Quy định pháp luật về chuyển rủi ro trong các trường hợp khác

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về chuyển rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa (Trang 63 - 72)

Trong trường hợp không được quy định tại các điều 57, 58, 59 và 60 của Luật Thương mại 2005 thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi

phạm hợp đồng do không nhận hàng.66 Theo đó, đối với các trường hợp chuyển rủi

ro khác khơng được quy định cụ thể thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của bên mua. Thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua là thời điểm được quy định trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Đó có thể là thời điểm bên bán giao các chứng từ sở hữu hàng hóa cho bên mua hay là thời điểm bên bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho bên mua. Trong trường hợp bên bán đã thực hiện nghĩa vụ giao hàng nhưng bên mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng thì thời điểm

chuyển rủi ro được tính kể từ khi bên mua vi phạm nghĩa vụ nhận hàng.67 Trong

trường hợp này, mặc dù bên bán không giao được hàng và hàng hóa có thể nằm trong phạm vi kiểm soát của họ nhưng rủi ro đã chuyển giao cho bên mua. Nói cách khác, khi người mua chậm tiếp nhận nghĩa vụ nhận hàng thì thời điểm rủi ro đối với hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua được coi là thời điểm người mua phải thực hiện nghĩa vụ nhận hàng được quy định trong hợp đồng mà không phải là thời điểm người mua thực hiện hành vi nhận hàng thực tế.

Lưu ý rằng việc người mua sử dụng dịch vụ nhà chuyên chở đến nhận hàng sẽ không ngăn cản việc rủi ro được chuyển sang người mua tại thời điểm nhận hàng đó, ngay cả khi trong hợp đồng thỏa thuận người mua sẽ đến nhận hàng. Nếu người mua phải nhận hàng tại một địa điểm khác với nơi trụ sở của người bán thì thời điểm rủi ro được chuyển giao là khi đã đến thời hạn giao hàng theo quy định của hợp đồng và

người mua biết rằng hàng hóa đã được đặt dưới quyền định đoạt của mình.68

66 Khoản 1 Điều 61 Luật Thương mại 2005.

67 Đặng Văn Được, tlđd (18), tr. 68.

Như vậy, rủi ro của hàng hóa được chuyển giao dựa trên hành vi nhận hàng là hành vi pháp lý chứ không phải hành vi thực tế. Hành vi nhận hàng pháp lý là nhận hàng theo đúng thời gian và địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng. Rõ ràng, nếu bên mua vi phạm nghĩa vụ nhận hàng thì thời điểm của hành vi pháp lý và hành vi thực tế là khơng trùng nhau. Vì theo quy định của Điều 61 Luật Thương mại 2005, thì rủi ro về mất mát và hư hỏng của hàng hóa khơng thể đợi bên mua nhận hàng thực tế mới được chuyển giao mà do có sự vi phạm hợp đồng vì khơng nhận hàng hoặc nhận hàng chậm thì bên mua phải chịu trách nhiệm về sự vi phạm đó.

Có thể nói rằng, quy định trên của Luật Thương mại 2005 thể hiện được sự tương thích với pháp luật quốc tế về thương mại, cụ thể khoản 1, khoản 2 Điều 69 Cơng ước Viên 1980 cũng có nội dung quy định tương tự. Như vậy, có thể kết luận trong trường hợp người mua chậm tiếp nhận nghĩa vụ nhận hàng, thời điểm rủi ro đối với hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua được coi là thời điểm người mua phải thực hiện nghĩa vụ nhận hàng được quy định trong hợp đồng mà không phải là thời điểm người mua thực hiện hành vi nhận hàng thực tế.

