1.1. Sự cần thiết phải hạn chế tiêu thụ thuốc lá
1.1.2.5. Biện pháp đánh thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế TTĐB ( Excise duty) đã ra đời và áp dụng trên khắp thế giới từ rất sớm. Tuỳ vào chính sách pháp luật của từng nước mà thuế TTĐB có tên gọi khác nhau như: thuế tiêu dùng đặc biệt (Pháp), thuế đặc biệt (Thuỵ Điển), thuế hàng hóa (vùng Đơng Nam Á)…
Ở Việt Nam, thuế TTĐB mới được đưa vào sử dụng từ năm 1990 nhưng trước đó đã có thuế hàng hố được áp dụng để đánh vào những mặt hàng không thiết yếu. Đối tượng chịu thuế TTĐB thường không nhiều. Cũng như hầu hết các nước, ở Việt Nam thuế TTĐB chỉ đánh vào các mặt hàng cao cấp, xa xỉ, khơng thật cần thiết mà Nhà nước khơng khuyến khích tiêu dùng. Riêng thuốc lá là mặt hàng có hại cho sức khoẻ con người, môi trường, cho nền kinh tế… nên Nhà nước ta đã xếp nó vào nhóm đối tượng phải chịu thuế TTĐB.
Thuế TTĐB là loại thuế có ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả và quan hệ cung cầu trên thị trường của các sản phẩm hàng hố, dịch vụ chịu thuế. Nó tác động đến thu nhập và hành vi của người tiêu dùng cũng như của người sản xuất. Cho nên, Nhà nước ta đã sử dụng nó như một cơng cụ pháp lý để hạn chế tiêu thụ thuốc lá tại Việt Nam.
17
Điều 30 Nghị Định 119/2007/NĐ-CP ngày 18/7/2007 về sản xuất và kinh doanh thuốc lá.
18
Điểm c Mục 4 Phần I Chỉ Thị 12/2007/CT-TTgCP ngày 10/5/20007 về việc tăng cường các hoạt động phòng,chống tác hại của thuốc lá
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng
So với biện pháp tuyên truyền giáo dục thì biện pháp đánh thuế này có nhiều ưu điểm hơn. Nếu biện pháp tuyên truyền giáo dục chỉ tác động vào tâm lý của người tiêu dùng để hình thành nhận thức của họ đối với tác hại của thuốc lá mà từ bỏ hút thuốc, thì thuế TTĐB lại đánh vào túi tiền của người tiêu dùng. Biện pháp tuyên truyền giáo dục đòi hỏi phải mất nhiều thời gian, tiền của của Nhà nước trong khi việc đánh thuế TTĐB không chỉ tác động nhanh hơn đối với tâm lý của người tiêu dùng mà cịn góp phần làm tăng thêm nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước.
Khác với việc cấm hút thuốc lá chỉ được thực hiện trong những trường hợp nhất định, trong những không gian nhất định và phải được quy định cụ thể, rõ ràng trong các văn bản pháp luật. Biện pháp đánh thuế TTĐB gọn nhẹ hơn nhiều. Nó được áp dụng một cách thống nhất trong cả nước trong một khoản thời gian xác định. Vì vậy, nó được thực hiện một cách đồng bộ hơn.
Thuế TTĐB có cách thức điều tiết được coi là ít “đau xót” hơn đối với người chịu thuế. Vì tiền thuế được cấu thành trong giá bán các sản phẩm thuốc lá cho nên khi tiêu dùng các sản phẩm này, người tiêu dùng khơng có cảm giác là mình đang phải đóng thuế. Nó khác hẳn với biện pháp xử phạt vi phạm hành chính là phạt tiền. Vì phạt tiền tác động trực tiếp đến túi tiền của người tiêu dùng khiến cho họ khó có thể chấp nhận hình phạt này. So với biện pháp cảnh cáo, biện pháp đánh thuế TTĐB làm cho người tiêu thụ thuốc lá không cảm thấy mình bị ảnh hưởng về danh dự, uy tín… Ngồi ra, do đã có Luật thuế TTĐB được áp dụng một cách thống nhất nên cách thức đánh thuế được quy định rất cụ thể và nhanh chóng khơng phải mất nhiều thời gian và trải qua nhiều thủ tục hành chính như phạt tiền và cảnh cáo. Vì mỗi khi muốn thực hiện một trong 2 biện pháp xử phạt vi phạm hành chính này phải có quyết định xử phạt của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Tóm lại, so với các biện pháp mà Nhà nước ta đã sử dụng để hạn chế tiêu thụ thuốc lá, biện pháp đánh thuế TTĐB có nhiều ưư điểm vượt trội, nó giúp tiết kiệm chi phí quản lý của Nhà nước, mang lại hiệu quả cao và dễ dàng thực hiện trong thực tế cuộc sống. Hiện nay, biện pháp đánh thuế TTĐB đang tồn tại song hành cùng với các biệp pháp trên và ngày càng thể hiện nổi bật vai trị của mình trong việc hạn chế tiêu thụ thuốc lá tại Việt Nam.