Vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt trong việc hạn chế tiêu thụ thuốc lá

Một phần của tài liệu Thuế TTĐB, công cụ pháp lý hữu hiệu trong việc hạn chế tiêu thụ thuốc lá tại việt nam (Trang 30 - 33)

1.2. Vai trò hạn chế tiêu thụ thuốc lá của thuế tiêu thụ đặc biệt

1.2.2. Vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt trong việc hạn chế tiêu thụ thuốc lá

Cũng như các hàng hóa khác phải chịu thuế TTĐB, việc đánh thuế TTĐB đối với thuốc lá giúp Nhà nước ta thực hiện tốt chính sách quản lý đối với các cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc lá; giúp hướng dẫn việc sản xuất của nhà đầu tư và tiêu dùng của người dân hợp lý; giúp ổn định và tăng nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước…Nhưng tựu chung lại, vấn đề hạn chế tiêu thụ thuốc lá ln là mục đích cao nhất và là tiền đề để Nhà nước ta thực hiện biện pháp này. Không phải dựa trên cảm tính chủ quan mà Nhà nước ta thực hiện biện pháp đánh thuế TTĐB. Bằng chứng là biện pháp này đã được các nước trên thế giới sử dụng từ khá lâu và thuốc lá luôn là mặt hàng phải chịu thuế TTĐB.

Có thể dễ dàng nhận thấy tính khoa học của biện pháp này thông qua cơ chế tác động của thuế TTĐB đến hành vi tiêu dùng thuốc lá của người dân. Để thấy rõ được cơ chế này có tác dụng như thế nào trong việc hạn chế tiêu thụ thuốc lá, trước tiên chúng ta cần nghiên cứu về tâm lý của người tiêu dùng. Giữa tiêu dùng và sản xuất có mối quan hệ nội tại thống nhất. Tiêu dùng tạo ra nhu cầu về những sản phẩm mới. Nhu cầu càng cao thì càng khiến cho sản xuất phát triển. Nếu coi sản xuất cung cấp đối tượng cho tiêu dùng dưới hình thái bên ngồi thì tiêu dùng lại là giả định của sản xuất như là hình ảnh bên trong. Hành vi tiêu dùng là động lực kích thích sản xuất. Như vậy, chính hành vi hút thuốc lá, đặc biệt là nhu cầu hút những loại thuốc lá cao cấp, “êm”, “nhẹ”… đã tạo điều kiện để nhà sản xuất thuốc lá nâng cao chất lượng, cải tiến về mẫu mã…

Khi khơng có thuế, chi phí cho các yếu tố hợp thành sản phẩm thuốc lá với giá trị đích thực của nó sẽ tạo thành điểm cân bằng cung cầu tương xứng trên thị trường. Song, khi có thuế thì thuế sẽ bao hàm trong giá bán sản phẩm thuốc lá. Thuế sẽ làm tăng chi phí đầu tư của quá trình sản xuất. Vì vậy, nó sẽ làm cho nhà sản xuất mong muốn bán được thật nhiều, thật nhanh các sản phẩm thuốc lá để vừa có

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng

thể nộp đủ số thuế cho Nhà nước khi đến hạn vừa thu hồi vốn và thu lợi nhuận, tiếp tục quá trình sản xuất.

Về phía người tiêu dùng thuốc lá, đặc biệt là những người hút thuốc lá thường xuyên rất nhạy cảm với giá thuốc lá trên thị trường. Đối với những người thường xuyên hút một nhãn hiệu thuốc lá quen thuộc thì lại càng nhạy cảm với sự lên xuống của giá thuốc lá. Chính thói quen này đã chi phối hành vi mua thuốc lá của họ và là thước đo để họ cân nhắc xem giá cả của loại thuốc lá mà họ đang hút hay giá cả của loại thuốc lá khác có hợp lý hay khơng. Nếu giá cả phù hợp với túi tiền và thói quen tiêu dùng của họ thì họ sẽ vui lịng chấp nhận, khơng phù hợp thì họ sẽ khơng dễ gì chấp nhận. Và thơng thường, khi thói quen này được hình thành thì sẽ được duy trì ổn định và bền vững.

Việc Nhà nước ta đánh thuế TTĐB đối với thuốc lá có ảnh hưởng rất lớn đến giá cả của thuốc lá. Đánh thuế càng cao thì giá thuốc lá càng cao. Đối với người nghiện thuốc lá phải hút thuốc lá thường xuyên thì giá cả lại càng tác động đến họ nhiều hơn. Việc tăng giá thuốc lá dẫn đến phải tăng chi phí tiêu dùng hàng ngày của họ đã buộc họ phải đắn đo, phải cân nhắc trước mỗi khi mua thuốc lá để hút. Có thể họ sẽ chuyển qua hút các loại thuốc lá khác rẻ tiền hơn hoặc sẽ cố gắng cai nghiện để giảm chi tiêu. Còn đối với người chưa nghiện thuốc lá, họ cũng sẽ suy tính và biết trước việc hút thuốc lá dẫn đến nghiện sẽ tốn kém nhiều như thế nào và từ đó khơng tiếp tục hút nữa.