Chúng ta thấy rằng, đối với trường hợp này theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật Thương mại 2005, mặc dù bên mua không nhận hàng như đã thỏa thuận, tức là chưa thực hiện việc tiếp nhận hàng hóa trên thực tế nên chưa nắm giữ hàng hóa của mình nhưng do hàng hóa đã được đặt dưới quyền định đoạt của bên mua, vì vậy bên mua sẽ gánh chịu rủi ro đối với hàng hóa là phù hợp theo nguyên tắc chủ sở hữu phải chịu rủi ro đối với hàng hóa mà mình sở hữu. Lúc này, rủi ro được chuyển giao khi người bán được coi là hoàn thành nghĩa vụ giao hàng còn việc người mua chưa nắm giữ hàng hóa về mặt thực tế là do họ khơng chịu nhận hàng theo thỏa thuận.

Ngồi ra, Luật Thương mại 2005 còn quy định rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa khơng được chuyển cho bên mua nếu hàng hóa khơng được xác định rõ ràng bằng ký mã hiệu, chứng từ vận tải, không được thông báo cho bên mua hoặc

không được xác định bằng bất kỳ cách thức nào khác.69 Đây chính là trường hợp pháp

luật Việt Nam tách riêng thành một trường hợp chuyển rủi ro, trong khi đó Cơng ước Viên 1980 quy định chung trong một điều luật, theo đó việc đặc định hóa hàng hóa là điều kiện trước tiên để bên bán có thể chuyển rủi ro đối với hàng hóa cho bên mua. Yêu cầu này của Luật Thương mại 2005 nhằm hạn chế tranh chấp phát sinh giữa các bên sau khi mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa xảy ra mà bên mua chưa thực hiện việc

nhận hàng theo đúng thời gian thỏa thuận. Theo đó rủi ro chỉ được chuyển giao từ bên bán sang bên mua khi hàng hóa được xác định rõ ràng là hàng của hợp đồng, nếu khơng thì mặc dù bên mua vi phạm nghĩa vụ nhận hàng thì họ cũng khơng phải chịu rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa. Có thể nói quy định này là thật sự cần thiết và phù hợp với nội dung tại khoản 3 Điều 69 Công ước Viên 1980.

Tuy nhiên, sự phân biệt chuyển rủi ro đối với hàng hóa đặc định và hàng hóa cùng loại này chỉ được nói đến trong khoản 2 Điều 61 Luật Thương mại 2005 nên ở đây có thể hiểu rằng quy định này chỉ được áp dụng trong phạm vi trường hợp chuyển rủi ro được quy định tại Điều 61 mà không phải cho tất cả các Điều 57, 58, 59, 60 Luật Thương mại 2005.

Từ quy định trên ta thấy rằng trách nhiệm của người bán đối với việc chuyển rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa khi người mua chậm tiếp nhận hàng là rất lớn. Người bán vừa phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa đến thời điểm giao hàng cho bên mua theo thỏa thuận trong hợp đồng, đồng thời họ phải tiến hành việc xác định hàng hóa rõ ràng bằng ký hiệu, chứng từ vận tải, phải thơng báo cho bên mua thì mới chuyển giao được rủi ro cho người mua.

Ví dụ: Hợp đồng mua bán hàng hóa với điều kiện giao hàng ngay tại xưởng quy định thời hạn giao hàng là ngày 10/4/2016, đến thời điểm đó bên bán đã chuẩn bị sẵn sàng hàng hóa để giao cho bên mua bằng cách để riêng khối lượng hàng đúng bằng khối lượng hàng quy định trong hợp đồng và đã thông báo cho bên mua về sự chuẩn bị này một cách hợp lý. Tuy nhiên, ngày 10/4/2016 bên mua không thực hiện nghĩa vụ tiếp nhận hàng và đến ngày 19/4/2016 xảy ra hỏa hoạn, hàng bị cháy. Trong trường hợp này, thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa từ người bán sang người mua được tính từ ngày 10/4/2016 bởi vì tại thời điểm này bên bán đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ giao hàng của mình theo quy định, vì vậy bên mua phải gánh chịu rủi ro đối với hàng hóa bị cháy do vi phạm nghĩa vụ nhận hàng. Theo đó, cũng trong trường hợp này, nếu bên bán khơng “đặc định hóa” số hàng này theo hợp đồng để giao cho bên mua, hàng hóa chưa có dấu hiệu riêng biệt có thể phân biệt được với hàng hóa khác để thực hiện hợp đồng bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, … thì bên bán phải chịu rủi ro đối với tổn thất này. Bởi lẽ rủi ro chỉ được chuyển giao từ bên bán sang bên mua khi hàng hóa được xác định rõ ràng là hàng của hợp đồng, nếu khơng thì mặc dù bên mua vi phạm nghĩa vụ nhận hàng thì họ cũng khơng phải chịu rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa

