Rủi ro tài chính

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH CỦA CTCP CƠ ĐIỆN THỦ ĐỨC GIAI ĐOẠN 20112020 (Trang 30 - 163)

Rủi ro tài chính là sự gia tăng rủi ro của các cổ đông, trên mức rủi ro kinh doanh cơ bản của Cty, là kết quả của việc sử dụng đòn bẩy tài chính.

Đòn bẩy tài chính: các chứng khoán có thu nhập cố định (nợ và cổ phần ưu đãi) được sử dụng trong cấu trúc vốn của Cty, là tỷ lệ giữa nợ và vốn chủ sở hữu. [5, tr.728]

Đặc trưng của việc sử dụng nợ là sẽ gia tăng suất sinh lợi dự tính của tài sản đầu tư, nhưng nợ vay cũng gia tăng rủi ro của chủ Cty, tức cổ đông thường. Tài trợ nợ có một lợi thế quan trọng nhờ hệ thống thuế thu nhập D N. Lãi từ chứng khoán nợ mà Cty phải chi trả là một chi phí được khấu trừ thuế - Tấm chắn thuế. M ặt trái của đòn bẩy tài chính là chi phí kiệt quệ tài chính. Kiệt quệ tài chính xảy ra khi không thể đáp ứng các hứa hẹn với các chủ nợ hay đáp ứng một cách khó khăn. Đ ôi khi kiệt quệ tài chính đưa đến phá sản. Đ ôi khi nó chỉ có nghĩa là đang gặp khó khăn, rắc rối về tài chính. Các nhà đầu tư biết rằng các DN vay nợ có thể sẽ rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính, và họ lo về điều này. Lo ngại này được phản ảnh trong

giá thị trường hiện tại của chứng khoán của các DN có vay nợ. N hư vậy, giá trị D N có thể được phân thành ba phần:

Giá trị

DN =

G iá trị nếu được tài trợ hoàn toàn bằng vốn cổ phần + PV (Tấm chắn thuế) - PV(chi phí kiệt quệ tài chính)

Chi phí của kiệt quệ tài chính tùy thuộc vào xác suất kiệt quệ và độ lớn của chi phí phải gánh chịu nếu kiệt quệ tài chính xảy ra. [15, tr.379]

Các nhà hoạch định tài chính cần phải nhận diện các nhân tố tác động đến xác suất xảy ra kiệt quệ tài chính và kiểm soát các nhân tố này. Trước hết, quay lại khái niệm đòn bẩy tài chính: tài trợ một phần tài sản của DN bằng nợ, chủ yếu là nợ ngân hàng, nợ nhà đầu tư trái phiếu, tín phiếu, nợ nhà cung cấp. Nguy cơ gì tiềm ẩn sau những khoản nợ này?

1. Rủi ro lãi suất. Là loại rủi ro do sự biến động của lãi suất gây nên. Loại rủi

ro này thường phát sinh trong quan hệ tín dụng của những Cty có khoản đi vay theo lãi suất thả nổi. Nhất là đối với các khoản nợ vay ngân hàng, các ngân hàng thường giành cho mình quyền ưu tiên điều chỉnh lãi suất theo hướng có lợi cho mình. Điều này biểu hiện rõ nét trong đợt biến động lãi suất đầu năm 2010, các ngân hàng thương mại đơn phương thông báo các khoản vay ngắn hạn đã cố định lãi suất theo kỳ hạn (thường là 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng) chuyển thành thả nổi lãi suất trong bối cảnh lãi suất thị trường liên tục tăng. Trong tình huống này D N đi vay phải gánh chịu một khoản chi phí lãi vay gia tăng ngoài dự kiến, khả năng có dòng tiền vào để tất toán khoản vay trước hạn là rất khó, nhất là đối với D N có đòn cân nợ lớn. G iải pháp kiểm soát loại rủi ro này là kỹ thuật bảo hiểm rủi ro lãi suất: sử dụng giao dịch hoán đổi lãi suất thông qua một định chế tài chính trung gian thứ ba.

