Chỉ tiêu 2007 2008 2009 TB ngành 2009 ROS 0.03% 1.26% 2.72% 5.71% Vòng quay tổng tài sản 1.10 1.16 0.86 1.26 Hệ số nhân vốn chủ sở hữu 3.49 3.92 4.25 3.76 ROE 0.12% 5.73% 9.92% 25.71%
Mặc dù sử dụng đòn bẩy tài chính lớn hơn mức bình quân ngành, như do tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và hiệu suất sử dụng tài sản thấp nên suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của EM C thấp hơn nhiều so với bình quân ngành.
2.4.4. Đánh giá chính sách phân phối lợi nhuận
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Chia cổ tức 0.00% 87.37% 79.10%
Q uỹ Ban điều hành 0.00% 0.00% 5.00%
Q uỹ khen thưởng 0.00% 3.82% 5.00%
Q uỹ phúc lợi 0.00% 3.82% 5.00%
Q uỹ đầu tư phát triển 0.00% 0.00% 0.00%
Q uỹ dự phòng tài chính 0.00% 5.00% 5.00%
Lợi nhuận giữ lại 100.00% 0.00% 0.90%
EMC cổ phần hóa từ đầu năm 2008, theo thông tin cáo bạch trước IPO Cty cổ phần được miễn thuế thu nhập DN 2 năm đầu (2008 và 2009) và giảm 50% vào 2 năm tiếp theo (2010 và 2011). Tuy nhiên, do chính sách Nhà nước về khuyến khích cổ phần hóa thay đổi, Cty không được miễn, giảm thuế thu nhập D N. Do đó, phần lớn lợi nhuận sau thuế được dùng để chi cổ tức cho cổ đông: năm 2008 chia cổ tức 87,37%, năm 2009 là 79,1%. Tuy nhiên, do lợi nhuận sau thuế thấp nên mức chia
cổ tức chỉ đạt 5,5% vào năm 2008 và 9% vào năm 2009 tính trên mệnh giá, thấp hơn bình quân ngành 2009 (12%). Phần lợi nhuận còn lại sau khi trích quỹ dự phòng tài chính 5% và chia cổ tức được dùng để trích quỹ khen thưởng, phúc lợi và quỹ thưởng ban điều hành. Lợi nhuận để lại gần như bằng 0.
Tóm lại: Do mức lợi nhuận sau thuế khá thấp nên chính sách cổ tức hoàn toàn bị động, phần lớn để đáp ứng mong đợi của cổ đông về cổ tức, trích các quỹ hoạt động, không có tích lũy cho tăng trưởng.
2.4.5. Phân tích dòng tiền(Đ ơn vị: VN Đ)
Chi tiêu 2007 2008 2009
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ -6,048,816,999 6,549,827,044 29,808,365,366
-2.03% 2.09% 9.85%
Lợi nhuận trước thuế 81,235,496 6,113,873,378 10,565,435,434
0.03% 1.95% 3.49%
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động SX, kinh doanh
-80,136,126,360 -8,604,066,837 6,755,948,482
-26.95% -2.74% 2.23%
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư
-1,832,836,103 -3,644,851,808 -3,264,655,500
-0.62% -1.16% -1.08%
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính
75,920,145,464 18,798,745,689 26,317,072,384
25.53% 6.00% 8.70%
Lưu chuyển tiền thuần tăng nhanh qua các năm cho thấy xu hướng chuyển biến tốt. Năm 2007 giảm 6 tỷ (chiếm 2,03% tổng dòng tiền vào - TICF); năm 2008 tăng 6,5 tỷ (chiếm 2,09% TICF); năm 2009 tăng mạnh tới 29,8 tỷ (chiếm 9,85% TICF). Yếu tố tác động tích cực đến xu thế dòng tiền thuần là lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động SX kinh doanh, trong đó có sự đóng góp của yếu tố lợi nhuận trước thuế nhưng đóng góp chính vẫn là lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính.
