Khái niệm thuế tiêu thụ đặc biệt

Một phần của tài liệu Thuế TTĐB, công cụ pháp lý hữu hiệu trong việc hạn chế tiêu thụ thuốc lá tại việt nam (Trang 26 - 28)

1.2. Vai trò hạn chế tiêu thụ thuốc lá của thuế tiêu thụ đặc biệt

1.2.1.1. Khái niệm thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế TTĐB là một trong những loại thuế xuất hiện từ rất sớm và là loại thuế không thể thiếu dù ở bất cứ quốc gia nào. Ở Việt Nam, tiền thân của thuế TTĐB là thuế hàng hoá được ban hành năm 1951. Vào thời điểm này, thuế hàng hoá đánh nhẹ vào các mặt hàng tiêu dùng không cần thiết như: dầu ăn, miến, giấy…đánh

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng

nặng vào các mặt hàng cao cấp, chưa thực sự cần thiết như: mỹ phẩm, vàng mã, thuốc lá, rượu…Thuế hàng hố cịn bổ sung cho thuế Xuất Khẩu- Nhập Khẩu (thuế XK-NK) chống hàng hố nước ngồi chiếm thị trường. Giai đoạn năm 1989-1990, Bộ Tài Chính đã quyết định sửa đổi thuế hàng hoá thành thuế TTĐB vì số lượng hàng hố bị đánh thuế giảm dần. Năm 1990, chỉ còn 8 mặt hàng bị đánh thuế TTĐB đó là: thuốc lá, rượu, bia, ơ tơ…Vì vậy, mãi đến ngày 1/10/1990, Luật thuế TTĐB lần đầu tiên mới được ban hành. Cũng từ đây, luật thuế TTĐB của Việt Nam mới phù hợp với xu hướng đánh thuế chung của thế giới và cũng phù hợp với thuật ngữ đang được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Có nhiều khái niệm khác nhau về thuế TTĐB. Theo giáo trình Luật Tài Chính- Trường Đại học Luật Hà Nội thì: “Thuế TTĐB là một loại thuế gián thu. Thông qua chế độ thu thuế TTĐB, Nhà nước động viên một bộ phận thu nhập của người tiêu dùng vào Ngân sách Nhà nước. Đồng thời, Nhà nước thực hiện hướng dẫn và điều tiết tiêu dùng của xã hội”. Theo như khái niệm này thì chúng ta sẽ khơng thể biết đối tượng chịu thuế TTĐB là hàng hoá hay dịch vụ hay một đối tượng nào khác. Bên cạnh đó, khái niệm trên cũng chưa thể hiện được bản chất của thuế TTĐB là hướng dẫn và điều tiết cả hoạt động sản xuất, và tiêu dùng chứ không phải chỉ là điều tiết, hướng dẫn hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng. Tuy nhiên, do xét trên góc độ đối tượng nghiên cứu của Giáo trình này là rất rộng, bao gồm nhiều vấn đề mà thuế TTĐB chỉ là một phần nhỏ trong số đó. Mục đích nghiên cứu thuế TTĐB trong giáo trình này chỉ là nghiên cứu về cách đánh thuế của Nhà nước nói chung chứ khơng đi vào cụ thể về thuế TTĐB cho nên cách định nghĩa như vậy là khá phù hợp.

Cịn theo Giáo trình thuế- Trường Đại học Cơng Nghiệp TP.HCM thì: “Thuế TTĐB là loại thuế gián thu, tiền thuế được cấu thành vào giá bán hàng hoá, dịch vụ”. Do đứng trên góc độ kinh tế để đưa ra khái niệm về thuế TTĐB nên khái niệm này không phản ánh được bản chất của pháp luật thuế TTĐB mà chỉ xem đó là cơng cụ kinh tế để tạo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước. Nó cũng khơng hề đề cập đến đối tượng chịu thuế hay mục đích đánh thuế TTĐB của Nhà nước mà chỉ nêu số tiền thuế được cấu thành vào trong giá bán hàng hố, dịch vụ. Do đó, khái niệm này chỉ phù hợp với sinh viên Kinh tế khi nghiên cứu về thuế TTĐB chứ hoàn tồn khơng phù hợp với sinh viên Luật khi nghiên cứu về thuế TTĐB như một đạo luật và nguyên nhân của việc ban hành đạo luật này.

Theo Giáo trình Luật thuế Việt Nam- trường Đại học Luật Hà Nội thì: “Thuế TTĐB là loại thuế đánh vào một số loại hàng hoá, dịch vụ đặc biệt cần điều tiết mạnh nhằm hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng đồng thời tăng nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước”. Đây là khái niệm tương đối đầy đủ, thể hiện được bản chất của pháp luật thuế TTĐB. Khái niệm này được sử dụng rộng rãi trong các trường đào tạo

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hằng

chuyên ngành Luật và có thể nói đó là quan điểm khá chính thống. Tuy nhiên, theo tác giả cần phải đưa thêm cụm từ “thuế TTĐB là một loại thuế gián thu” để cho người đọc có cái nhìn đầy đủ hơn về bản chất của loại thuế này.

Tóm lại, tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu của từng ngành mà thuế TTĐB được định nghĩa khác nhau. Theo quan điểm của tác giả, dưới góc độ pháp lý, thuế TTĐB có thể được định nghĩa đầy đủ như sau: “Thuế TTĐB là loại thuế gián thu đánh vào một số loại hàng hoá, dịch vụ đặc biệt, cần phải điều tiết mạnh nhằm hướng dẫn sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng và tăng nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước”.

Một phần của tài liệu Thuế TTĐB, công cụ pháp lý hữu hiệu trong việc hạn chế tiêu thụ thuốc lá tại việt nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)