Kinh nghiệm từ nước ngoài

Một phần của tài liệu Thuế TTĐB, công cụ pháp lý hữu hiệu trong việc hạn chế tiêu thụ thuốc lá tại việt nam (Trang 59)

2.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hạn chế tiêu thụ thuốc lá của thuế

2.3.1.Kinh nghiệm từ nước ngoài

Thuốc lá gây tác hại về nhiều mặt nhưng điển hình nhất vẫn là tác hại đối với sức khỏe con người. Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 5 triệu người tử vong vì các bệnh liên quan đến khói thuốc. Con số này dự kiến sẽ tăng gấp đơi vào năm 2020 nếu tình trạng hiện nay khơng cải thiện33. Các nước trên thế giới đã nhận thức được vấn đề này và đã bắt tay vào thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế tác hại của thuốc lá từ lâu. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế- xã hội, phong tục tập quán…mà mỗi quốc gia lại thực hiện các biện pháp khác nhau. Tuy nhiên, chính sách đánh thuế TTĐB thì hầu như quốc gia nào cũng sử dụng.

Singapore và Thái Lan là hai quốc gia ở Châu Á mạnh tay nhất trong “Cuộc chiến chống khói thuốc lá”. Cả hai nước này đều quy định mức thuế suất thuế TTĐB rất cao đối với thuốc lá: Thái Lan là 75% so với giá bán lẻ và Singapore là 66%. Bên cạnh đó, Chính Phủ các nước này cũng thực hiện rất nhiều biện pháp khác để phối hợp với biện pháp đánh thuế TTĐB. Tháng 12/2004, Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra đã ra lệnh phạt 750 USD, thậm chí tù 3 tháng đối với bất cứ ai bán thuốc lá cho trẻ vị thành niên. Cột mốc tiếp theo là vào ngày 31/5/2005, tất cả các cửa hàng cũng như quầy bán thuốc khơng được chưng gói thuốc trên tủ,

33 Xem: “Hiệp ước chống thuốc lá tồn cầu bắt đầu có hiệu lực”, http://vietbao.vn/Suc-khoe/Hiep-

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng

kệ mà buộc phải được cất kín34. Thái Lan và Singapore cũng là 2 nước đầu tiên ở Châu Á cho in hình cảnh báo tác hại của thuốc lá trên vỏ bao thuốc lá. Đồng thời, cho đến nay, cả hai nước này đều tham gia vào Cơng ước khung về kiểm sốt thuốc lá- FCTC. Rõ ràng, đây là những nước có chính sách kiểm sốt thuốc lá tiến bộ nhất ở Châu Á.

Ở Mỹ, thuế suất thuế TTĐB đối với thuốc lá được áp dụng theo thuế tuyệt đối, mức thu được ấn định bằng một lượng tuyệt đối trên đơn vị hàng hóa chịu thuế. Năm 2003, mức thuế TTĐB đối với thuốc lá đã tăng lên rất nhiều so với trước đây: bang Michigan là 1,25 USD 1 tút, bang Massachusetts là 1,51 USD 1 tút, phần lớn các bang đều ở mức tương tự. Năm 2001, các bang thu được trên 8 tỷ USD chỉ riêng từ các khoản thu thuế đánh vào ngành Công nghiệp sản xuất thuốc lá này35. Chính Phủ Mỹ thu lợi từ nghành Công nghiệp sản xuất thuốc lá do các khoản thu thuế đem lại còn lớn hơn nhiều so với các hãng sản xuất thuốc lá thu được. Trên thực tế, ở Mỹ, thuế TTĐB đánh vào thuốc lá vừa làm tăng thu Ngân sách Nhà nước từ thuế vừa có tác dụng hạn chế tiêu dùng. Vì vậy, cách tốt nhất để ngăn dân chúng sử dụng thuốc lá là tăng thuế để làm cho giá bán thuốc lá trên thị trường cũng tăng theo. Đây là giải pháp đã được Chính Phủ Mỹ áp dụng từ khá lâu. Ngồi ra, nó cịn là tiền đề để Chính phủ Mỹ buộc các ngành khác như: rượu, đồ ăn nhiều chất béo, vũ khí… phải chịu thuế TTĐB và các khoản thuế khác vì nó là nguồn gốc của bệnh xơ gan, tiểu đường hay bạo lực học đường. Còn một số nước như: Ireland, Nauy, Bỉ…lại ra lệnh cấm hút thuốc lá ở nơi cơng cộng. Bhutan thì cấm hồn tồn việc bn bán và sử dụng thuốc lá.