Lợi nhuận trước thuế tăng đều qua các năm là một nhân tố góp phần cải thiện dòng tiền thuần. Năm 2007 chỉ là 0,08 tỷ (chiếm 0,03% TICF); năm 2008 là 6,1 tỷ (chiếm 1,95% TICF); năm 2009 tăng đến 10,6 tỷ (chiếm 3,49% TICF).
Mặc dù chưa hoàn toàn tốt nhưng xu thế cải thiện mạnh mẽ của lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động SX kinh doanh là thành tích quan trọng. Năm 2007 giảm đến 80,1 tỷ (chiếm đến 26,95% TICF); năm 2008 giảm 8,6 tỷ (chiếm 2,74% TICF); năm 2009 tăng 6,8 tỷ (chiếm 2,23% TICF).
Tóm lại: Việc cải thiện dòng tiền thuần từ hoạt động SX kinh doanh là thành tích quan trọng góp phần tạo nên xu thế chuyển biến tốt của lưu chuyển tiền thuần từ năm 2007 đến năm 2009.
Chúng ta sẽ phân tích các yếu tố cấu thành của ba dòng tiền: hoạt động, đầu tư và tài trợ.
2.4.5.1. Phân tích dòng tiền hoạt động
Tác động của lợi nhuận trước thuế (Đơn vị: VNĐ)
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
1. Lợi nhuận trước thuế 81,235,496 6,113,873,378 10,565,435,434
0.03% 1.95% 3.49%
Lợi nhuận trước thuế có xu hướng tăng nhanh qua các năm, là yếu tố đóng góp tích cực tạo nên xu thế dòng tiền dương. Mặt khác, thể hiện xu hướng cải thiện hiệu quả hoạt động, cho thấy “chất lượng” của dòng tiền dương là tốt.
Tóm lại: Mặt dù còn thấp so với bình quân ngành, nhưng xu hướng cải thiện lợi nhuận kế toán trước thuế góp phần tạo nên dòng tiền dương có chất lượng cao.
Tác động của thay đổi khoản phải thu (Đơn vị: VNĐ)
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Tăng, giảm các khoản phải thu (3,527,839,257) (32,826,823,555) (4,556,297,351)
-1.19% -10.47% -1.51%
Các khoản phải thu liên tục tăng qua các năm tạo nên dòng tiền ra. Riêng năm 2008 âm 32.8 tỷ (chiếm 10.47% TICF) và năm 2009 tiếp tục âm 4.6 tỷ cho thấy công tác quản lý khoản phải thu là vấn đề cần xem xét. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng 95%. Việc gia tăng mạnh khoản phải thu khách hàng không tương ứng tốc độ gia tăng doanh thu, thậm chí năm 2009 doanh thu giảm, cho thấy đây không phải là nới lỏng chính sách bán hàng tín dụng để tăng doanh số mà thực chất là công tác quản lý bán hàng chưa tốt. G ia tăng khoản phải thu, một mặt tạo dòng tiền ra, mặt khác là gia tăng rủi ro nợ phải thu khó đòi. Cụ thể, năm 2008 Cty phải trích dự phòng nợ phải thu khó đòi 6.4 tỷ, năm 2009 tiếp tục trích bổ sung 0.4 tỷ.
Cty cần phải xem xét lại chính sách bán hàng tín dụng và củng cố khâu thu tiền bán hàng.
Tác động của thay đổi hàng tồn kho (Đ ơn vị: VN Đ)
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Tăng, giảm hàng tồn kho (17,031,533,871) (14,763,127,747) (8,435,507,978)
-5.73% -4.71% -2.79%
Hàng tồn kho liên tục tăng qua các năm tạo nên dòng tiền ra khá lớn. Chúng ta sẽ xem xét các yếu tố thành phần của hàng tồn kho.
