Nội dung điều chỉnh của pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá

Một phần của tài liệu Thuế TTĐB, công cụ pháp lý hữu hiệu trong việc hạn chế tiêu thụ thuốc lá tại việt nam (Trang 33)

TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ

2.1. Nội dung điều chỉnh của pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá thuốc lá

2.1.1. Đối tượng chịu thuế và đối tượng không thuộc diện chịu thuế 2.1.1.1. Đối tượng chịu thuế 2.1.1.1. Đối tượng chịu thuế

Theo lý luận chung, đối tượng chịu thuế là đối tượng khách quan phải thu thuế, là “vật chuẩn” mà dựa vào đó Nhà nước thu được một số tiền thuế nhất định. Đối tượng chịu thuế được quy định phụ thuộc vào ý chí của các nhà làm luật ở mỗi quốc gia. Tùy thuộc vào chủ trương của mỗi Nhà nước trong việc hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng, điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư, bởi phong tục tập quán của mỗi quốc gia…mà đối tượng chịu thuế TTĐB được quy định khác nhau. Tuy nhiên, một điểm chung mà bất cứ quốc gia nào cũng dựa vào khi khi đánh thuế TTĐB đó là: đánh thuế vào các mặt hàng cao cấp, không thiết yếu, Nhà nước khơng khuyến khích tiêu dùng và cần phải điều tiết mạnh như: thuốc lá, rượu bia, xăng dầu, kinh doanh vũ trường, karaoke…Dựa vào đối tượng chịu thuế đặc thù như vậy nên có thể dễ dàng xác định được phạm vi điều chỉnh của pháp luật thuế TTĐB cũng như chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. Từ đó, giúp chúng ta phân biệt rõ ràng giữa pháp luật thuế TTĐB với các đạo luật thuế khác.

Thuốc lá- tên gọi chung cho các sản phẩm được chế biến từ lá thuốc lá như: thuốc lá điếu, xì gà- là một trong những loại hàng hóa khơng thiết yếu, Nhà nước khơng khuyến khích tiêu dùng, là một trong những loại hàng hoá bị đánh thuế TTĐB. Do những tác hại quá lớn của nó đối với mơi trường, với sức khỏe con người, với nền kinh tế đất nước…nên đây là mặt hàng được quản lý rất chặt chẽ trong sản xuất, kinh doanh và nhập khẩu. Mặc dù trong từng thời kỳ, chính sách và chủ trương của Đảng, Nhà nước ta trong việc đánh thuế đối với các sản phẩm thuốc lá là khác nhau, nhưng kể từ khi Luật thuế TTĐB đầu tiên được Quốc hội ban hành vào năm 1990 cho đến nay, thuốc lá luôn là đối tượng được đưa vào diện chịu thuế TTĐB.

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng

Luật thuế TTĐB năm 1990, tại Điều 9 có quy định mặt hàng thuốc lá bị đánh thuế TTĐB là thuốc hút gồm:

- Thuốc lá lá, thuốc lá sợi - Thuốc lá điếu:

+ Có đầu lọc

+ Khơng có đầu lọc, xì gà

Theo quy định này thì thuốc lá lá, thuốc lá sợi là sản phẩm thuốc lá mới được sơ chế và ở dạng thô, cùng với thuốc lá điếu, xì gà đã được tinh chế và đóng gói có nhãn mác rõ ràng, đều là đối tượng chịu thuế TTĐB. Cũng trong năm 1990, Nhà nước ta đã ban hành Chỉ Thị 278/1990/CT-HĐBT ngày 23/8/1990 quy định về cấm nhập khẩu và lưu thơng thuốc lá điếu của nước ngồi trên thị trường nội địa. Như vậy, mặt hàng thuốc lá là đối tượng chịu thuế TTĐB theo Luật thuế TTĐB 1990 không bao gồm thuốc lá nhập khẩu.