2. Rủi ro ngoại hối. Là loại rủi ro phát sinh do sự biến động tỷ giá làm ảnh

hưởng đến giá trị kỳ vọng trong tương lại. Rủi ro ngoại hối ảnh hưởng nghiêm trọng đến các D N có các khoản nợ vay, nợ thương mại có nguồn gốc ngoại tệ. Loại rủi ro này có thể làm thay đổi hoàn toàn kết quả hoạt động kinh doanh trên báo cáo tài chính của DN . G iải pháp kiểm soát loại rủi ro này là các kỹ thuật bảo hiểm rủi ro tỷ

giá: quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá; hợp đồng kỳ hạn; hợp đồng hoán đổi; hợp đồng tương lai; hợp đồng quyền chọn; sử dụng thị trường tiền tệ.

3. Rủi ro gia tăng áp lực từ nhà cung cấp. Các Cty thường sử dụng quyền lực

của người mua để yêu cầu người bán cung cấp những khoản tín dụng thương mại thông qua hợp đồng trả sau. Rõ ràng là Cty mua sẽ phải chịu một khoản chi phí lãi vay tín dụng thương mại ẩn chứa trong giá bán trả chậm. Chi phí lãi vay tín dụng thương mại cao hay thấp tùy thuộc vào “quyền lực thương lượng” giữa người mua và người bán. Tuy nhiên, nếu Cty sử dụng nợ thương mại càng nhiều thì quyền lực thương lượng sẽ có xu hướng chuyển dịch về phía nhà cung cấp. Giải pháp kiểm soát loại rủi ro này là đa dạng hóa nguồn cung cấp, sử dụng yếu tố đầu vào có tính thay thế cao.

4. Rủi ro gián đoạn dòng vốn tín dụng. Các Cty thường sử dụng nguồn vốn tín

dụng ngắn hạn ngân hàng để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động. N guồn trả nợ khi khoản vay đáo hạn là tiền thu bán hàng. Thông thường DN và ngân hàng thu xếp một hạn mức tín dụng tối đa. Nợ tín dụng ngắn hạn ngân hàng càng lớn thì phần lớn tiền thu bán hàng được sử dụng để tất toán khoản vay cũ, ngân hàng lại giải ngân một khoản vay mới cho nhu cầu hoạt động của DN . Đ iều này rất quan trọng đối với DN. Dòng vốn tín dụng ngắn hạn ngân hàng luân chuyển liên tục như máu trong hệ tuần hoàn. Vì một lý do nào đó, ngân hàng thay đổi đối sách với Cty, những khoản vay mới bị trì hoãn giải ngân trong khi tiền thu bán hàng vẫn phải trả cho những khoản vay tới kỳ đáo hạn. H oặc một khách hàng lớn gặp trở ngại trong việc thanh toán tiền hàng, kéo theo Cty không thể tất toán nợ cũ để vay khoản mới cho nhu cầu hoạt động. K ết quả đều dẫn đến hoạt động của Cty bị mất nhịp, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến ngừng SX , phát sinh nợ quá hạn, ngân hàng phong tỏa tài khoản. Tóm lại, nợ ngắn hạn ngân hàng càng cao thì xác suất Cty rơi vào tình trạng căng thẳng tài chính càng lớn. G iải pháp kiểm soát loại rủi ro này là thiết lập quan hệ tín dụng ngắn hạn với nhiều ngân hàng để phân tán rủi ro và “dự phòng” một khoản có khả năng huy động trong hạn mức tín dụng thỏa thuận với ngân hàng.