Thuế TTĐB đẩy giá thành sản phẩm thuốc lá lên cao thực sự là một trở ngại cho cả người sản xuất và người tiêu dùng. Có cầu ắt phải có cung, cung ngược lại sẽ thúc đẩy, tạo điều kiện để cầu phát triển. Cung tăng thì cầu tăng, cung giảm thì cầu giảm. Nhu cầu tiêu thụ thuốc lá của người tiêu dùng và khả năng cung cấp các sản phẩm thuốc lá của nhà sản xuất cũng theo quy luật cung cầu này. Trong nền kinh tế thị trường, quy luật cung cầu chi phối hoạt động sản xuất, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ qua giá cả. Vì vậy, khi giá cả thuốc lá tăng cao thì sẽ có một bộ phận khơng nhỏ người tiêu dùng phải giảm hút thuốc. Đến lúc đó, các nhà sản xuất thuốc lá sẽ mất đi một lượng khách hàng thường xun của mình khiến cho việc kinh doanh bn bán thuốc lá bị giảm sút. Họ sẽ khơng thể quay vịng vốn nhanh để tiếp tục thực hiện việc sản xuất, kinh doanh thuốc lá. Do đó, họ sẽ khơng cịn cảm thấy hứng thú để tiếp tục thực hiện hoạt động của mình. Như vậy, tiêu dùng giảm đã làm cho sản xuất bị giảm. Khi tiêu dùng giảm, sản xuất bị thu hẹp, mục đích hạn chế tiêu thụ thuốc lá của Nhà nước ta đã đạt được.

Bên cạnh đó, cùng với quản lý tốt việc sản xuất, kinh doanh và nhập khẩu thuốc lá thì chúng ta sẽ loại bỏ được việc sản xuất và buôn bán thuốc lá tràn lan, không đúng quy định. Khi Ngân sách Nhà nước được tăng cường thì cơng tác phịng chống tác hại thuốc lá sẽ được đầu tư có quy mơ và chất lượng. Thực hiện tốt

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng

các điều này thì sẽ góp phần làm cho biện pháp đánh thuế TTĐB càng phát huy tốt vai trị của mình. Đến lúc đó, chúng ta mới giảm thiểu tác hại thuốc lá đối với sức khoẻ con người, đối với kinh tế đất nước, đối với môi trường…và bảo vệ các thế hệ hiện tại cũng như tương lai thoát khỏi các tác hại nảy sinh từ việc hút thuốc lá.

Kết luận chương 1

Thuốc lá là một loại sản phẩm đã có từ lâu đời. Do lượng tiêu thụ ít, do nhận thức cịn hạn chế nên trước kia người dân khơng có khái niệm phịng chống tác hại thuốc lá hay hạn chế tiêu thụ thuốc lá. Thậm chí có thời kỳ, hút thuốc lá được coi là cao sang, là hợp thời thượng, là dành cho tầng lớp quý tộc. Ngày nay, khi nhận thức được về tác hại của thuốc lá trên nhiều phương diện khác nhau như: tác hại đối với sức khoẻ con người, tác hại đối với môi trường, thiệt hại cho nền kinh tế đất nước… thì khơng những Việt Nam mà hầu như các nước trên thế giới đều ra sức hành động nhằm hạn chế những tác hại của thuốc lá. Ở nước ta, hút thuốc lá hiện nay đang là vấn nạn địi hỏi phải có giải pháp hạn chế dẫn đến loại trừ tác hại của nó. Có nhiều biện pháp đã được Nhà nước ta sử dụng như: đánh thuế TTĐB, tuyên truyền giáo dục, xử phạt vi phạm hành chính, cấm hút thuốc lá…để hạn chế tác hại của thuốc lá. Trong các biện pháp trên thì biện pháp đánh thuế TTĐB đã được Nhà nước ta sử dụng từ khá lâu và đạt được nhũng thành quả nhất định. Với vai trò được thể hiện trên nhiều phương diện, thuế TTĐB ngày càng chiếm ưu thế trong các biện pháp nhằm hạn chế tiêu thụ thuốc lá tại Việt Nam. Tuy nhiên để thấy được công cụ pháp lý này được thể hiện như thế nào, cách thức đánh thuế như vậy có ưu và nhược điểm gì thì địi hỏi chúng ta phải phân tích cụ thể hơn nữa. Có như vậy, chúng ta mới xây dựng được pháp luật thuế TTĐB đối với thuốc lá thật hợp lý, giúp nó thực sự phát huy tốt vai trị vốn có của mình trong việc hạn chế tiêu thụ thuốc lá tại Việt Nam.

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng

CHƯƠNG 2

NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT THUẾ

Một phần của tài liệu Thuế TTĐB, công cụ pháp lý hữu hiệu trong việc hạn chế tiêu thụ thuốc lá tại việt nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)