Phân tích thực trạng tài chính của EMC 2007 – 2009

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH CỦA CTCP CƠ ĐIỆN THỦ ĐỨC GIAI ĐOẠN 20112020 (Trang 48 - 163)

 Phương pháp phân tích: kết hợp phân tích xu thế và so sánh bình quân ngành, đồng thời vận dụng kinh nghiệm thực tiễn hoạt động của Cty để phân tích tình trạng tài chính của EM C.

 Nguồn dữ liệu: toàn bộ số liệu phân tích trong phần 2.4. tham khảo từ các Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của EMC các năm 2007, 2008, 2009 [3] và các báo cáo tài chính năm 2009 đã được kiểm toán của các Cty tiêu biểu trong ngành SX máy biến áp nội địa [13].

05 Cty EEMC, TH IBIDI, TK V, CTCP Biến Thế và Vật Liệu Điện H à Nội và EMC chiếm 65% doanh thu nội địa. Trong đó, EEMC là đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong lĩnh vực M BA truyền tải và THIBIDI là đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong lĩnh vực MBA phân phối. Do đó, giá trị trung bình các chỉ số tài chính của 04 Cty còn lại có thể coi như giá trị trung bình ngành với mục đích so sánh, phân tích thực trạng tài chính của EMC (PL 2.1: Chỉ số tài chính ngành MBA nội địa – 2009).

2.4.1. Đánh giá hiệu quả hoạt động (PL 2.2: Tính toán các tỷ số tài chính của EMC 2007 - 2009)

9

Công nghệ sấy khô ruột máy bằng khí karosene có ưu điểm tăng độ cách điện, vệ sinh ruột máy và rút ngắn thời gian sấy từ 35 ngày xuống còn 72 giờ.

2.4.1.1. Phân tích khả năng sinh lợi

 Phân tích suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 TB ngành

ROE 0.12% 5.74% 9.92% 25.71%

Suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu tăng nhanh từ 0.12% năm 2007 lên đến 9.92% năm 2009 cho thấy hiệu quả hoạt động của EMC có xu hướng tăng nhanh và đều. N goài những nhân tố bên trong sẽ phân tích ở phần sau, ta thấy việc thay đổi hình thức sở hữu (năm 2007 là D N Nhà nước, cổ phần hóa từ tháng 1/2008) là động lực buộc Ban điều hành nổ lực cải thiện hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của EMC còn rất thấp so với trung bình ngành (25.71%).

 Phân tích khả năng sinh lợi cơ bản

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 TB ngành 2009

BEP 4.49% 8.41% 7.06% 10.06%

Khả năng sinh lợi cơ bản tăng vào năm 2008 từ 4.49% lên 8.41% nhưng lại giảm sút vào năm 2009 chỉ còn 7.06%. N guyên nhân là do năm 2009 EBIT giảm nhẹ đồng thời tổng tài sản tăng nhanh. Chỉ số này của EMC cũng khá thấp so với trung bình ngành (10.06%).

Tóm lại: Khả năng sinh lợi cơ bản năm 2009 giảm sút do hiệu suất sử dụng tài sản kém nhưng suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu năm 2009 vẫn tăng nhờ vào đòn bẩy tài chính. X u hướng suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu tăng nhanh nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với trung bình ngành.

2.4.1.2. Phân tích suất sinh lợi trên tổng tài sản

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 TB ngành 2009

ROA 0.03% 1.46% 2.34% 7.12%

Mặc dù lãi ròng có xu hướng tăng nhanh qua các năm nhưng tổng tài sản cũng tăng nên kiềm chế tốc độ tăng của chỉ tiêu suất sinh lợi trên tổng tài sản. Tuy chỉ tiêu ROA của Cty đạt cao nhất vào năm 2009 (2.34%) nhưng cũng là quá thấp

so với bình quân ngành (7.12%). Chúng ta sẽ phân tích sâu hơn hai nhân tố cấu thành RO A là tỷ suất sinh lợi trên doanh thu và hiệu suất sử dụng tổng tài sản.