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Vật tư dự trữ 48,038,480,318 50,220,002,859 73,884,160,530 14.78% 280.53% Chi phí SX dở dang 28,248,295,106 50,414,872,909 38,764,649,737 150.15% -138.11% Thành phẩm tồn kho 41,558,934,402 31,973,961,805 28,395,535,284 -64.93% -42.42% H àng tồn kho CK 117,845,709,826 132,608,837,573 141,044,345,551 Nguyên nhân chính tạo nên dòng tiền ra ở hàng tồn kho là do Cty thay đổi chính sách dự trữ nguyên vật liệu chính để đảm bảo hoạt động SX liên tục và kiểm soát giá đầu vào. N ăm 2009, gia tăng trong vật tư dữ trữ chiếm 280.53% gia tăng hàng tồn kho, có nghĩa là việc tiết giảm chi phí SX dở dang và thành phẩm không đủ bù đắp sự gia tăng của vật tư dự trữ. Đ ồng và tole silic là hai loại vật liệu chính được EM C dự trữ khối lượng lớn. Việc dự trữ tole silic giúp Cty ổn định được hoạt động SX liên tục khi thị trường trong nước thiếu nguồn cung do các nhà cung cấp nước ngoài thay đổi chính sách kinh doanh. Riêng dự trữ đồng đã p hát huy tác dụng khá rõ nét, năm 2009 giá đồng tăng khá mạnh từ 3.500 USD /tấn lên đến 7.900 USD/tấn nhưng EM C vẫn kiểm soát được giá đồng đầu vào 4.000 U SD /tấn. K ết quả là mặt dù ảnh hưởng suy thoái kinh tế thế giới khiến doanh thu 2009 giảm 16% nhưng lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 73%.
Chi phí SX dở dang 2008 gia tăng đột biến (chiếm 150.15% gia tăng hàng tồn kho), được cải thiện trong năm 2009 (giảm 138.11% so với gia tăng hàng tồn
kho) nhưng vẫn còn cao so với 2007 (tăng 37%) mặt dù doanh thu chỉ tăng 7%. Điều này cho thấy Cty cần phải xem xét lại công tác tổ chức SX đồng bộ.
Thành phẩm liên tục giảm qua các năm tạo nên dòng tiền dương, đồng thời cho thấy Cty kiểm soát tốt kế hoạch tiêu thụ .
Tóm lại: Chính sách dự trữ vật tư chiến lược phát huy tác dụng tốt nhưng Cty cần cân nhắc khối lượng dự trữ và thời điểm dự trữ để kiểm soát chi phí cơ hội cho việc dự trữ; Cty cũng cần xem xét lại khâu tổ chức SX đồng bộ.
Tác động của thay đổi khoản phải trả (Đ ơn v ị: VNĐ)
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Tăng giảm các khoản phải trả (Không kể lãi vay phải trả, thuế TNDN phải nộp)
(21,494,358,441) 28,679,371,295 10,506,570,061
-7.23% 9.15% 3.47%
Các khoản phải trả trong ba năm biến động bất thường năm 2007 tạo dòng tiền ra chiếm 7.23% TICF nhưng năm 2008 chuyển biến mạnh tạo dòng tiền vào khá lớn chiếm 9.15% TICF, năm 2009 tiếp tục tăng tạo dòng tiền vào chiếm 3.47% TICF. Khoản phải trả nhà cung cấp chiếm tỷ trọng lớn nhất, kế đến là người mua trả trước tiền hàng. Việc gia tăng dòng tiền vào cho thấy Cty tận dụng tốt quan hệ với nhà cung cấp đồng thời cải thiện áp lực từ khách hàng. Nhìn chung, đây là khoản vốn chiếm dụng, sử dụng không mất phí.
Do đó, xu hướng tích cực tạo nên dòng tiền vào từ thay đổi khoản phải trả một mặt đóng góp cải thiện dòng tiền, mặt khác làm giảm chi phí sử dụng vốn.
2.4.5.2. Phân tích dòng tiền đầu tư(Đơn vị: VNĐ)
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và TSDH khác
(1,995,542,733) (4,438,184,230) (3,504,265,019)
-0.67% -1.42% -1.16%
Dòng tiền đầu tư của EM C trong ba năm qua là khá khiêm tốn, chiếm từ 0.67% đến 1.16% TICF, toàn bộ là mua sắm TSCĐ và tài sản dài hạn khác. Cty chỉ có dự án đầu tư “Lò sấy ruột máy biến áp bằng khí Karosene” trị giá 11 tỷ, triển khai năm 2006 và hoàn thành năm 2009. Công trình này chỉ phục vụ công đoạn sấy
ruột máy biến áp truyền tải. Ngoài ra, đầu tư máy móc thiết bị cho hoạt động SX dây đồng chủ yếu là chế tạo trong nước, giá công nghệ thấp.