Nhìn chung, dù là bất cứ quốc gia nào, dù có phong tục tập quán khác nhau nhưng hầu hết các nước trên thế giới đều có những động thái tích cực nhằm thực hiện mục tiêu hạn chế tiêu thụ thuốc lá. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, với nhận thức về tác hại thuốc lá ngày càng cao thì các nước trên thế giới đều có sự chung tay thực hiện những biện pháp hạn chế này có hiệu quả hơn.

2.3.2. Giải pháp đối với Việt Nam

Qua thực tiễn tại Việt Nam cũng như kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, Thuế TTĐB đánh vào mặt hàng thuốc lá khơng những góp phần tạo thêm nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước, hướng dẫn tiêu dùng hợp lý mà cịn có tác dụng hạn chế tiêu thụ thuốc lá. Mặc dù trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung nhưng pháp luật thuế TTĐB hiện hành vẫn còn tồn tại nhiều khiếm khuyết cần được sớm khắc phục. Để góp phần làm cho Pháp luật thuế TTĐB phát huy tốt hiệu quả trong việc hạn chế tiêu thụ thuốc lá, tác giả xin đề xuất một số giải pháp sau đây:

34

Xem: “Châu Á nói khơng với thuốc lá”, http://vietbao.vn/The-gioi/Chau-A-noi-khong-voi-thuoc-

la/40069159/159/

35 Xem: “Sự thật đằng sau vụ kiện các hãng sản xuất thuốc lá”,

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng

Thứ nhất, xuất phát từ những hạn chế đã phân tích ở phần 2.2.2 như: mặt

hàng thuốc lá chịu thuế TTĐB còn chưa hợp lý; mặt hàng thuốc lá không chịu thuế TTĐB chưa đồng bộ, chưa thực sự bình đẳng; các văn bản Pháp luật thuế TTĐB cịn tản mạn…đã gây khó khăn cho cơng tác thực thi pháp luật thuế TTĐB. Vì vậy, theo tác giả cần bổ sung thêm các mặt hàng thuốc lá phải chịu thuế TTĐB, tăng thêm trường hợp mặt hàng thuốc lá không phải chịu thuế TTĐB đồng thời cần ban hành văn bản pháp luật thuế TTĐB mới quy định phạm vi điều chỉnh một cách thống nhất. Luật thuế TTĐB năm 1990 đã đưa mặt hàng thuốc lá lá, thuốc lá sợi

vào diện chịu thuế TTĐB nhưng xét trong thời kỳ này, lượng tiêu thụ đối với các sản phẩm này là không đáng kể nên quy định này đã bị bãi bỏ khi Nhà nước ta ban hành Luật thuế TTĐB sửa đổi, bổ sung năm 2003. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, khi chính sách cấm nhập khẩu thuốc lá được dỡ bỏ, trên thị trường nội địa xuất hiện nhiều sản phẩm thuốc lá như: thuốc lá hút bằng tẩu, sản phẩm thuốc lá để hút, nhai, ngửi…Việc mở rộng diện chịu thuế TTĐB đối với các sản phẩm thuốc lá là việc làm cần thiết và nên sớm thực hiện. Bên cạnh đó, Nhà nước ta cần tăng thêm trường hợp các mặt hàng thuốc lá không chịu thuế TTĐB để đảm bảo sự đồng bộ với các luật thuế khác (như thuế XK-NK). Trong khi pháp luật thuế XK-NK đã có quy định rất rõ ràng các trường hợp hàng hoá được trao đổi giữa thị trường trong nước với các khu phi thuế quan là quan hệ xuất khẩu- nhập khẩu thì thuế TTĐB hiện hành lại quy định rất chung chung dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng trên thực tế. Vì vậy, thiết nghĩ Nhà nước ta nên quy định rõ ràng và đầy đủ: thuốc lá từ thị trường nội địa đưa vào khu phi thuế quan hoặc thuốc lá được trao đổi giữa các khu phi thuế quan với nhau không phải chịu thuế TTĐB. Đồng thời, Nhà nước ta cần ban hành văn bản pháp luật thuế TTĐB mới tránh sự chồng chéo về phạm vi điều chỉnh giữa các văn bản hiện hành. Trong khi các quy định về kê khai, nộp thuế, xử lý vi phạm về thuế đã được Luật Quản lý thuế 2006 thống nhất điều chỉnh thì Luật thuế TTĐB khơng nên quy định nữa. Luật thuế TTĐB mới chỉ nên quy định những nội dung mang tính đặc thù thuộc phạm vi điều chỉnh của mình mà thơi.