Chương 1 nghiên cứu các khái niệm về hoạt động quản trị tài chính, chiến lược kinh doanh tổng thể, chiến lược tài chính; Tìm hiểu các mô hình tài chính phù hợp các giai đoạn trong chu kỳ sống của D N; Các lý thuyết về cơ cấu vốn và chính sách cổ tức; Mô hình dự báo khả năng xảy ra phá sản Cty và nhận diện các rủi ro Cty phải kiểm soát bao gồm cả rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính.

Chương 2:

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

THỰC TRẠNG TÀI CH ÍNH CỦA EMC 2.1. GIỚ I THIỆU TỔ NG QUÁT VỀ EMC

Tiền thân của EMC là Nhà máy D iesel thuộc Cty Đ iện Lực 2 (nay là Tổng Cty Đ iện Lực M iền N am) – chức năng sửa chữa máy phát điện Diesel cho lưới điện toàn miền N am. Năm 1984 sáp nhập bộ phận sửa chữa MBA từ N hà máy điện Chợ Quán, bổ sung chức năng sửa chữa MBA. Năm 1988 tiếp nhận dự án tài trợ p hát triển của liên hiệp quốc (UN DP) đầu tư trang thiết bị SX cơ khí. Từ năm 1990, EMC bắt đầu nghiên cứu chế tạo MBA. Năm 1991 xuất xưởng MBA phân phối đầu tiên, đây là điểm mốc quan trọng đánh dấu một bước chuyển đổi cơ bản từ hoạt động dịch vụ sửa chữa máy phát điện, MBA sang hoạt động chế tạo MBA. Năm 1995 đổi tên thành Nhà máy Sửa Chữa Cơ Điện, hạch toán phụ thuộc Cty Điện Lực 2. Năm 1996 xuất xưởng MBA truyền tải 110kV đầu tiên, hình thành đơn vị kinh doanh chiến lược mới (SBU). Tháng 10/1999 tách ra khỏi Cty Đ iện Lực 2 thành lập Cty Cơ Đ iện Thủ Đ ức - D N nhà nước - là thành viên Tổng Cty Điện Lực Việt Nam (nay là Tập đoàn Đ iện Lực Việt Nam - EVN). Năm 2006 sản phẩm M BA của Cty được đưa vào chương trình sản phẩm chủ lực của Tp.HCM. Thực hiện chủ trương cổ phần hóa của N hà nước, từ 02/01/2008 chuyển thành Cty cổ phần (CTCP) Cơ Điện Thủ Đ ức. Chức năng chủ yếu là SX MBA phân phối; M BA truyền tải; sửa chữa MBA; sửa chữa máy phát điện diesel; SX phụ tùng cơ khí thủy, nhiệt điện, kết cấu thép đường dây và trạm biến áp. Trong đó 2 SBU chủ đạo là sản phẩm MBA phân phối và M BA truyền tải.

Hiện tại EM C có một trụ sở duy nhất bao gồm cả văn phòng điều hành và nhà máy SX tại địa chỉ: K m số 9 - đường H à Nội - phường Trường Thọ - quận Thủ Đức - Tp.HCM.

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức EMC

2.2. PHÂN TÍC H MÔ I TRƯ ỜN G KIN H DO AN H CỦA EMC 2.2.1. Phân tích môi trường kinh tế vĩ mô 2.2.1. Phân tích môi trường kinh tế vĩ mô

2.2.1.1. Các yếu tố kinh tế

Trong những năm qua nền kinh tế Việt nam luôn giữ được mức tăng trưởng GDP cao. Mặc dù cuối năm 2008 và nửa đầu năm 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng tín dụng kéo theo suy thoái kinh tế thế giới nhưng nền kinh tế Việt N am đã nhanh chóng thoát khỏi suy thoái và đang trên đà phục hồi, hứa hẹn mức tăng

