CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
3.6. Kế hoạch phát triển năm 2009
3.6.1. Định hướng chung
Trong bối cảnh hội nhập, MHB Bến Tre đã xây dựng một chiến lược phát triển dài hạn nhằm củng cố vị thế trên thị trường ngân hàng, không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua việc mở rộng các hoạt động kinh doanh, đồng thời phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng đa dạng, đa tiện ích, được định hướng theo nhu cầu của nền kinh tế, trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả của các dịch vụ ngân hàng truyền thống. Mặt khác, ngân hàng nhanh chóng tiếp cận và phát triển các loại hình dịch vụ mới và hàm lượng công nghệ cao.
Phát huy những kết quả đạt được, tập trung khắc phục những tồn tại, hạn chế, căn cứ mục tiêu định hướng kinh doanh của hệ thống, nhiệm vụ chung năm 2009 của MHB Bến Tre là: “Tiếp tục củng cố hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động tạo nền tảng để ổn định và phát triển bền vững”.
Năm 2009 MHB Bến Tre phấn đấu thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu: - Nguồn vốn huy động phấn đấu đạt mức tăng trưởng tối thiểu 12% so với năm 2008.
- Đầu tư tín dụng phấn đấu đạt mức tăng trưởng tối thiểu 20% so kết quả thực hiện năm 2008, cơ cấu dư nợ ngắn hạn tối thiểu là 60% tổng dư nợ. Phát triển từng bước nghiệp vụ thanh toán quốc tế và mở rộng các loại hình dịch vụ ngân hàng.
- Khống chế nợ xấu không vượt quá 1% trên tổng dư nợ, nợ nhóm 2 dưới 8% trên tổng dư nợ, chênh lệch thu nhập và chi phí tăng tối thiểu 40% so với
thực hiện năm 2008, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm sốt để khơng ngừng
nâng cao hiệu quả các mặt hoạt động, đảm bảo an toàn hoạt động về mọi mặt.
3.6.2. Kế hoạch kinh doanh năm 2009 3.6.2.1. Nguồn vốn 3.6.2.1. Nguồn vốn
Phấn đấu tăng cường công tác huy động vốn tại chỗ, đảm bảo từng bước
cân đối nguồn vốn tự lực, hiệu quả kinh doanh theo định hướng Trung Ương, tổng nguồn vốn tăng 12%, trong đó vốn huy động tại chỗ tăng 15,2% so với kế
hoạch thực hiện năm 2008. Trong cơ cấu vốn huy động, vốn huy động có kỳ hạn tăng 21% so với kế hoạch thực hiện năm 2008, chiếm 95,7% tổng vốn huy động.
3.6.2.2. Đầu tư tín dụng
Tổng dư nợ tăng 19,6%, trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 46,7% so với kế
hoạch thực hiện năm 2008. Trong đó cơ cấu từng loại dư nợ như sau:
- Cơ cấu dư nợ ngắn hạn: cho vay xây dựng, sửa chữa nhà ở tăng 200% so
với kế hoạch thực hiện năm 2008, cho vay đối tượng khác tập trung vào các đối tượng sau: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, hộ cá thể.
- Cơ cấu dư nợ trung và dài hạn: cho vay xây dựng, sửa chữa nhà ở giảm
18% so với kế hoạch thực hiện năm 2008, cho vay đối tượng khác vẫn tập trung vào các đối tượng sau: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN
TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH BẾN TRE QUA BA NĂM (2006-2008) 4.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH CHO VAY TẠI MHB BẾN TRE QUA BA NĂM (2006-2008)
4.1.1. Tình hình nguồn vốn
Nguồn vốn có vai trị khá quan trọng trong hoạt động cho vay nói riêng và trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại nói chung. Nó khơng những giúp cho ngân hàng tổ chức hoạt động mà còn đáp ứng nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế và góp phần phát triển kinh tế xã hội đất nước. Cơ cấu nguồn vốn của MHB Bến Tre gồm nguồn vốn huy động từ dân cư, các tổ chức
kinh tế và nguồn vốn điều chuyển. Tình hình nguồn vốn của MHB Bến Tre qua 3 năm 2006, 2007 và 2008 thể hiện qua bảng số liệu sau:
BẢNG 2: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA MHB BẾN TRE (2006-2008)
ĐVT: Triệu đồng
Năm Chênh lệch
2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007
Khoản mục
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Vốn huy động
87.900 29,3 156.165 35,9 214.480 38,3 68.265 77,7 58.315 37,3 Vốn điều chuyển 212.100 70,7 278.835 64,1 345.520 61,7 66.735 31,5 66.685 23,9
Tổng 300.000 100,0 435.000 100,0 560.000 100,0 135.000 45,0 125.000 28,7
(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh MHB Bến Tre)
0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 Triệu đồng 2006 2007 2008 Năm Vốn huy động Vốn điều chuyển
Qua bảng số liệu và hình trên cho thấy, tổng nguồn vốn của MHB Bến Tre tăng trưởng nhanh chóng qua các năm, cụ thể năm 2006 là 300.000 triệu đồng, sang năm 2007 tăng thêm 135.000 triệu đồng, tương đương 45% so với năm
2006, đến năm 2008 tổng nguồn vốn tiếp tục tăng thêm 125.000 triệu đồng
nhưng tốc độ tăng giảm xuống còn 28,7% so với năm 2007. 4.1.1.1. Vốn huy động
Trong cơ cấu nguồn vốn, vốn huy động liên tục tăng qua các năm về số
tiền lẫn tỷ trọng, giúp cho ngân hàng đẩy mạnh việc đầu tư vốn trên địa bàn.