Thứ hai, Nhà nước ta nên tăng thuế suất thuế TTĐB đối với thuốc lá. Theo

quy định của Pháp luật thuế TTĐB hiện hành thì thuế suất thuế TTĐB đối vơi thuốc lá là 65% không phân biệt giữa thuốc lá sản xuất trong nước và thuốc lá nhập khẩu. Đây là một quy định mới được Nhà nước ta bắt đầu thực hiện từ năm 2008. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì mức thuế suất như vậy vẫn cịn thấp, vì ở Singapore mức thuế suất là 66%, Australia thuế bằng 80% giá bán lẻ, Thái Lan thuế bằng 75% giá bán lẻ… Mặt khác, các nghiên cứu cho thấy, nếu tăng 10% giá mỗi bao thuốc sẽ làm giảm 4% lượng thuốc lá tiêu thụ tại các nước phát triển có thu nhập cao và giảm 8% tại các nước có thu nhập trung bình hoặc thấp36.

36 Ngô Quý Linh (2004), “Công ước khung về kiểm sốt thuốc lá và vấn đề chống bn lậu thuốc lá

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng

Thuế suất thuế TTĐB càng cao thì càng làm tăng vai trị hướng dẫn tiêu dùng và tăng nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, theo đề nghị của Tổ chức WTO vào năm 2005 thì Việt Nam cần nâng mức thuế TTĐB đối với mặt hàng thuốc lá lên mức 66% so với giá bán lẻ. Do vậy, theo tác giả, nên tăng mức thuế suất thuế TTĐB đối với thuốc lá lên từ 70-75% cho phù hợp với xu hướng chung của các nước trong khu vực và trên thê giới.

Thứ ba, ký kết các điều ước quốc tế song phương và đa phương trong đó có

quy định áp dụng mức thuế suất thuế TTĐB đối với thuốc lá tương đương nhau giữa các nước nhằm kiểm sốt chống bn lậu thuốc lá. Việc tăng thuế ln song hành

với tình trạng bn lậu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Trong giai đoạn hiện nay, khi thuế suất thuế TTĐB được nâng cao dẫn đến sự chênh lệch về thuế và giá giữa sản phẩm thuốc lá trong nước và nước ngồi thì thuốc lá lậu càng có cơ hội tràn vào Việt Nam. Phần lớn thuốc lá lậu đều có giá rất rẻ và không được kiểm tra về chất lượng nên khi được nhập lậu vào Việt Nam sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng khó lường. Sự thay đổi chính sách từ cấm nhập sang hạn chế nhập khẩu thuốc lá với các cơ chế thơng thống cũng tạo điều kiện cho thuốc lá ngoại được nhập lậu vào nước ta. Có một thực tế khơng thể phủ nhận được, đó là có một số loại thuốc lá nhập lậu có chất lượng tốt hơn thuốc lá trong nước. Giá thuốc rẻ và chất lượng tốt cũng là nguyên nhân thúc đẩy người tiêu dùng càng tăng nhu cầu hút thuốc lá ngoại được nhập lậu. Trong thời gian gần đây, để tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà nước ta đã thực hiện chính sách đường biên. Theo đó, người dân được phép mua hàng hoá trị giá dưới hai triệu đồng ở các tỉnh biên giới không chịu thuế. Các loại thuốc lá từ nước bạn được người dân Việt Nam mua rồi bán lại tại Việt Nam với giá đắt hơn nhiều lần so với giá gốc. Trong số các loại thuốc lá được người dân mua có nhiều loại nguồn gốc xuất xứ khơng rõ ràng. Thuốc lá ngoại cũng từ con đường này mà nhập lậu vào Việt Nam. Ngoài ra, khi khoản trích thưởng cho lực lượng chống bn lậu bị giảm như trong thời gian vừa qua đã khơng khuyến khích, tạo điều kiện cho lực lượng này thực hiện nhiệm vụ của mình một các tốt nhất. Trong khi đó, khung hình phạt về xử lý hành vi bn lậu thuốc lá bị thay đổi theo chiều hướng giảm nhẹ thì càng làm cho các đối tượng bn lậu thực hiện hành vi của mình mà khơng sợ sự trừng phạt nặng nề của pháp luật và sự truy quét của lực lượng chống buôn lậu. Việc thuốc lá lậu xuất hiện tràn lan trên thị trường Việt Nam như trong thời gian qua một phần cũng vì đối tượng bn lậu thuốc lá ngày càng tinh vi và xảo quyệt, những người vận chuyển thuốc lậu bị các đối tượng buôn lậu này ràng buộc về kinh tế nên họ càng bảo vệ hàng hóa quyết liệt hơn. Nhưng trên tất cả, nguyên nhân quyết định đến hành vi buôn lậu thuốc lá là sự chênh lệch giá và thuế gữa sản phẩm thuốc lá trong nước và thuốc lá ngoại.