Sau đó, nhận thấy lượng tiêu thụ của các sản phẩm thuốc lá thô gồm thuốc lá lá, thuốc lá sợi trên thị trường nước ta là không nhiều, nên Luật thuế TTĐB sửa đổi, bổ sung năm 1993 đã không đưa mặt hàng này vào đối tượng chịu thuế mà chỉ quy định thuốc hút bị đánh thuế gồm:

- Thuốc lá điếu có đầu lọc, sản xuất bằng nguyên liệu nhập khẩu - Thuốc lá điếu có đầu lọc, sản xuất bằng nguyên liệu trong nước - Thuốc lá điếu khơng có đầu lọc, xì gà

Năm 1995, luật thuế TTĐB được sửa đổi, bổ sung lần 2. Trong giai đoạn này nền kinh tế nước ta có nhiều tín hiệu đáng mừng, đời sống nhân dân được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng lớn. Đồng thời, để đánh dấu bước phát triển trong quá trình hồn thiện pháp luật thuế TTĐB, các mặt hàng chịu thuế TTĐB được mở rộng hơn trước. Nhà nước đã cho phép nhập khẩu thuốc lá điếu và xì gà từ nước ngồi vào Việt Nam để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, đồng thời tạo thêm nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước từ việc thu thuế nhập khẩu và thuế TTĐB đối với loại mặt hàng này. Vì vậy, từ năm 1995, thuốc lá điếu và xì gà nhập khẩu đã bị đưa vào diện chịu thuế TTĐB.

Tuy nhiên, ngay sau đó, Nhà nước ta nhận thấy việc cho nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà từ nước ngồi vào Việt Nam sẽ gây ra những ảnh hưởng lớn đối với ngành Công nghiệp thuốc lá trong nước nên quy định cho phép nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà đã bị bãi bỏ. Nói cách khác, chính sách cấm nhập khẩu thuốc lá theo Chỉ Thị 278/1990/CT-HĐBT đã tiếp tục được Nhà nước ta thực hiện sau một thời gian bị gián đoạn.

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng

Để chuẩn bị cho việc gia nhập WTO vào ngày 11/7/2007, cùng với việc thực hiện các cam kết khu vực và quốc tế về kinh tế, hàng loạt các văn bản pháp luật đã được Nhà nước ta sửa đổi, bổ sung, ban hành mới trong đó có Luật thuế TTĐB. Nhằm tạo ra mơi trường kinh doanh bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngồi trong tiến trình hội nhập, các biện pháp phi thuế quan như cấm nhập khẩu từng bước được dỡ bỏ. Cho nên, Nhà nước ta đã phải chấp nhận cho nhập khẩu các sản phẩm thuốc lá điếu, xì gà vào Việt Nam. Chính vì vậy, theo Luật thuế TTĐB được sửa đổi, bổ sung năm 2005 thì thuốc lá điếu, xì gà nhập khẩu đã được đưa vào đối tượng phải chịu thuế TTĐB. Theo đó, tại Điều 7 Luật thuế TTĐB sửa đổi, bổ sung năm 2005 quy định về mặt hàng thuốc lá là đối tượng chịu thuế TTĐB gồm:

- Thuốc lá điếu - Xì gà

Quy định trên cho thấy, mặt hàng thuốc lá điếu, xì gà chịu thuế TTĐB là thống nhất, khơng có sự phân biệt giữa thuốc lá điếu, xì gà trong nước và thuốc lá điếu, xì gà nhập khẩu như trước đây.

Vì vậy hiện nay, trên thị trường nước ta các sản phẩm thuốc lá rất phong phú và đa dạng. Đây thực sự là một thách thức đối với ngành Công nghiệp sản xuất thuốc lá của Việt Nam, đồng thời cũng gây trở ngại rất lớn cho công tác hạn chế tiêu dùng thuốc lá nhằm phòng chống tác hại của nó mà Nhà nước ta đang thực hiện.

2.1.1.2. Đối tượng không thuộc diện chịu thuế

Ngược lại với đối tượng chịu thuế là đối tượng không thuộc diện chịu thuế. Đây là các hàng hóa, dịch vụ, tài sản hoặc thu nhập được các đạo luật thuế xác định là không thuộc phạm vi điều chỉnh của đạo luật thuế. Riêng đối với thuốc lá, đối tượng không thuộc diện chịu thuế là các sản phẩm thuốc lá không nằm trong phạm vi điều chỉnh của Pháp luật thuế TTĐB.

Nhìn chung, khi quy định về hàng hóa nói chung và về thuốc lá nói riêng, Luật thuế TTĐB cũng như các văn bản sửa đổi, bổ sung Luật thuế TTĐB từ trước đến nay đều quy định có những nét tương đồng.

Cụ thể, theo Điều 3 Luật thuế TTĐB năm 1998, Điều 3 Nghị Định 149/2003/NĐ-CP và Thông Tư 119/2003/TT-BTC thì thuốc lá khơng thuộc diện chịu thuế TTĐB được chia làm 2 trường hợp là: thuốc lá nhập khẩu và thuốc lá sản xuất trong nước. Theo đó:

 Thuốc lá sản xuất trong nước không thuộc diện chịu thuế TTĐB, gồm:

- Thuốc lá do các cơ sở sản xuất, gia công trong nước trực tiếp xuất khẩu ra nước ngồi bao gồm cả thuốc lá bán, gia cơng cho doanh nghiệp chế xuất.