2.4.1.3. Phân tích tỷ suất sinh lợi trên doanh thu

 Phân tích hệ số lãi ròng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 TB ngành

ROS 0.03% 1.27% 2.72% 5.71%

Chỉ tiêu lãi ròng trên doanh thu có xu hướng tăng nhanh từ 0.03% năm 2007 lên 1.27% năm 2008 và 2.72% năm 2009. Chỉ tiêu này cho thấy chiến lược kinh doanh của Cty, nhất là chiến lược giá bán sản phẩm. Từ khi chuyển sang hình thức Cty cổ phần, EMC từ bỏ chiến lược tối đa hóa doanh thu mà chỉ nhắm vào các đơn hàng có lợi nhuận. Tuy nhiên, chỉ tiêu lợi nhuận biên của EMC cũng còn quá thấp so với bình quân ngành (5.71%). Ngoài ra chỉ tiêu này cũng cho thấy hiệu quả kiểm soát các chi phí. Chúng ta sẽ phân tích ảnh hưởng của từng chi phí thành phần đến lãi ròng.

Phân tích doanh thu và giá vốn

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 TB ngành 2009

Tỷ trọng 91.14% 84.01% 83.44% 81.43%

Tỷ trọng giá vốn trong doanh thu năm 2007 khá cao, cải thiện đáng kể vào năm 2008 và tiếp tục giảm nhẹ vào năm 2009 để về gần với mức trung bình ngành (81.43%).

Phân tích doanh thu và chi phí

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 TB ngành 2009

Chi phí tài chính 3.79% 5.81% 5.34% 2.43%

Chi phí lãi vay 3.71% 5.50% 4.57% 1.89%

Chi phí bán hàng 2.32% 3.97% 4.66% 3.03%

Chi phí quản lý DN 2.82% 4.49% 3.46% 6.70%

Tỷ trọng chi phí tài chính tăng mạnh vào năm 2008 và giảm bớt vào 2009. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí lãi vay: năm 2008 dư nợ vay ngân hàng tăng 16% nên chi phí lãi vay gia tăng; năm 2009 dư nợ ngân hàng tiếp tục tăng 17%

nhưng nhờ chính sách hỗ trợ 4% lãi suất (chương trình kích cầu của Chính phủ từ tháng 2 đến tháng 12/2009) nên tỷ trọng lãi vay giảm còn 4.57%. Tuy nhiên mức tỷ trọng này là quá cao so với bình quân ngành (1.89%), gần 2.5 lần.

Tỷ trọng chi phí bán hàng tăng nhanh từ 2.32% năm 2007, lên 3.97% năm 2008 và lên đến 4.66% năm 2009. Trong đó nguyên nhân chính là do khoản chi phí hoa hồng bán hàng tăng nhanh kể từ khi Chính phủ bỏ giới hạn tỷ lệ chi phí môi giới10. Các nhà SX trong ngành có xu hướng cạnh tranh không lành mạnh bằng cách gia tăng hoa hồng bán hàng, điều này cũng cho thấy áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng trong ngành SX MBA nội địa. Tuy nhiên, tỷ trọng này cũng khá cao so với bình quân ngành (3.03%) do EMC không theo đuổi chiến lược tối đa hóa doanh thu. Ngoài ra, chi phí bán hàng năm 2009 gia tăng đột biến một khoản trích dự phòng bảo hành sản phẩm 4.8 tỷ (chiếm 36% chi phí bán hàng).

Tỷ trọng chi phí quản lý tăng đột biến năm 2008, từ 2.82% lên 4.49% và giảm xuống còn 3.46% vào năm 2009. Nguyên nhân là do năm 2008 Cty trích lập khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi 6.4 tỷ, chiếm 41% chi phí quản lý. N hìn chung tỷ trọng chi phí quản lý trên doanh thu của EMC khá thấp so với trung bình ngành (6.7%) do Cty kiểm soát tốt chi phí.