Năm 2006 vốn huy động của MHB Bến Tre là 87.900 triệu đồng, chiếm 29,3%
trong tổng nguồn vốn. Năm 2007, MHB Bến Tre đã áp dụng nhiều biện pháp huy
động vốn đa dạng hóa về kỳ hạn và lãi suất làm cho vốn huy động tăng 77,7% so
với năm 2006, sang năm 2008 tăng thêm 58.315 triệu đồng so với năm 2007
nhưng tốc độ tăng chỉ còn 37,3% so với năm 2007. Nguyên nhân là năm 2008 thị trường cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng khốc liệt do ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ở Việt Nam và đa số người dân trên địa bàn tỉnh Bến Tre có mức sống thấp nên nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế còn rất thấp. Nguồn vốn huy động của MHB Bến Tre tăng qua các năm nhưng
vẫn còn thấp và chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng trên địa bàn tỉnh nên MHB Bến Tre phải nhận vốn điều chuyển về nên phần nào cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
4.1.1.2. Vốn điều chuyển
Vốn điều chuyển là vốn mà các ngân hàng cấp trên chuyển xuống cho các ngân hàng cấp dưới trong cùng hệ thống của mình với lãi suất đặc biệt ưu đãi nhằm giúp cho ngân hàng có đủ nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng. Vốn điều chuyển tăng qua các năm nhưng tỷ trọng ngày càng giảm dần. Năm
2006 vốn điều chuyển là 212.100 triệu đồng, chiếm 70,7% trong tổng nguồn vốn.
Đến năm 2007 tăng thêm 66.735 triệu đồng, tương đương 31,5% so với năm
2006, năm 2008 là 345.520 triệu đồng, tăng 23,9% so với năm 2007. Nguyên
nhân do trong những năm gần đây ngân hàng chú trọng vào công tác huy động
vốn nên tỷ trọng vốn điều chuyển giảm dần trong cơ cấu tổng nguồn vốn.
4.1.2. Tình hình cho vay
Để đáp ứng xu thế hội nhập cũng như phục vụ cho công cuộc công nghiệp
hóa hiện đại hóa đất nước địi hỏi các ngân hàng thương mại phải đa dạng hóa
trong hoạt động, đặc biệt là hoạt động cho vay. Hòa cùng xu thế phát triển chung
đó, MHB Bến Tre đã mở rộng cho vay trên nhiều lĩnh vực. Tình hình cho vay
Trang 26
BẢNG 3: TỔNG HỢP TÌNH HÌNH CHO VAY CỦA MHB BẾN TRE (2006-2008)
ĐVT: Triệu đồng
Năm Chênh lệch
2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007
Khoản mục
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Doanh số cho vay 350.000 100,0 500.000 100,0 680.000 100,0 150.000 42,9 180.000 36,0
Ngắn hạn 191.450 54,7 319.000 63,8 524.960 77,2 127.550 66,6 205.960 64,6 Trung & dài hạn
158.550 45,3 181.000 36,2 155.040 22,8 22.450 14,2 -25.960 -14,3
Doanh số thu nợ 260.000 100,0 380.000 100,0 560.000 100,0 120.000 46,2 180.000 47,4
Ngắn hạn 169.000 65,0 283.480 74,6 435.120 77,7 114.480 67,7 151.640 53,5 Trung & dài hạn
91.000 35,0 96.520 25,4 124.880 22,3 5.520 6,1 28.360 29,4
Dư nợ 280.000 100,0 400.000 100,0 520.000 100,0 120.000 42,9 120.000 30,0
Ngắn hạn 125.160 44,7 192.800 48,2 267.280 51,4 67.640 54,1 74.480 38,6 Trung & dài hạn 154.840 55,3 207.200 51,8 252.720 48,6 52.360 33,8 45.520 22,0
Nợ xấu 837 100,0 1.983 100,0 2.571 100,0 1.146 136,9 588 29,7
Ngắn hạn 219 26,2 585 29,5 828 32,2 366 167,1 243 41,5 Trung & dài hạn 618 73,8 1.398 70,5 1.743 67,8 780 126,2 345 24,7
0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 Triệu đồng 2006 2007 2008 Năm
Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ
Nợ xấu
Hình 4: Tổng hợp tình hình cho vay của MHB Bến Tre (2006-2008) 4.1.2.1. Doanh số cho vay
Doanh số cho vay phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách hàng vay trong một thời gian nhất định, nó phản ánh tỷ lệ cho vay ngắn, trung và dài hạn so với tổng doanh số cho vay. Từ bảng số liệu cho thấy, doanh số cho vay tăng nhanh qua 3 năm, điều đó chứng tỏ rằng uy tín và khả năng đáp ứng vốn vay của ngân hàng ngày càng tốt hơn. Năm 2006 doanh số cho vay là 350.000 triệu đồng sang năm 2007 là 500.000 triệu đồng tăng 150.000 triệu đồng tương đương 42,9% so với năm 2006, năm 2008 tăng thêm 180.000 triệu đồng,
tương đương 36% so với năm 2007. Đạt được kết quả trên là do ngân hàng chú trọng cho vay đối với những ngành có khả năng sinh lợi cao như ngành thương nghiệp, thủ tục cho vay đơn giản kết hợp với việc cán bộ tín dụng nhiệt tình
hướng dẫn làm thủ tục vay vốn nên tiết kiệm thời gian cho khách hàng rất nhiều.
Năm 2006 54.7% 45.3% Năm 2007 63.8% 36.2%
Hình 5: Doanh số cho vay của MHB Bến Tre qua ba năm (2006-2008)
Trong tổng doanh số cho vay, doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn. Cụ thể năm 2006 doanh số cho vay ngắn hạn là 191.450 triệu đồng
chiếm tỷ trọng là 54,7%. Năm 2007 doanh số cho vay ngắn hạn là 319.000 triệu
đồng tăng 66,6% so với năm 2006 tỷ trọng tiếp tục tăng lên chiếm 63,8%. Đến
năm 2008, doanh số cho vay ngắn hạn vẫn tiếp tục tăng 205.960 triệu đồng,
tương đương 64,6% so với năm 2007. Nguyên nhân là do đa số khách hàng của ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh ngắn hạn, có thời gian thu hồi vốn nhanh và có kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả, đồng thời đời sống
người dân ngày càng nâng cao nên nhu cầu tiêu dùng tăng lên.
Còn doanh số cho vay trung và dài hạn năm 2006 là 158.550 triệu đồng
sang năm 2007, doanh số cho vay trung và dài hạn cũng tăng thêm đạt 181.000 triệu đồng, nhưng tốc độ tăng thấp hơn doanh số cho vay ngắn hạn chỉ có 14,2% so với năm 2006 nhưng đến năm 2008 doanh số cho vay trung và dài hạn giảm
xuống chỉ còn 155.040 triệu đồng, hay tốc độ giảm là 14,3%, doanh số cho vay trung và dài hạn tăng giảm trong năm 2008 là do giá cả thị trường biến động nên khách hàng tập trung vào các phương án kinh doanh ngắn hạn để hạn chế rủi ro, do đó nhu cầu vay vốn trung và dài hạn giảm xuống.
4.1.2.2. Doanh số thu nợ
Cùng với doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng là một chỉ tiêu mà ngân hàng đặc biệt quan tâm. Nó phản ánh khả năng theo dõi, quản lý nợ khách hàng của cán bộ tín dụng, đồng thời phản ánh hiệu quả hoạt động cho vay. Từ
bảng số liệu trên cho thấy doanh số thu nợ của ngân hàng khá tốt tăng dần qua 3 năm, cả doanh số thu nợ ngắn hạn, trung và dài hạn đều tăng lên. Cụ thể, năm 2006 doanh số thu nợ là 260.000 triệu đồng, sang năm 2007 doanh số thu nợ là
Năm 2008
77.2% 22.8%
380.000 triệu đồng tăng lên so với 2006 là 120.000 triệu đồng, hay tốc độ tăng là 46,2%, đến năm 2008 doanh số thu nợ là 560.000 triệu đồng, hay tăng 47,4% so với 2007. Nhìn chung doanh số thu nợ tăng mạnh qua các năm, do các cán bộ tín dụng của ngân hàng ln tích cực theo dõi và đơn đốc khách hàng trả nợ đúng
hạn.