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng

- Thuốc lá do các cơ sở sản xuất trong nước bán hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu theo hợp đồng kinh tế.

- Thuốc lá trong nước sản xuất được mang ra nước ngoài để bán tại hội chợ triễn lãm ở nước ngoài.

Quy định trên xuất phát từ mục tiêu của thuế TTĐB, đó là Nhà nước ta chỉ thu thuế TTĐB đối với những hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB được tiêu dùng tại Việt Nam, nhằm hạn chế hành vi tiêu dùng thuốc lá trên thị trường nội địa, cũng như khuyến khích xuất khẩu thuốc lá ra nước ngồi. Như vậy, thuốc lá do các cơ sở sản xuất trong nước sản xuất ra nhưng nếu được tiêu thụ tại nước ngồi thì hồn tồn khơng nằm trong phạm vi điều chỉnh của Pháp luật thuế TTĐB và không bị đánh thuế .

 Thuốc lá nhập khẩu không thuộc diện chịu thuế TTĐB, gồm:

- Thuốc lá là quà tặng của các tổ chức, cá nhân nước ngoài cho các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.

- Thuốc lá thuộc dạng là đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao do Chính Phủ Việt Nam quy định phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.

- Thuốc lá mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế nhập khẩu của cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài khi xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu Việt Nam.

- Thuốc lá chuyển khẩu, quá cảnh, mượn đường qua Việt Nam theo các hình thức như: vận chuyển thẳng từ nước nhập khẩu đến nước xuất khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam; vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam; vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam; thuốc lá quá cảnh, mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam trên cơ sở Hiệp định đã ký kết giữa 2 Chính Phủ hoặc ngành, địa phương được Thủ Tướng Chính Phủ cho phép.

- Thuốc lá tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu.

- Thuốc lá tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triễn lãm.

- Thuốc lá từ nước ngoài nhập khẩu vào khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất.

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng

- Thuốc lá nhập khẩu để bán tại các cửa hàng kinh doanh hàng miễn thuế ở các cảng biển, sân bay quốc tế, bán cho các đối tượng được hưởng chế độ mua hàng miễn thuế theo quy định của Chính Phủ.

Những trường hợp thuốc lá nhập khẩu không thuộc diện chịu thuế theo quy định như trên là khá nhiều. Mặc dù trên thực tế, các sản phẩm thuốc lá như trên lượng tiêu thụ không nhiều và khơng phổ biến trong quần chúng nhân dân nhưng vì thuốc lá có quá nhiều tác hại và Nhà nước ta khơng khuyến khích tiêu dùng nên quy định như vậy là không cần thiết và nên thu hẹp lại. Thiết nghĩ, nếu quy định này vẫn được duy trì và khơng có sự sửa đổi thì sẽ tạo nên sự bất bình đẳng giữa các đối tượng nộp thuế và giữa những người tiêu dùng thuốc lá, đi ngược lại với bản chất bình đẳng vốn có của thuế. Khơng những thế, mục đích hạn chế tiêu thụ thuốc lá tại Việt Nam thơng qua chính sách đánh thuế TTĐB sẽ không phát huy được hiệu quả cao. Đồng thời, Nhà nước ta cũng bị thất thu một khoản ngân sách đáng kể mà đáng lý ra phải được nộp vào quỹ Ngân sách Nhà nước.

2.1.2. Đối tượng nộp thuế

Đối tượng nộp thuế của một đạo luật thuế là những tổ chức, cá nhân có hành vi tác động lên đối tượng chịu thuế và theo quy định của đạo luật thuế thì các tổ chức, cá nhân này có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. Trong hoạt động lập pháp, việc xác định rõ đối tượng nộp thuế có ý nghĩa rất quan trọng. Nó giúp thể hiện được chính sách đối xử của Nhà nước, yêu cầu gánh chịu thuế và điều hòa thu nhập, luồng vốn đầu tư trong đời sống kinh tế- xã hội. Theo đó, các tổ chức, cá nhân có

hành vi tác động lên mặt hàng thuốc lá, và được pháp luật thuế TTĐB quy định có nghĩa vụ nộp thuế sẽ là đối tượng nộp thuế TTĐB.