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang năm 2009 chỉ còn 0.8 tỷ cho thấy chưa có dự án đầu tư cho cơ sở hạ tầng SX. Điều này cho thấy trong tương lai gần sẽ không có sự thay đổi đáng kể về năng lực SX cũng như chất lượng công nghệ.
Cty cần có chiến lược đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị để nâng cao năng lực SX và chất lượng sản phẩm trong dài hạn.
2.4.5.3. Phân tích dòng tiền tài trợ (Đ ơn v ị: VNĐ)
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 282,058,440,881 247,941,093,585 260,976,452,697
94.87% 79.09% 86.23%
Tiền chi trả nợ gốc vay (206,138,295,417) (229,142,347,896) (233,261,715,313)
-69.33% -73.10% -77.07%
Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho CSH (1,397,665,000)
-0.46%
Trong ba năm Cty hầu như không vay dài hạn, toàn bộ các khoản tài trợ bằng nợ vay là vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động. Có thể nói dòng tiền hoạt động của Cty hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn huy vốn động ngắn hạn: năm 2007 chiếm 94.87% TICF, năm 2008 giảm xuống 79.09% nhưng năm 2009 lại tăng lên 86.23%. Và hệ quả là dòng tiền ra để chi trả nợ gốc vay cũng chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng dòng tiền vào và liên tục tăng: năm 2007 chiếm 69.33% TICF, năm 2008 chiếm 73.1% TICF và 2009 tiếp tục tăng đến 77.07% TICF. Có thể nói hoạt động tài chính của Cty quá lệ thuộc vào ngân hàng (chỉ huy động từ vay ngắn hạn ngân hàng).
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Doanh thu 269,125,184,719 342,631,271,006 288,193,113,666
Tiền chi trả nợ gốc -206,138,295,417 -229,142,347,896 -233,261,715,313
-76.60% -66.88% -80.94%
Chúng ta cũng thấy phần lớn tiền thu từ bán hàng được dùng để trả nợ ngắn hạn ngân hàng đến ngày đáo hạn: năm 2007 chiếm 76.6% doanh thu, năm 2008 giảm xuống 66.88% nhưng năm 2009 tăng lên đến 80.94%. Điều này cho thấy Cty
luôn trong tình trạng căng thẳng về tài chính. Một khi doanh thu bán hàng sụt giảm hoặc tiền thu từ khách hàng bị gián đoạn – một khách hàng lớn nào đó không trả nợ đúng hạn – lập tức Cty sẽ phát sinh những món nợ quá hạn ngân hàng. N ghiêm trọng hơn là các ngân hàng có thể tạm ngưng giải ngân các khoản vay ngắn hạn, trong khi đó tiền thu bán hàng vẫn bị các ngân hàng thu nợ đáo hạn. H ậu quả tồi tệ có thể xảy ra là các nhà cung cấp không giao hàng do chưa trả nợ cũ, không có tiền trang trải chi phí hoạt động, chậm trả lương công nhân dẫn đến gián đoạn SX , bên mua phạt chậm giao hàng…Nhận định trên khá tương thích với phần phân tích chỉ số Z (2.4.2.2.) cho thấy Cty nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ p há sản. Chúng ta sẽ thấy rõ hơn nguyên nhân khi phân tích vốn lưu động ròng của Cty.
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tài sản ngắn hạn 213.663.395.575 256.705.972.156 298.144.688.161 Nợ ngắn hạn 174.071.591.870 221.178.622.245 256.361.204.385 Vốn lưu động ròng 39.591.803.705 35.527.349.911 41.783.483.776 18,53% 13,84% 14,01%
Đa phần tài sản lưu động được tài trợ bởi nợ ngắn hạn, phần được tài trợ bằng vốn lưu động ròng khá khiêm tốn: năm 2007 là 18.53%, năm 2008 chỉ còn 13.84%, năm 2009 là 14.01%.