 Phân tích kỳ trả nợ (Đơn vị: ngày)

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 TB ngành 2009

K ỳ trả nợ 73.93 83.96 96.50 41.38

Cty có xu hướng gia tăng sử dụng tín dụng thương mại, thể hiện tương quan thương lượng với nhà cung cấp. Chỉ số kỳ trả nợ tăng nhanh qua các năm và khá cao so với bình quân ngành. Mặc dù tiết kiệm chi phí lãi vay ngân hàng nhưng tiềm ẩn trong giá vật tư đầu vào và khả năng thương lượng với nhà cung cấp.

Tóm lại: Tỷ số lãi ròng trên doanh thu (ROS) có xu hướng cải thiện nhanh nhưng vẫn khá thấp so với trung bình ngành. Trong đó, tỷ trọng giá vốn có xu hướng giảm xuống gần bằng trị số trung bình ngành; tỷ trọng chi phí tài chính cao hơn trung bình ngành khá nhiều do Cty sử dụng đòn bẩy tài chính lớn; tỷ trọng chí

10

phí bán hàng cũng khá cao so với trung bình ngành; chỉ riêng chỉ tiêu chi phí quản lý là thấp hơn trung bình ngành do Cty thực hiện chính sách thắt chặt kiểm soát chi phí.

2.4.1.4. Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản

 Phân tích vòng quay tổng tài sản (Đơn vị: vòng)

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 TB ngành 2009

Vòng quay TTS 1.10 1.15 0.86 1.26

Vòng quay tài sản năm 2008 tăng nhanh hơn 2007 do tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản. Tuy nhiên, năm 2009 bên cạnh việc giảm sút doanh thu do tình hình suy thoái kinh tế, việc gia tăng nhanh giá trị tài sản khiến hiệu suất sử dụng tài sản giảm mạnh. H iệu suất sử dụng tổng tài sản của EMC thấp hơn bình quân ngành khá nhiều (1.26 lần). Chúng ta sẽ phân tích hiệu suất sử dụng của các yếu tố thành phần của tổng tài sản.

 Phân tích vòng quay hàng tồn kho (Đơn vị: vòng)

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 TB ngành 2009

Vòng quay HTK 2.08 2.17 1.70 2.50

Vòng quay hàng tồn kho tăng nhẹ ở năm 2008 nhưng giảm mạnh vào năm 2009, đây là thành phần chính tạo nên xu hướng tăng giảm bất thường của vòng quay tổng tài sản. Vòng quay hàng tồn kho của EMC chậm hơn với bình quân ngành (2.5 lần). Chúng ta sẽ phân tích sâu hơn các thành phần cấu thành của hàng tồn kho. (Đơn vị: VNĐ) Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Vật tư dự trữ 48,038,480,318 50,220,002,859 73,884,160,530 14.78% 280.53% Chi phí SX dở dang 28,248,295,106 50,414,872,909 38,764,649,737 150.15% -138.11% Thành phẩm tồn kho 41,558,934,402 31,973,961,805 28,395,535,284 -64.93% -42.42% H àng tồn kho CK 117,845,709,826 132,608,837,573 141,044,345,551

Thành phẩm tồn kho giảm đều qua các năm cho thấy Cty kiểm soát tốt kế hoạch bán hàng. N ăm 2008 chi phí SX dỡ dang tăng mạnh (chiếm 150.15% trong gia tăng hàng tồn kho). Riêng năm 2009, mặc dù các thành phần chi phí SX dỡ dang và thành phẩm tồn kho đều giảm nhưng không đủ bù đắp cho phần gia tăng trong vật tư dự trữ (chiếm 280.53% trong gia tăng hàng tồn kho). Nguyên nhân là do chính sách dự trữ vật tư chiến lược (đồng cathode).

