Thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu Thuế TTĐB, công cụ pháp lý hữu hiệu trong việc hạn chế tiêu thụ thuốc lá tại việt nam (Trang 54 - 56)

2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá

2.2.1.Thành tựu đạt được

Biện pháp đánh thuế TTĐB đã đạt được thành công trong nhiều mặt nhưng tóm gọn lại thì có thể kể đến các mặt sau:

Thứ nhất, việc đánh thuế TTĐB đã làm giảm lượng tiêu thụ thuốc lá ở Việt

Nam. Trước khi Việt Nam gia nhập WTO, cùng với chính sách cấm nhập khẩu

thuốc lá từ nước ngồi vào Việt Nam thì chính sách đánh thuế TTĐB cao đối với các sản phẩm thuốc lá có nguyên liệu nhập khẩu, đồng thời tăng thuế TTĐB đối với thuốc lá sản xuất trong nước đã làm cho lượng tiêu thụ thuốc lá giảm đáng kể. Cụ thể, vào năm 2006, Luật thuế TTĐB sửa đổi, bổ sung năm 2005 đã tăng thuế suất đối với thuốc lá. Theo đó, thuế TTĐB đối với thuốc lá tăng từ 45% lên 55% thực sự là một gánh nặng đối với ngành Công nghiệp sản xuất thuốc lá. Do vậy, tổng sản lượng thuốc lá tiêu thụ đã giảm 11,4%, riêng tiêu thụ nội địa giảm khoảng 14%26. Trong năm này, mục tiêu đánh thuế TTĐB để hạn chế tiêu thụ thuốc lá của Nhà nước ta đã phát huy tác dụng và đạt được kết quả tốt. Điều này càng khẳng định rằng việc đánh thuế TTĐB chắc chắn sẽ làm hạn chế việc tiêu thụ thuốc lá tại Việt Nam và hứa hẹn trong một tương lai khơng xa chúng ta có thể phịng ngừa và ngăn chặn được các tác hại do thuốc lá gây ra.

Thứ hai, việc đánh thuế TTĐB đối với thuốc lá đã góp phần ổn định nguồn

thu cho Ngân sách Nhà nước để Nhà nước ta thực hiện các dự án phát triển kinh tế- xã hội. Tỷ trọng thu Ngân sách từ thuế TTĐB trong tổng thu Ngân sách từ thuế, phí

và lệ phí đã ổn định và tăng qua các năm, năm 2003 là 6,39%, năm 2004 là 7,45%, năm 2005 là 7,73%, năm 2006 là 7,46% và năm 2007 là 9,49%27. Riêng Tổng Công ty thuốc lá Việt Nam năm 2007 đã đạt doanh thu 16000 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2006, nộp Ngân sách Nhà nước đuợc 3000 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 200628. Nếu xét trong tất cả các đối tượng chịu thuế TTĐB thì số tiền thuế TTĐB thu từ thuốc lá luôn đứng ở vị trí cao nhất so với các đối tượng cịn lại. Với số tiền thu được này, bên cạnh việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội chung, Nhà nước ta còn sử dụng để phục vụ cho cơng tác phịng chống tác hại thuốc lá mà “Chính sách quốc gia phịng chống tác hại thuốc lá” là một điển hình.

26

Xem: “Thuốc lá ngoại thèm muốn thị trường Việt Nam”, http://vietbao.vn/Kinh-te/Thuoc-la-ngoai-

them-muon-thi-truong-Viet-Nam/20665677/87.