H ĐQ T GĐ điều hành BKS PGĐ PGĐ P. Kinh doanh P. Vật tư P. Kỹ thuật P. TCLĐĐT P. Hợp tác QT P. Kế toán P. KCS P. T hanh tra BV P. Kế hoạch Văn phòng PX. Biến thế 1 PX. Biến thế 2 PX. Biến thế 3 PX. Cơ điện PX. Cơ khí 1 PX. Cơ khí 2 PX.CK thủy công PX. Dây đồng PX. Sửa chữa PX. Sơn Chỉ đạo Giám sát

trưởng cao sau suy thoái. Nguồn năng lượng điện luôn là yếu tố then chốt tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Các chuyên gia năng lượng dự báo nhu cầu năng lượng điện ở nước ta phải tăng nhanh gấp 2 lần mức tăng GD P, giai đoạn 2006-2015 xác định mức tăng trưởng từ 17% (phương án cơ sở) đến 20% (phương án cao)6. Nhu cầu cho thị trường M BA trong nước tăng theo mức tăng trưởng nhu cầu điện năng.

2.2.1.2. Các yếu tố xã hội

Cùng với mức tăng trưởng kinh tế, đời sống xã hội Viêt N am thay đổi nhanh chóng. N hu cầu sử dụng thiết bị điện gia dụng ngày càng đa dạng và tăng nhanh về khối lượng. Thiết bị gia dụng sử dụng năng lượng điện mặc nhiên được xã hội chấp nhận bởi tính năng kinh tế, tiện dụng của nó gián tiếp làm gia tăng nhu cầu năng lượng điện và nhu cầu MBA.

Mặc dù rất cân nhắc về vấn đề môi trường, kỳ họp Q uốc hội vừa qua đã đồng ý cho ngành điện triển khai nhà máy điện hạt nhân cho thấy nhu cầu bức thiết của nguồn năng lượng điện cho phát triển kinh tế, xã hội. Q uyết định này sẽ gián tiếp tạo lực bẩy mạnh mẽ cho ngành SX MBA.

Chính sách giáo dục nâng cao ý thức “Người Việt N am ưu tiên dùng hàng Việt N am” cùng với nổ lực của các nhà SX đáp ứng nhu cầu khách hàng nội địa, về lâu dài sẽ mang lại lợi thế cho các N SX trong nước nói chung kể cả sản phẩm MBA .

2.2.1.3. Các yếu tố pháp luật

Thời gian gần đây liên tục xảy ra các sự cố môi trường liên quan đến các nhà máy SX khiến dư luận lên tiếng và các cơ quan chức năng ngày càng kiểm soát chặt chẽ các quy định bảo vệ môi trường. N gành SX MBA phải xử lý vấn đề chất thải PCB7 khiến chi phí SX gia tăng. Đây là yếu tố bất lợi cho ngành SX M BA . Lộ trình cắt giảm thuế quan khi gia nhập WTO cũng gia tăng áp lực cạnh tranh cho các NSX MBA nội địa.

6 Quyết định số 110/2007/QĐ-TTg ngày 18/07/2007 – Phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006 – 2015 có xét đến năm 2025. [19]

7

Quy chế đấu thầu của các tổ chức tài chính quốc tế như WB, A DB, …không cho các đơn vị thành viên EVN tham gia đấu thầu các dự án lớn do các thành viên khác của EVN làm chủ đầu tư. Đ ây là yếu bất lợi cho EM C do không được tham gia vào một phân khúc thị trường có nhu cầu khá lớn.

2.2.1.4. Các yếu tố công nghệ

Khoa học kỹ thuật trên thế giới phát triển mạnh mẽ, các thế hệ máy móc, công nghệ mới ra đời giúp nâng cao năng lực SX và năng suất lao động. Các loại vật liệu mới, chất lượng cao được ứng dụng vào công nghệ chế tạo MBA. K ết quả là sản phẩm MBA ngày càng được cải tiến về tính năng, gọn nhẹ, thẩm mỹ hơn. Rõ ràng sự phát triển công nghệ một mặt tạo điều kiện, mặt khác tạo áp lực buộc các NSX MBA phải đổi mới công nghệ và trang thiết bị SX để nâng cao năng lực cạnh tranh.