mua theo thời điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng mà không phụ thuộc vào việc người mua có nhận hàng trên thực tế hay chưa và đồng thời buộc người mua phải chịu trách nhiệm đối với rủi ro khi họ chậm tiếp nhận hàng. Tuy nhiên trong điều kiện thực tế của nước ta thì việc xác định hàng hóa rõ ràng bằng ký mã hiệu là rất khó thực hiện. Vì ký mã hiệu hàng hóa được hiểu là tất cả các ký hiệu, hình vẽ, chữ viết được ghi trên hàng hóa hay bao bì để nhận biết đặc tính của hàng hóa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc sắp xếp và giao nhận hàng. Mà hiện nay các quy định của nước ta về vấn đề này cịn rất hạn chế, chưa hồn thiện nên các doanh nghiệp chưa thể nắm rõ quy định để vận dụng trong q trình mua bán hàng hóa của mình, đặc biệt là khi mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngồi. Vì vậy số lượng doanh nghiệp Việt Nam nắm vững những quy định về ký mã hiệu hàng hóa trên thực tế là rất ít.

Từ đó thấy rằng quy định tại Điều 61 Luật Thương mại 2005 chưa đảm bảo tính khả thi khi khả năng để cơ quan Nhà nước cũng như các doanh nghiệp thực hiện được quy định này trên thực tế rất khó. Do đó, thiết nghĩ cũng trên tinh thần là rủi ro chỉ được chuyển giao từ bên bán sang bên mua khi hàng hóa được xác định rõ ràng là hàng của hợp đồng nhưng để việc áp dụng trên thực tế rõ ràng, dễ dàng thì thay vì quy định rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa khơng được chuyển cho bên mua nếu hàng hóa khơng được xác định rõ ràng bằng ký mã hiệu thì Luật Thương mại nên quy định rủi ro chỉ được chuyển từ bên bán sang bên mua khi hàng hóa được cá biệt hóa, đặc định rõ ràng cho mục đích của hợp đồng.

Tóm lại, qua phân tích các trường hợp chuyển rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa theo Luật Thương mại 2005, có thể rút ra những nhận xét chung về các quy định này như sau:

Các quy định về chuyển rủi ro đối với hàng hóa mua bán theo Luật Thương mại 2005 đã phân biệt các thời điểm chuyển rủi ro khác nhau trong từng trường hợp cụ thể và không phân biệt về thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa phải đăng ký quyền sở hữu hay không phải đăng ký quyền sở hữu.

Các điều khoản về chuyển rủi ro của Luật Thương mại 2005 chưa có sự phân biệt về chuyển rủi ro giữa hàng đặc định và hàng cùng loại mà sự phân loại này chỉ được quy định ở khoản 2 Điều 61 đối với chuyển rủi ro trong các trường hợp khác mà không được đề cập ở các nội dung về chuyển rủi ro trong trường hợp có hoặc khơng có địa điểm giao hàng xác định, chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển và chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hóa đang trên đường vận chuyển, trong khi đó Cơng ước

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua nghiên cứu Chương 2, tác giả rút ra một số kết luận sau đây:

Luật Thương mại 2005 quy định vấn đề chuyển rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa thành các trường hợp cụ thể từ Điều 57 đến Điều 61. Trước hết, việc xác định thời điểm chuyển rủi ro phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng, nếu các bên khơng có thỏa thuận thì từng trường hợp sẽ có thời điểm chuyển rủi ro khác nhau nhưng đều có điểm chung là khơng gắn thời điểm chuyển quyền sở hữu với thời điểm chuyển rủi ro.