27 Xem: Dự thảo tở trình Chính Phủ về dự án Luật thuế TTĐB (sửa đổi) năm 2008.

28

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng

Thứ ba, việc đánh thuế TTĐB đối với thuốc lá đã góp phần hướng dẫn sản

xuất đối với các cơ sở sản xuất thuốc lá, hướng dẫn tiêu dùng đối với người tiêu thụ thuốc lá. Thuốc lá là một trong những mặt hàng mà Nhà nước ta khơng khuyến

khích tiêu dùng bị đánh thuế TTĐB. Quy định này của Pháp luật thuế TTĐB là phù hợp với thơng lệ quốc tế, góp phần hình thành một xu hướng tiêu dùng xã hội lành mạnh. Trong những năm qua, sở dĩ sản lượng thuốc lá được sản xuất ra không giảm, lượng tiêu thụ thuốc lá lại giảm mà Ngân sách Nhà nước ta vẫn giữ được ổn định là bởi vì chúng ta đã tăng cường xuất khẩu thuốc lá. Đây là một trong những mục tiêu quan trọng mà Nhà nước ta luôn cố gắng thực hiện. Nếu năm 1998, Tổng Công thuốc lá Việt Nam mới chỉ bắt đầu xuất khẩu được nguyên liệu thuốc lá lá với kim nghạch không đáng kể: 1,47 triệu USD thì đến năm 1999 đã tăng lên 2,1 triệu USD, theo kế hoạch năm 2000 sẽ là 4 triệu USD29. Đến năm 2007, lượng thuốc lá xuất khẩu đã tăng vượt xa so với dự tính: 64 triệu USD, tăng 30% so với năm 200630. Chính nhờ có biện pháp đánh thuế TTĐB với mức thuế xuất cao như vậy đã thúc đẩy các Doanh nghiệp sản xuất thuốc lá tìm kiếm thị trường mới. Để có thể đưa sản phẩm của mình vào thị trường nước ngồi, các doanh nghiệp này đã phải đầu tư vào chế biến nguyên liệu, phụ liệu, giảm bớt các chất gây nghiện, các phụ gia độc hại trong sản xuất, chế biến và bảo quản thuốc lá. Như vậy, chính sách đánh thuế TTĐB đã hướng dẫn việc sản xuất thuốc lá đi đúng hướng, góp phần bảo vệ người tiêu dùng thuốc lá.

Thứ tư, việc đánh thuế TTĐB đối với thuốc lá nói riêng và đối với các hàng

hoá, dịch vụ khác nói chung đã góp phần vào việc hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Cùng với việc thực hiện lộ trình từng bước tăng thuế suất thuế TTĐB đối

với một số mặt hàng như ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước, bia hơi, bia tươi; việc áp dụng một mức thuế suất thống nhất đối với mặt hàng thuốc lá đã đáp ứng được yêu cầu phục vụ cho việc đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới– WTO. Bởi vì chính sách khơng phân biệt đối xử giữa thuốc lá nội và thuốc lá ngoại là một trong những yêu cầu mà các thành viên của tổ chức WTO bắt buộc Việt Nam phải thực hiện. Do đó, việc thực hiện tốt yêu cầu này đã góp phần làm cho các nước trong tổ chức này tin tưởng vào chính sách pháp luật của nước ta, ủng hộ và tạo điều kiện cho nước ta gia nhập WTO. Kết quả là vào ngày 11/7/2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức này. Đây thực sự là một thành công lớn cho nền kinh tế nước ta, mở ra triển vọng hợp tác kinh tế quốc tế với các nước trên thế giới, trong đó có việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thuốc lá.

Ngoài ra, trong thời gian gần đây, bên cạnh các biện pháp như: tuyên truyền phòng chống tác hại thuốc lá, cấm hút thuốc tại nơi công cộng…biện pháp đánh thuế TTĐB đã góp phần mang lại một số thành tựu như: người dân ngày càng nhận

29 Xem: http://www.mpi.gov.vn/ttkt-xh.aspx?Lang=4&mabai=1427

30

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng

thức và hiểu rõ hơn về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe, ngày càng có nhiều người tự nguyện bỏ thói quen hút thuốc lá, còn đối với những người chưa hút thì khơng dám hút và sử dụng những sản phẩm khác tốt hơn cho sức khỏe của mình…

Một phần của tài liệu Thuế TTĐB, công cụ pháp lý hữu hiệu trong việc hạn chế tiêu thụ thuốc lá tại việt nam (Trang 54 - 56)