 Phân tích vòng quay khoản phải thu (Đơn vị: vòng)

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 TB ngành 2009

Vòng quay KPT 3.27 3.48 3.05 6.13

Khoản phải thu 2008 tăng chậm hơn doanh thu khiến vòng quay khoản phải thu tăng. Tuy nhiên, khoản phải thu năm 2009 giảm chậm hơn tốc độ giảm doanh thu nên vòng quay khoản phải thu giảm mạnh. Đây là xu hướng xấu, phản ảnh công tác quản lý khoản phải thu, chính sách bán hàng tín dụng chưa hiệu quả. Và đây cũng là nhân tố góp phần tạo xu hướng tăng giảm bất thường của vòng quay tổng tài sản. So với bình quân ngành (6.13 lần) thì vòng quay khoản phải thu của EMC chưa được 50%.

 Phân tích số ngày bán hàng tạo quỹ tiền mặt (Đ ơn vị: ngày)

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 TB ngành 2009

Số ngày bán hàng tạo quỹ tiền mặt

8.54 13.59 53.39 23.25

Quỹ tiền mặt của EMC tăng nhanh qua các năm và đột biến vào năm 2009. Số ngày bán hàng tạo quỹ tiền mặt năm 2007 là 8.54 ngày, năm 2008 tăng lên 13.59 ngày, năm 2009 lên đến 53.39 ngày trong khi trung bình ngành năm 2009 chỉ có 23.25 ngày. Việc dự trữ tồn quỹ tiền mặt gia tăng (tiền gởi có kỳ hạn) là do tình hình biến động bất lợi trên thị trường tiền tệ vào cuối năm 2008 và cuối năm 2009. Rủi ro không giải ngân được các khoản vay ngắn hạn do các ngân hàng thiếu hụt nguồn huy động đầu vào là rất lớn buộc EMC phải giữ lại khoản tiền gởi có kỳ hạn là khá lớn. Tuy nhiên, mức chênh lệch đến 130% so với trung bình ngành vào thời điểm cuối năm 2009 là quá lớn, góp phần tăng chi phí lãi vay, chi phí sử dụng vốn.

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 TB ngành 2009

Vòng quay T SCĐ 8.93 9.15 8.16 11.38

TSCĐ ròng biến động không nhiều, năm 2008 tăng chủ yếu do dự án lò sấy karosene hoàn thành, năm 2009 giảm do khấu hao. Tuy nhiên, biến động doanh thu mới là nguyên nhân chính dẫn đến sự biến động bất thường của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ. Năm 2008 doanh thu tăng 27%, TSCĐ quay được 9.15 vòng, cao hơn so với 8.93 vòng ở năm 2007. Năm 2009 doanh thu giảm 16% khiến vòng quay TSCĐ chỉ được 8.16 vòng, khá thấp so với bình quân ngành (11.38 vòng).

Tóm lại: Cả bốn nhân tố - tiền, khoản phải thu, hàng tồn kho và TSCĐ - đều góp phần làm hiệu suất sử dụng tổng tài sản của EM C thấp hơn bình quân ngành. Chính sách kiểm soát tăng trưởng doanh thu và dự trữ vật tư chiến lược là nguyên nhân trực tiếp làm suy giảm hiệu suất sử dụng tổng tài sản. Tâm điểm quản lý là vật tư dự trữ và khoản phải thu khách hàng.

2.4.2. Đánh giá chính sách tài trợ

2.4.2.1. Phân tích đòn bẩy tài chính

 Phương thức tài trợ nợ và vốn chủ sở hữu

Cơ cấu tài trợ của EM C khá đơn giản: vốn chủ sở hữu chỉ bao gồm vốn cổ phần phổ thông, lợi nhuận để lại, các quỹ của chủ sở hữu, không có vốn cổ phần ưu đãi; tài trợ nợ chỉ bao gồm vay ngắn hạn ngân hàng và các khoản nợ hoạt động, không có nợ dài hạn, tín phiếu ngắn nạn.