Tác hại của thuốc lá thì bất cứ quốc gia nào cũng đã nhận thức được và bất cứ quốc gia nào cũng muốn tìm giải pháp hợp lý để hạn chế hành vi tiêu dùng thuốc

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng

lá, cũng như việc buôn lậu thuốc lá. Để chống lại việc bn lậu này thì các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia láng giềng với nhau nên nâng mức thuế suất thuế TTĐB lên mức tương đương nhau. Muốn vậy, các quốc gia phải ký kết với nhau các điều ước quốc tế song phương và đa phương quy định thống nhất mức thuế suất thuế TTĐB áp dụng đối với mặt hàng thuốc lá cùng các quy định kiểm sốt chặt chẽ việc bn lậu thuốc lá. Dĩ nhiên, để thực hiện việc này là điều khơng dễ dàng vì cịn tùy thuộc vào phong tục tập quán của mỗi nước mà mức thuế suất này được quy định khác nhau. Vì vậy, muốn thực hiện được điều này phải có lộ trình cụ thể. Trước mắt, Việt Nam nên ký kết các điều ước quốc tế song phương với các nước láng giềng như: Lào, Campuchia, Trung Quốc. Vì Việt Nam và các nước này có chính sách đánh thuế khá tương đồng với nhau và các nước này cũng đều mong muốn hạn chế tiêu thụ thuốc lá tại nước mình…

Để các điều ước quốc tế này thực hiện được trên thực tế đòi hỏi phải quy định thật chặt chẽ về mức thuế suất thuế TTĐB, về giá cả thuốc lá bán trên thị trường, về các biện pháp xử phạt đối với hành vi buôn lậu thuốc lá… Như vậy, việc bn lậu sẽ giảm dần vì bn lậu mà khơng thu được lợi nhuận cao thì sẽ chẳng ai muốn bn lậu cả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ tư, kết hợp đánh thuế TTĐB với việc tuyên truyền giáo dục và các biện

pháp khác để hạn chế tiêu thụ thuốc lá. Tuyên truyền giáo dục, cấm, xử phạt vi

phạm hành chính, đánh thuế TTĐB… là các biện pháp mà Nhà nước ta đã và đang sử dụng để hạn chế việc tiêu thụ thuốc lá. Dù các biện pháp này tồn tại một cách độc lập nhưng trên thực tế chúng có mối quan hệ với nhau rất chặt chẽ. Tuyên truyền giáo dục là một khái niệm rất rộng. Ở đây, tác giả chỉ đề cập đến việc tuyên truyền giáo dục pháp luật và tuyên truyền giáo dục về phòng chống tác hại thuốc lá. Tuyên truyền giáo dục pháp luật nói chung và tuyên truyền giáo dục Pháp luật thuế TTĐB nói riêng bao gồm các hoạt động như: tuyên truyền pháp luật, phổ biến pháp luật, dạy và học pháp luật… Đây là các hoạt động định hướng nhằm hình thành tri thức, tình cảm và thói quen trong người dân. Tun truyền giáo dục pháp luật tốt sẽ giúp hình thành, làm sâu sắc và từng bước mở rộng tri thức pháp luật, hình thành lịng tin, hình thành động cơ và thực hiện hành vi pháp luật tích cực. Việc tuyên truyền giáo dục về Pháp luật thuế TTĐB đối với thuốc lá sẽ giúp cho người dân, các cơ sở sản xuất thuốc lá… hiểu được chính sách đánh thuế của Nhà nước là nhằm hướng dẫn tiêu dùng, hạn chế tác hại của thuốc lá. Có như vậy, chúng ta mới tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, giúp cho việc sủa đổi, bổ sung, ban hành và thực thi các quy định pháp luật thuế TTĐB được dễ dàng.

Bên cạnh việc tuyên truyền giáo dục pháp luật thuế TTĐB đối với thuốc lá, Nhà nước ta cần lồng ghép với tuyên truyền giáo dục về phòng chống tác hại của thuốc lá để giúp người dân phịng chống có hiệu quả. Trong thực tế, vì khơng xác

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng

định được đúng đắn các mục đích của tuyên truyền giáo dục nên đã làm cho biện pháp này không phát huy tốt hiệu quả như mong muốn. Cho nên, tuyên truyền giáo dục muốn đạt hiệu quả thì phải dựa trên sự tác động qua lại giữa các loại mục đích nêu trên, phải đảm bảo tính khoa học, đồng bộ, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp.

Khi đã thực hiện tốt việc tuyên truyền mà người dân vẫn khơng chấp hành thì

Một phần của tài liệu Thuế TTĐB, công cụ pháp lý hữu hiệu trong việc hạn chế tiêu thụ thuốc lá tại việt nam (Trang 59)