Tình hình nguồn vốn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh bến tre (Trang 33 - 36)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

4.1. Khái quát về tình hình cho vay tại MHB Bến Tre

4.1.1. Tình hình nguồn vốn

Nguồn vốn có vai trị khá quan trọng trong hoạt động cho vay nói riêng và trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại nói chung. Nó khơng những giúp cho ngân hàng tổ chức hoạt động mà còn đáp ứng nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế và góp phần phát triển kinh tế xã hội đất nước. Cơ cấu nguồn vốn của MHB Bến Tre gồm nguồn vốn huy động từ dân cư, các tổ chức

kinh tế và nguồn vốn điều chuyển. Tình hình nguồn vốn của MHB Bến Tre qua 3 năm 2006, 2007 và 2008 thể hiện qua bảng số liệu sau:

BẢNG 2: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA MHB BẾN TRE (2006-2008)

ĐVT: Triệu đồng

Năm Chênh lệch

2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007

Khoản mục

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Vốn huy động

87.900 29,3 156.165 35,9 214.480 38,3 68.265 77,7 58.315 37,3 Vốn điều chuyển 212.100 70,7 278.835 64,1 345.520 61,7 66.735 31,5 66.685 23,9

Tổng 300.000 100,0 435.000 100,0 560.000 100,0 135.000 45,0 125.000 28,7

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh MHB Bến Tre)

0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 Triệu đồng 2006 2007 2008 Năm Vốn huy động Vốn điều chuyển

Qua bảng số liệu và hình trên cho thấy, tổng nguồn vốn của MHB Bến Tre tăng trưởng nhanh chóng qua các năm, cụ thể năm 2006 là 300.000 triệu đồng, sang năm 2007 tăng thêm 135.000 triệu đồng, tương đương 45% so với năm

2006, đến năm 2008 tổng nguồn vốn tiếp tục tăng thêm 125.000 triệu đồng

nhưng tốc độ tăng giảm xuống còn 28,7% so với năm 2007. 4.1.1.1. Vốn huy động

Trong cơ cấu nguồn vốn, vốn huy động liên tục tăng qua các năm về số

tiền lẫn tỷ trọng, giúp cho ngân hàng đẩy mạnh việc đầu tư vốn trên địa bàn.

Năm 2006 vốn huy động của MHB Bến Tre là 87.900 triệu đồng, chiếm 29,3%

trong tổng nguồn vốn. Năm 2007, MHB Bến Tre đã áp dụng nhiều biện pháp huy

động vốn đa dạng hóa về kỳ hạn và lãi suất làm cho vốn huy động tăng 77,7% so

với năm 2006, sang năm 2008 tăng thêm 58.315 triệu đồng so với năm 2007

nhưng tốc độ tăng chỉ còn 37,3% so với năm 2007. Nguyên nhân là năm 2008 thị trường cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng khốc liệt do ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ở Việt Nam và đa số người dân trên địa bàn tỉnh Bến Tre có mức sống thấp nên nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế còn rất thấp. Nguồn vốn huy động của MHB Bến Tre tăng qua các năm nhưng

vẫn còn thấp và chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng trên địa bàn tỉnh nên MHB Bến Tre phải nhận vốn điều chuyển về nên phần nào cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

4.1.1.2. Vốn điều chuyển

Vốn điều chuyển là vốn mà các ngân hàng cấp trên chuyển xuống cho các ngân hàng cấp dưới trong cùng hệ thống của mình với lãi suất đặc biệt ưu đãi nhằm giúp cho ngân hàng có đủ nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng. Vốn điều chuyển tăng qua các năm nhưng tỷ trọng ngày càng giảm dần. Năm

2006 vốn điều chuyển là 212.100 triệu đồng, chiếm 70,7% trong tổng nguồn vốn.

Đến năm 2007 tăng thêm 66.735 triệu đồng, tương đương 31,5% so với năm

2006, năm 2008 là 345.520 triệu đồng, tăng 23,9% so với năm 2007. Nguyên

nhân do trong những năm gần đây ngân hàng chú trọng vào công tác huy động

vốn nên tỷ trọng vốn điều chuyển giảm dần trong cơ cấu tổng nguồn vốn.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh bến tre (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)