2.2.2. Phân tích môi trường kinh tế vi mô

2.2.2.1. Khách hàng

 50% doanh thu của EMC đến từ các Cty kinh doanh điện, hầu hết thuộc

EVN. Áp lực từ nhóm khách hàng này là rất lớn, các N SX MBA thường bị nhóm khách hàng này áp đặt về thông số kỹ thuật, điều kiện giao hàng, điều kiện thanh toán, điều kiện bảo hành (theo hồ sơ mời thầu). Q uy trình mua sắm chặt chẽ: đấu thầu, chào giá cạnh tranh. Nhóm khách hàng này tương đối nhạy cảm với giá và đưa ra tiêu chuẩn tối đa về thông số tổn thất điện năng của MBA. Đối với nhóm khách hàng này EM C có lợi thế mà đối thủ cạnh tranh khó bắt chước: cùng là thành viên của EVN và cũng là hạn chế đối với dự án sử dụng vốn vay quốc tế như đã p hân tích ở trên..

 30% doanh thu đến từ các Cty xây lắp điện - thầu công trình xây lắp trạm biến áp. Nhóm khách hàng này rất nhạy cảm với giá do ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của họ và quan tâm các điều kiện giao hàng, thiết kế lắp đặt do ảnh hưởng tiến độ công trình và chi phí thi công. Nhóm khách hàng này cũng quan tâm đến điều khoản bán hàng tín dụng.

 15% doanh thu đến từ nhóm khách hàng tự trang bị trạm biến áp riêng cho DN. Nhóm này ít nhạy cảm với giá nhưng rất quan tâm đến thiết kế vận hành, tính chất liên tục và ổn định trong vận hành và dịch vụ hậu mãi để đảm bảo nguồn điện. Nhóm này cũng quan tâm đến thông số tổn thất điện năng của MBA do ảnh hưởng chi phí điện năng tiêu dùng.

 5% doanh thu đến từ các Cty kinh doanh thiết bị điện. Nhóm khách hàng này quan tâm đến giá và điều kiện thanh toán.

2.2.2.2. N hà cung cấp

Vật tư chủ yếu cho dây chuyền SX MBA bao gồm: dây điện từ (đồng); thép lá kỹ thuật điện (tole silic); vật liệu amorphous; dầu cách điện; vật liệu cách điện; thiết bị, phụ kiện MBA truyền tải.

 Dây điện từ: hầu hết là các nhà cung cấp trong nước. Tuy nhiên, nguyên vật liệu để SX dây điện từ (đồng cathode) bị chi phối bởi thị trường đồng thế giới và tỷ giá ngoại tệ. EM C đã thiết lập được dây chuyền SX dây điện từ đủ cung ứng 70% - 80% nhu cầu và nhập khẩu trực tiếp đồng cathode nên kiểm soát được giá đầu vào, có lợi thế thương thảo với nhà cung cấp.

 Thép lá kỹ thuật điện: đây là loại vật tư nhập khẩu đặc chủng, áp lực thương lượng từ nhà cung cấp tole silic là rất lớn, kể cả giá và tiến độ cung cấp.

 Vật liệu amorphous: đây là loại vật liệu mới thay thế cho thép lá kỹ thuật điện trong thiết kế chế tạo các loại MBA phân phối công suất nhỏ, giảm bớt áp lực từ nhà cung cấp tole silic. Vật liệu amorphous có tính năng giảm 75% tổn hao không tải của MBA – được xem như vật liệu thân thiện môi trường do giảm tiêu hao năng lượng – tạo ra lợi thế cạnh tranh từ sự khác biệt của sản phẩm. EMC là

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH CỦA CTCP CƠ ĐIỆN THỦ ĐỨC GIAI ĐOẠN 20112020 (Trang 30 - 163)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)