Tóm lại: Do sử dụng đòn bẩy tài chính khá lớn, toàn bộ là vay ngắn hạn ngân hàng nên Cty luôn nằm trong trạng thái căng thẳng tài chính. Hoạt động tài chính của Cty lệ thuộc quá nhiều vào nguồn tín dụng ngân hàng dẫn đến rủi ro tài chính là khá lớn. Đây chính là “tử huyệt”, Cty cần tái cấu trúc tài chính để thoát khỏi khu vực nguy hiểm này.
2.4.5.4. Phân tích chỉ số dòng tiền chuyên biệt
Tỷ số đảm bảo dòng tiền
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tổng
Rcfa -1.59
Tỷ số đảm bảo dòng tiền lớn hơn hoặc bằng 1 thể hiện khả năng trang trải tiền mặt mà không cần nguồn tài trợ bên ngoài. Nếu tỷ số thấp hơn 1 cho thấy nguồn tiền nội bộ không đủ để duy trì cổ tức và mức độ tăng trưởng như hiện nay.
[20, tr.409]. Tỷ số đảm bảo dòng tiền trong ba năm 2007 – 2009 của EMC là một số âm khá lớn (Rcfa=-1.59) cho thấy:
Dòng tiền hoạt động kinh doanh của Cty lâm vào tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng, không có khả năng trang trải cho cổ tức và tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh. Cty phải huy động từ nguồn tài trợ bên ngoài dưới hình thức vay ngắn hạn ngân hàng.
Tỷ số tái đầu tư tiền mặt
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Rcs -80.03% -8.37% 4.36%
Tỷ số tái đầu tư tiền mặt là một thước đo tỷ lệ phần trăm đầu tư vào tài sản đại diện cho tiền mặt được giữ lại và tái đầu tư trong Cty cho cả việc thay thế và tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh. Tỷ số tái đầu tư trong khoảng từ 7% đến 11% nói chung được đánh giá tốt. [20, tr.410].
Tỷ số Rcs năm 2007 âm đến 80.03%, năm 2008 có cải thiện nhiều nhưng vẫn là số âm, năm 2009 đạt tỷ lệ dương nhưng vẫn khá nhỏ Rcs 2009=4.36% < 7%.
Điều này cho thấy: Tiền mặt hoạt động được giữ lại không đảm bảo cho tái đầu tư trong Cty cho cả thay thế và tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh.
Tóm lược chương 2
Chương 2 phân tích môi trường kinh doanh của EM C, nêu lên các yếu tố kinh tế, xã hội, pháp luật và công nghệ có tác động đến môi trường vĩ mô; nêu lên 5 áp lực cạnh tranh có tác động đến môi trường vi mô của EM C. Đồng thời phân tích thực trạng các hoạt động cung ứng, SX, tiêu thụ, marketing, hậu mãi, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, nghiên cứu và phát triển. Nội dung thứ 2 quan trọng hơn là phân tích thực trạng tài chính của EM C. Phương pháp phân tích kết hợp phân tích xu hướng dữ liệu quá khứ của EMC kết hợp so sánh số liệu bình quân ngành. Phần đánh giá thực trạng bao gồm đánh giá khả năng sinh lợi tổng quát, hiệu quả sử dụng tài sản, lợi nhuận biên. Phần phân tích chính sách tài trợ đánh giá việc sử dụng đòn bẩy tài chính, hiệu quả và rủi ro thanh khoản. Vận dụng mô hình chỉ số z để dự báo
khả năng phá sản của Cty. Trong phần này cũng phân tích dòng tiền trong quá khứ để đánh giá khả năng tạo ra tiền, đồng thời phân tích rõ hơn rủi ro kiệt quệ tài chính do sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn. Chương 2 cũng phân tích chính sách phân phối lợi nhuận của EM C qua đó thấy được một nhược điểm mang tích chiến lược: không có tích lũy cho tăng trưởng bền vững.
Số liệu 3 năm 2007 – 2009 cho thấy tình hình tài chính là không khả quan, mặc dù xu hướng là có cải thiện nhưng hầu hết các chỉ tiêu tài chính đều kém mức