Quy định pháp luật về chuyển rủi ro trong trường hợp khơng có địa điểm

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về chuyển rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa (Trang 51 - 55)

điểm giao hàng xác định

Hợp đồng mua bán hàng hóa, đặc biệt là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phần lớn đều có sự tham gia của người vận chuyển. Người vận chuyển có vai trị vơ cùng quan trọng đối với việc chuyển giao hàng hóa từ người bán sang cho người mua. Đồng thời đây cũng là một chủ thể chịu trách nhiệm đối với rủi ro xảy ra cho hàng hóa trong q trình chun chở.

Luật Thương mại 2005 quy định khi các bên khơng có thỏa thuận, nếu hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hóa và bên bán khơng có nghĩa vụ giao hàng tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được

chuyển cho bên mua khi hàng hóa được giao cho người vận chuyển đầu tiên.51

Theo quy định trên có thể hiểu, khi bên bán khơng bị buộc phải giao hàng cho bên mua tại một địa điểm nhất định thì thời điểm chuyển rủi ro từ bên bán sang bên mua là thời điểm hàng hóa được người bán giao cho người vận chuyển đầu tiên và địa điểm chuyển rủi ro là địa điểm nào đó được xác định trước mà người bán giao hàng cho người vận chuyển. Theo đó, trong q trình chun chở, nếu có nhiều người vận chuyển, nhiều phương thức vận tải thì bên bán chỉ cần giao cho người vận chuyển đầu tiên.

Việc vận chuyển hàng hóa theo quy định của Điều 58 Luật Thương mại 2005 được hiểu là thông qua việc giao kết hợp đồng với người vận chuyển và giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên được hiểu là hành vi chuyển giao quyền chiếm hữu

hàng hóa cho người vận chuyển.52 Do đó, nếu người bán tự mình thực hiện việc vận

chuyển thì trường hợp này khơng áp dụng quy định tại Điều 58 Luật Thương mại 2005. Như vậy, Điều 58 Luật Thương mại 2005 quy định nếu hợp đồng mua bán hàng hóa có quy định về việc vận chuyển hàng hóa thì “quy định việc vận chuyển” khơng chỉ được hiểu là hàng hóa được chất lên tàu, lên xe hoặc máy bay để vận chuyển đến tay người mua mà còn được hiểu là bao gồm cả việc người bán tồn quyền hoặc có nghĩa vụ sắp xếp người vận chuyển hàng hóa, tiến hành những hành động cần thiết

51 Điều 58 Luật Thương mại 2005.

để vận chuyển hàng hóa đến chỗ người mua. Việc chuyển giao hàng hóa phải tuân theo hợp đồng. Người vận chuyển đầu tiên được hiểu là một bên thứ ba độc lập chịu trách nhiệm về việc vận tải mà khơng phải là chính người bán hàng hoặc nhân viên của họ. Do vậy, Điều 58 Luật Thương mại 2005 không được hiểu là chỉ trong phạm vi mối quan hệ giữa hai bên bán – mua mà cịn bao gồm sự có mặt của một bên thứ ba. Họ là người được yêu cầu hoặc được ủy quyền vận chuyển hàng hóa. Hợp đồng mua bán hàng hóa có vai trị quan trọng và liên quan chặt chẽ đến hợp đồng vận tải vì hợp đồng mua bán hàng hóa là cơ sở pháp lý điều chỉnh quan hệ giữa người bán và người mua, còn hợp đồng vận tải điều chỉnh quan hệ giữa người thuê chở và người chuyên chở. Trong đó người thuê chở hay bên ký hợp đồng vận chuyển có thể là bên bán hoặc bên mua tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa các bên được quy định trong hợp đồng mua bán. Dù cho bên nào thực hiện ký hợp đồng vận chuyển hàng hóa, và qua bao nhiêu người vận chuyển, thì rủi ro về mất mát và hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua khi hàng hóa đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên.

Từ đó thấy rằng, quy định tại Điều 58 Luật Thương mại 2005 phần nào đảm bảo được quyền lợi của các bên có liên quan trong việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa. Cụ thể, khi trong hợp đồng mua bán có quy định về việc vận chuyển hàng hóa mà các bên lại khơng có thỏa thuận buộc bên bán phải giao hàng tại địa điểm xác định thì trách nhiệm của bên bán đối với hàng hóa chỉ đến khi hàng được giao cho người vận chuyển đầu tiên là hợp lý. Bởi vì kể từ khi hàng hóa được chuyển giao cho người vận chuyển đầu tiên thì quyền chiếm hữu hàng hóa đã được giao cho người vận chuyển, hơn nữa người vận chuyển là một bên thứ ba độc lập chịu trách nhiệm vận tải hàng hóa chứ khơng có quan hệ với bên bán nên lúc này bên bán khơng thể kiểm sốt được hàng hóa trong tay của người vận chuyển đầu tiên cũng như những người vận chuyển tiếp theo nếu có. Mặt khác, việc vận tải hàng hóa của người vận chuyển được thực hiện trên cơ sở hợp đồng vận chuyển nhất định nên người vận chuyển phải có trách nhiệm đối với hàng hóa mà mình vận chuyển, nghĩa là người này có nghĩa vụ đảm bảo sự an toàn về số hàng hóa này và sẽ phải gánh chịu tổn thất xảy ra với hàng hóa nếu trong q trình vận chuyển hàng đến tay người mua đã để xảy ra mất mát, hư hỏng đối với hàng hóa do lỗi của người vận chuyển. Vì vậy, thời điểm chuyển rủi ro trong trường hợp này được xác định là thời điểm hàng hóa được giao cho người vận chuyển đầu tiên là phù hợp.