Hình 6: Doanh số thu nợ của MHB Bến Tre qua 3 năm (2006-2008)
Trong doanh số thu nợ thì doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2006, doanh số thu nợ ngắn hạn là 169.000 triệu đồng với tỷ trọng là 65%. Năm 2007 là 283.480 triệu đồng, tăng 114.480 triệu đồng, tương đương 67,7% so với năm 2006. Sang năm 2008, doanh số thu nợ ngắn hạn tăng
cao, đạt 435.120 triệu đồng, tăng 151.640 triệu đồng so với năm 2007, tương đương 53,5%. Doanh số thu nợ ngắn hạn tăng lên là do ngân hàng từng bước đẩy
mạnh hoạt động cho vay ngắn hạn đối với mọi thành phần kinh tế và cán bộ tín dụng bám sát từng khoản vay.
Trong khi đó thì doanh số thu nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng không nhiều trong tổng doanh số thu nợ. Doanh số thu nợ trung và dài hạn năm 2006 là 91.000 triệu đồng, năm 2007 là 96.520 triệu đồng, tăng 5.520 triệu đồng, tương
đương 6,1% so với năm 2006. Đến năm 2008, doanh số thu nợ trung và dài hạn
tăng lên 124.880 triệu đồng, tăng 28.360 triệu đồng so với năm 2007, tương
Năm 2006 65.0% 35.0% Năm 2007 74.6% 25.4% Năm 2008 77.7% 22.3% Ngắn hạn Trung và dài hạn
trước đây đã đến hạn trả và việc làm ăn của khách hàng có hiệu quả nên họ đến ngân hàng trả nợ đúng hạn.
4.1.2.3. Dư nợ
Dư nợ là chỉ tiêu đánh giá về qui mô hoạt động tín dụng của ngân hàng
trong từng thời kỳ. Các ngân hàng có mức dư nợ cao thường là các ngân hàng có qui mơ hoạt động rộng, nguồn vốn mạnh và đa dạng. Chính vì thế, việc theo dõi tình hình dư nợ là một công việc quan trọng không thể thiếu được trong hoạt động cho vay. Tình hình dư nợ của ngân hàng MHB Bến Tre tăng lên qua 3 năm.
Năm 2006, dư nợ cho vay của ngân hàng là 280.000 triệu đồng. Với nhu cầu vốn tăng lên mạnh mẽ trong năm 2007 đã làm tăng dư nợ của ngân hàng lên 400.00 triệu đồng, tăng 120.000 triệu đồng, tương đương 42,9% so với năm 2006. Sang năm 2008, dư nợ cho vay tiếp tục tăng đạt 520.000 triệu đồng, tăng 30% so với năm 2007. Dư nợ cho vay của ngân hàng tăng lên là do ngân hàng thường xuyên phân tích, thẩm định, mở rộng kỳ hạn cho vay phù hợp với chủ trương tăng
cường cho vay đầu tư phát triển sản xuất và đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật.
Bên cạnh đó, ngân hàng khơng chỉ giữ chân được các khách hàng cũ mà còn
quan hệ tốt với các khách hàng mới, từ đó làm cho dư nợ cho vay của ngân hàng ngày một tăng.
Hình 7: Dư nợ cho vay của MHB Bến Tre qua 3 năm (2006-2008)
Năm 2006 44.7% 55.3% Năm 2007 48.2% 51.8% Năm 2008 51.4% 48.6% Ngắn hạn Trung và dài hạn
Dư nợ cho vay ngắn hạn của ngân hàng tăng lên về cả số tiền lẫn tỷ trọng. Năm 2006, dư nợ cho vay ngắn hạn là 125.160 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 44,7% trong cơ cấu dư nợ. Năm 2007 là 192.800 triệu đồng, tăng 67.640 triệu đồng,
tương đương 54,1% so với năm 2006. Sang năm 2008, con số này tăng thêm
74.480 triệu đồng so với năm 2007, tương đương 38,6%. Nguyên nhân của sự
biến động này là do cho vay ngắn hạn ít gặp rủi ro và khả năng thu hồi vốn
nhanh. Nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp không ngừng tăng lên, để đáp ứng nhu cầu đó, ngân hàng khơng ngừng mở rộng và phát triển nhiều sản phẩm cho vay mới. Bên cạnh đó, ngân hàng cịn cải tiến quy trình thẩm định và xét duyệt để đáp ứng được nhu cầu nhanh nhất, tốt nhất cho khách hàng.
Dư nợ cho vay trung và dài hạn cũng thay đổi qua các năm, cụ thể như