Nguyên nhân là do năm 2007 EMC hoạt động dưới hình thức sở hữu là D N Nhà nước, toàn bộ vốn chủ sở hữu do EVN phân bổ, không có dự án vay dài hạn. Đợt phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO – Tháng 4/2007) toàn bộ thặng dư vốn cổ phần chuyển về quỹ sắp xếp D N của EVN. Từ tháng 1/2008 hoạt động theo hình thức CTCP, chưa phát hành bổ sung vốn, chưa có dự án vay dài hạn ngân hàng, thị trường vốn và thị trường tiền tệ chưa thuận lợi cho việc phát hành trái phiếu và tín phiếu D N.

 Hệ số nợ trên tài sản

H ệ số nợ / TTS 0.71 0.75 0.76 0.67 Tổng tài sản tăng đều qua các năm, Cty không phát hành thêm vốn chủ sở hữu, tài sản tăng thêm chủ yếu được tài trợ bằng nợ. Cty sử dụng đòn bẩy tài chính cao hơn mức bình quân ngành (0.67) và có xu hướng gia tăng.

 Hệ số nợ trên vốn chủ

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 TB ngành 2009

Hệ số nợ / VCSH 2.49 2.92 3.25 2.76

Tốc độ tăng của nợ nhanh hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu khiến hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của EMC năm 2008 vượt qua mức bình quân ngành (2.76) và tiếp tục tăng nhanh vào năm 2009. Cần phải lưu ý rằng phần gia tăng của vốn chủ sở hữu ở thời điểm 31/12/2008 và 31/12/2009 là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, thực tế phần lợi nhuận này đã được chia cổ tức cho cổ đông vào đầu năm sau. Do đó, thực chất đòn cân nợ của EMC còn cao hơn số liệu của bảng cân đối kế toán thời điểm ngày 31 tháng 12.

 Phân tích ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính lên ROE

Chỉ tiêu 2007 2008 2009

ROIC (r) 3.24% 6.05% 5.29%

Lãi suất sau thuế (i') 4.12% 6.13% 3.84%

ROE(*) 1.02% 5.81% 10.01%

Ta thấy ở hai năm 2007 và 2008 suất sinh lời trên vốn đầu tư nhỏ hơn lãi suất sau thuế, có nghĩa là đòn bẩy tài chính đã làm giảm suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu. Chỉ riêng năm 2009 đòn bẩy tài chính mới thực sự hiệu quả, làm gia tăng suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu do suất sinh lời trên vốn đầu tư lớn hơn lãi suất sau thuế.

Tóm lại: Cty sử dụng đòn bẩy tài chính cao hơn mức bình quân ngành và có xu hướng gia tăng. Một mặt, đòn bẩy tài chính giúp khuếch đại suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu khi suất sinh lời trên vốn đầu tư lớn hơn lãi suất sau thuế vào năm 2009; mặt khác, đòn cân nợ phản tác dụng, làm giảm suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu khi suất sinh lời trên vốn đầu tư nhỏ hơn lãi suất sau thuế ở năm 2007 và 2008.

 Hệ số khả năng chi trả

Hệ số chi trả lãi vay

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 TB ngành 200 9

Hệ số chi trả lãi vay 1.10 1.32 1.80 5.41

Hệ số khả năng chi trả lãi vay có xu hướng tăng qua các năm. N ăm 2008 EBIT tăng nhanh hơn chi phí lãi vay nên hệ số khả năng chi trả lãi vay tăng từ 1.1 lần lên 1.32 lần. N ăm 2009 EBIT giảm nhẹ nhưng chi phí lãi vay giảm mạnh nhờ chính sách hỗ trợ lãi suất để kích cầu của Chính phủ nên hệ số khả năng chi trả lãi vay tiếp tục tăng lên đến 1.8 lần. Tuy nhiên, hệ số này là rất thấp so với bình quân ngành (5.41).

 Hệ số khả năng thanh toán

Hệ số thanh toán ngắn hạn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH CỦA CTCP CƠ ĐIỆN THỦ ĐỨC GIAI ĐOẠN 20112020 (Trang 48 - 163)