Quy định trên của Luật Thương mại 2005 cơ bản phù hợp với Công ước Viên 1980 và Incoterms 2010, tuy nhiên vẫn có một số điểm cần làm rõ, cụ thể như sau:

Công ước Viên 1980 quy định khi hợp đồng mua bán có quy định việc vận chuyển hàng hóa và người bán khơng bị buộc phải giao hàng tại nơi xác định, rủi ro được chuyển sang người mua kể từ lúc hàng được giao cho người chuyên chở thứ

nhất để chuyển giao cho người mua chiếu theo hợp đồng mua bán.53 Quy định này có

thể được minh họa bởi phán quyết của tòa án trong tranh chấp Pizza cartons case54,

người mua đòi người bán bồi thường thiệt hại đối với tổn thất của hàng hóa gây ra bởi người chuyên chở. Tuy nhiên, tòa án đã áp dụng khoản 1 Điều 67 Công ước Viên 1980, cho rằng rủi ro đối với tổn thất hàng hóa được chuyển giao cho người chuyên chở và người bán không phải chịu trách nhiệm đối với tổn thất của hàng hóa gây ra bởi người chuyên chở.

Như vậy, cả Luật Thương mại 2005 và Công ước Viên 1980 đều quy định thời điểm chuyển rủi ro trong trường hợp khơng có địa điểm giao hàng xác định là thời điểm người bán giao hàng cho người chuyên chở đầu tiên và trong trường hợp này địa điểm chuyển rủi ro là bất kỳ địa điểm nào mà người bán giao hàng cho người chuyên chở đầu tiên. Tuy nhiên, khác với Luật Thương mại 2005, theo quy định tại khoản 2 Điều 67 Cơng ước Viên 1980 thì rủi ro khơng được chuyển sang người mua nếu hàng hóa khơng được đặc định hóa rõ ràng cho mục đích của hợp đồng hoặc bằng cách ghi ký mã hiệu trên hàng hóa, bằng các chứng từ chun chở, bằng một thơng báo gửi cho người mua hoặc bằng bất cứ phương pháp nào khác. Quy định này có nghĩa rằng, hàng hóa được đặc định hóa là điều kiện bắt buộc để có thể thực hiện việc chuyển giao rủi ro nói trên. Theo đó, nếu người bán đã giao hàng cho người chuyên chở đầu tiên nhưng hàng hóa được giao này lại khơng được đặc định hóa rõ ràng cho mục đích của hợp đồng, khơng được ghi ký mã hiệu thì lúc này rủi ro đối với hàng hóa vẫn khơng được xem là đã chuyển giao cho bên mua. Trong khi đó, Điều 58 Luật Thương mại 2005 quy định chuyển rủi ro trong trường hợp khơng có địa điểm xác định khơng có sự phân biệt khi xác định thời điểm chuyển rủi ro giữa hàng hóa đặc định và hàng hóa cùng loại mà chỉ đề cập là hàng hóa nói chung.

Mặt khác, một vấn đề được đặt ra là hành vi giao hàng, nhận hàng ở đây là hành vi pháp lý hay hành vi thực tế thì Điều 58 khơng xác định rõ ràng. Trong trường hợp này, nếu hành vi giao, nhận hàng là hành vi pháp lý thì thời điểm chuyển rủi ro từ người bán sang người mua là thời điểm người bán giao hàng, người vận chuyển

53 Khoản 1 Điều 67 Công ước Viên 1980.

54 “Germany 13 April 2000 Lower Court Duisburg (Pizza cartons case)”, http://cisgw3.law.pace.edu/cases/000413g1.html, truy cập ngày 24/7/2019.

