì mỗi cách thức xác định thời điểm chuyển rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa cũng thể hiện những mặt ưu điểm và hạn chế trong mỗi trường hợp nhất định.

Đối với pháp luật Việt Nam, trên cơ sở kế thừa những quy định về mua bán hàng hóa trong Luật Thương mại 1997, tham khảo Công ước Viên 1980 và tập quán, thơng lệ quốc tế về mua bán hàng hóa, Luật Thương mại 2005 quy định chi tiết quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mua bán hàng hóa phù hợp với điều kiện thực

tế của Việt Nam,34 cụ thể Luật Thương mại 2005 quy định về chuyển rủi ro trong các

trường hợp cụ thể sau:

34 Nguyễn Văn Cương (2005), Những điểm mới của Luật Thương mại năm 2005, Nhà xuất bản Tư pháp, tr. 41.

Một phần của tài liệu QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA (Trang 35 -40 )

×