Theo Luật thuế TTĐB năm 1990, chỉ có các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế sản xuất mặt hàng thuốc lá phải nộp thuế TTĐB. Trong giai đoạn này, việc nhập khẩu thuốc lá cũng như các nguyên liệu dùng để chế biến sản phẩm thuốc lá bị cấm nên các cơ sở nhập khẩu thuốc lá không phải là đối tượng nộp thuế TTĐB.

Luật thuế TTĐB sửa đổi, bổ sung năm 1993 đưa ra quy định các loại thuốc lá có đầu lọc sản xuất bằng nguyên liệu nhập khẩu đều phải chịu thuế TTĐB. Tuy nhiên, việc thu thuế này chỉ áp dụng đối với các cơ sở sản xuất ra mặt hàng thuốc lá điếu có đầu lọc sản xuất bằng nguyên liệu nhập khẩu chứ không thu thuế đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi nhập khẩu sản phẩm thuốc lá. Vì trong giai đoạn này Nhà nước ta không cho phép nhập khẩu sản phẩm thuốc lá.

Vào năm 1995, khi Luật thuế TTĐB năm 1990 được sửa đổi, bổ sung lần 2, cùng với quy định cho nhập khẩu sản phẩm thuốc lá điếu, xì gà vào Việt Nam, Nhà

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng

nước ta đã quy định các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế (gọi chung là cơ sở) sản xuất, nhập khẩu mặt hàng thuốc lá đều phải nộp thuế TTĐB.

Đến nay, theo quy định tại Điều 2 Luật thuế TTĐB sửa đổi, bổ sung năm 2003 và Điều 2 Nghị Định 149/2003/NĐ-CP thì đối tượng nộp thuế TTĐB đối với mặt hàng thuốc lá là các tổ chức, cá nhân (gọi chung là cơ sở) có hoạt động sản xuất, nhập khẩu thuốc lá. Cụ thể:

­ Cơ sở sản xuất thuốc lá thuộc diện chịu thuế TTĐB phải nộp thuế TTĐB đối với hàng hóa này ở khâu sản xuất.

­ Cơ sở nhập khẩu thuốc lá thuộc diện chịu thuế TTĐB phải nộp thuế TTĐB đối với hàng hóa này ở khâu nhập khẩu.

Như vậy, theo thời gian, đối tượng nộp thuế TTĐB đối với thuốc lá ngày càng được mở rộng. Đây là xu thế chung không chỉ áp dụng đối với các sản phẩm từ thuốc lá mà cịn đối với các hàng hóa, dịch vụ khác chịu thuế TTĐB.

Có một điều lưu ý khi xác định đối tượng nộp thuế TTĐB đối với thuốc lá là cần phân biệt đối tượng nộp thuế và người gánh chịu thuế. Vì thuế TTĐB là một loại thuế gián thu nên người chịu thuế chính là người tiêu dùng. Thuốc lá cũng vậy, người chịu thuế TTĐB đối với thuốc lá là người tiêu dùng thuốc lá, còn đối tượng nộp thuế TTĐB đối với thuốc lá là các cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc lá. Như vậy, chúng ta đã thấy được rõ chính sách đánh thuế TTĐB đối với thuốc lá của Nhà nước

ta: người tiêu dùng mới chính là người gánh chịu thuế. Mặc dù người gánh chịu

thuế này không được quy định rõ ràng trong Luật thuế TTĐB nhưng lại là mối quan tâm hàng đầu trong việc xây dựng pháp luật của các nhà lập pháp và trong và trong việc thu thuế của cơ quan thu. Bởi thông qua việc đánh thuế gián tiếp vào thu nhập của người tiêu dùng thuốc lá, Nhà nước ta đã điều tiết thu nhập của những đối tượng này, hướng dẫn họ sử dụng những mặt hàng khác có lợi hơn cho sức khoẻ, cho mơi trường… Có như vậy, thuốc lá mới được hạn chế tiêu dùng.

2.1.3. Căn cứ tính thuế

Để xác định được số tiền thuế mà đối tượng nộp thuế TTĐB phải nộp, Luật thuế TTĐB đưa ra quy định về căn cứ tính thuế.

Theo quy định của pháp luật thuế TTĐB, căn cứ tính thuế là các yếu tố mà đạo luật thuế quy định để nhằm xác định số tiền thuế mà đối tượng nộp thuế có

Một phần của tài liệu Thuế TTĐB, công cụ pháp lý hữu hiệu trong việc hạn chế tiêu thụ thuốc lá tại việt nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)