Những quy định của Luật Thương mại 2005 khá tương đồng với Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Tuy nhiên, những quy định này vẫn chưa thật sự rõ ràng, chặt chẽ và phù hợp trong từng điều khoản. Vì vậy, nhằm góp phần hồn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề chuyển rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa thì cần phải có sự sửa đổi, bổ sung bằng một số giải pháp phù hợp.

KẾT LUẬN CHUNG

Cho đến nay chưa có một khái niệm thống nhất về rủi ro. Theo cách hiểu chung nhất về rủi ro thì rủi ro đối với hàng hóa trong hoạt động mua bán hàng hóa là sự mất mát, hư hỏng hàng hóa. Đây là sự kiện khách quan, bất ngờ, nó nằm ngồi sự mong đợi của các bên trong hợp đồng và có thể lường trước được.

Chuyển rủi ro đối với hàng hóa là sự chuyển dịch trách nhiệm gánh chịu những thiệt hại đối với hàng hóa bị mất mát hoặc hư hỏng từ chủ thể này sang chủ thể khác. Việc xác định thời điểm chuyển rủi ro phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng, nếu các bên khơng có thỏa thuận thì trong từng trường hợp Luật Thương mại 2005 có quy định thời điểm chuyển rủi ro khác nhau.

Để đảm bảo yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế mà cụ thể là phù hợp với quy định của Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Hiệp định thương mại TPP thì tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của Luật Thương mại 2005 về chuyển rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa như sau: Mỗi điều khoản của Luật Thương mại quy định vấn đề chuyển rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa cần có sự phân biệt đối với hàng đặc định và hàng cùng loại, cần quy định rõ khi nào người bán được xem là hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. Đối với quy định về cơ sở xác định thời điểm chuyển giao rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển tại Điều 59 chưa hợp lý, Luật Thương mại cần bỏ quy định sử dụng chứng từ sở hữu hàng hóa làm cơ sở xác định thời điểm chuyển giao rủi ro trong mua bán hàng hóa.

Về thời điểm chuyển giao rủi ro đối với hàng hóa mua bán trên đường vận chuyển tại Điều 60, Luật Thương mại nên quy định theo hướng của Điều 68 Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Văn bản quy phạm pháp luật

1 Bộ luật Dân sự (Luật số 91/2015/QH13) ngày 24/11/2015.

2 Luật Thương mại (Luật số 58/L-CTN) ngày 10/05/1997.

3 Luật Thương mại (Luật số 36/2005/QH11) ngày 14/06/2005.

B. Tài liệu tham khảo

4 Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

5 Nguyễn Văn Cương (2005), Những điểm mới của Luật Thương mại năm

2005, Nhà xuất bản Tư pháp.

6 Nguyễn Thị Dung (chủ biên) (2014), Hướng dẫn môn học Luật Thương

mại, Nhà xuất bản Lao động.

7 Đặng Văn Được (2006), Hướng dẫn pháp luật hợp đồng thương mại, Nhà

xuất bản Lao động.

8 Lê Thị Nam Giang (2010), Tư pháp quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Quốc

gia thành phố Hồ Chí Minh.

9 Nguyễn Vũ Hồng (2001), Những khía cạnh kinh tế và luật pháp về bảo

hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển trong thương mại quốc tế,

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

10 Bùi Huyền (2013), “Các trường hợp chuyển rủi ro trong hợp đồng mua

bán hàng hóa theo Luật Thương mại năm 2005”, Tạp chí Dân chủ và pháp

luật, số 11(260)/2013, trang 37-39.

11 Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2018), Pháp luật về thời điểm chuyển rủi ro đối

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về chuyển rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa (Trang 63 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)