nhận hàng theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng mà hồn tồn khơng phụ thuộc vào hành vi giao, nhận hàng trên thực tế. Nếu hành vi giao, nhận hàng này là hành vi thực tế thì Điều 58 đã khơng đặt ra cách giải quyết đối với trường hợp người mua được quyền ký hợp đồng vận chuyển mà người mua không thông báo cho người bán về người vận chuyển hoặc có thơng báo cho người bán nhưng người vận chuyển không thực hiện việc nhận hàng theo thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng thì rủi ro sẽ được chuyển giao như thế nào. Đối với vấn đề này, Điều 58 Luật Thương mại 2005 chưa có quy định rõ ràng nhưng theo điều khoản FCA (giao cho nhà chun chở) Incoterms 2010 thì có quy định cụ thể rằng người bán có nghĩa vụ giao hàng, làm thủ tục xuất khẩu cho đến khi giao cho nhà chuyên chở được chỉ định bởi người mua tại địa điểm đã được chỉ định vào ngày hoặc trong thời hạn cho việc giao hàng. Nếu người mua không chỉ rõ địa điểm giao hàng chính xác, người bán sẽ chọn điểm giao hàng phù hợp nhất cho mục đích của mình trong những địa điểm nơi mà nhà chuyên chở sẽ nhận hàng. Trường hợp người mua không thông báo cho người bán về chỉ định nhà chuyên chở hoặc nhà chun chở khơng nhận hàng thì người mua phải chịu mọi rủi ro kể từ ngày hoặc thời hạn cho việc giao hàng với điều kiện hàng đã được phân biệt rõ ràng là hàng của hợp đồng. Đây là trường hợp rủi ro sẽ được chuyển sớm cho người mua dù người bán đã giao hàng hay chưa. Vì vậy pháp luật Việt Nam nên bổ sung nội dung này vào quy định của mình để bảo vệ lợi ích của người bán. Ngồi ra, với dự thảo Incoterms 2020, FCA có sự thay đổi. Theo đó, FCA sẽ mở rộng thành hai điều kiện: một dành cho vận tải đường bộ và một dành cho vận tải đường biển. Mở rộng việc sử dụng FCA tạo ra sự thay đổi ý nghĩa bởi FCA giúp người bán kiểm soát

và hiểu rõ các nghĩa vụ và trách nhiệm thông quan xuất khẩu.55

Xét thấy rằng, trong hoạt động mua bán hàng hóa, thơng thường việc giao hàng được thực hiện thông qua người chuyên chở. Mặt khác, hợp đồng vận chuyển thường có tính độc lập với hợp đồng mua bán hàng hóa, vì vậy người bán và người mua phải phân chia trách nhiệm gánh chịu rủi ro cho nhau. Theo đó, nếu người mua khơng thông báo kịp thời cho người bán biết tên người chuyên chở, phương thức vận chuyển (nếu cần thiết) cùng với ngày hay thời hạn mà hàng hóa phải được người bán giao cho người chuyên chở hoặc nếu người chuyên chở do người mua chỉ định không nhận hàng thì người mua phải chịu mọi rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa kể từ

55 “Olegario LLamazares, Incoterms 2020: main changes”, http://globalnegotiator.com/files/Incoterms-2020- changes.pdf, truy cập ngày 27/10/2019.

ngày đã thỏa thuận để giao hàng hoặc ngày hết thời hạn để giao hàng, với điều kiện là hàng đã được cá biệt hóa, tức là được tách riêng hẳn hoặc phân biệt bằng một cách nào khác thể hiện là hàng hóa của hợp đồng. Điều này có thể xem là hợp lý hơn cả đối với việc chuyển rủi ro trong trường hợp khơng có địa điểm giao hàng xác định nhằm buộc người mua phải có hành động tích cực cũng như tinh thần trách nhiệm cao trong việc thực hiện hợp đồng.

Như vậy, qua những phân tích trên thì tương tự như đối với chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định, thiết nghĩ đối với việc xác định thời điểm chuyển rủi ro trong trường hợp khơng có địa điểm giao hàng xác định được quy định tại Điều 58 Luật Thương mại 2005 cũng nên có những sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hơn nội dung của chế định này, đó là:

Luật Thương mại nên có quy định về trách nhiệm của người vận chuyển khi không nhận hàng vào thời gian, địa điểm theo thỏa thuận trong hợp đồng vận chuyển. Quy định như vậy có ý nghĩa rất lớn bởi khi bên bán giao hàng đúng theo điều kiện đã thỏa thuận mà người vận chuyển lại khơng nhận hàng thì lúc này người bán phải tốn thêm một khoản chi phí để bảo quản số hàng hóa này như chi phí nhà kho, bãi chứa, thuê xe vận chuyển hàng hóa và hàng hóa có thể sẽ bị hư hỏng trong thời gian chờ được nhận hàng. Đồng thời, Luật Thương mại nên có thêm điều khoản quy định khi nào người bán được xem là hoàn thành nghĩa vụ giao hàng thì việc áp dụng điều luật này trên thực tế để xác định thời điểm nào, bên nào phải gánh chịu rủi ro đối với hàng hóa sẽ dễ dàng hơn và góp phần bảo vệ được quyền lợi của bên bán trong việc thực hiện hợp đồng mua bán.

Trong điều khoản quy định về chuyển rủi ro giữa người mua và người bán, theo thông lệ quốc tế, để xác định thời điểm rủi ro được chuyển từ người bán sang người mua đối với hàng đặc định và hàng đồng loại có sự khác nhau đáng kể. Vì vậy, Luật Thương mại nên có sự phân biệt giữa hàng đặc định và hàng cùng loại. Sự phân biệt giữa hàng đặc định và hàng cùng loại trong điều khoản quy định về chuyển rủi ro như thế nào đã được đề xuất sửa đổi, bổ sung tại mục 2.1 về quy định chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định. Theo đó quy định rủi ro sẽ khơng được chuyển giao từ người bán sang người mua nếu hàng hóa khơng được đặc định hóa cho mục đích của hợp đồng.

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về chuyển rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa (Trang 51 - 55)