Phân tích dòng tiền tài trợ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH CỦA CTCP CƠ ĐIỆN THỦ ĐỨC GIAI ĐOẠN 20112020 (Trang 62 - 63)

Chỉ tiêu 2007 2008 2009

Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 282,058,440,881 247,941,093,585 260,976,452,697

94.87% 79.09% 86.23%

Tiền chi trả nợ gốc vay (206,138,295,417) (229,142,347,896) (233,261,715,313)

-69.33% -73.10% -77.07%

Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho CSH (1,397,665,000)

-0.46%

Trong ba năm Cty hầu như không vay dài hạn, toàn bộ các khoản tài trợ bằng nợ vay là vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động. Có thể nói dòng tiền hoạt động của Cty hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn huy vốn động ngắn hạn: năm 2007 chiếm 94.87% TICF, năm 2008 giảm xuống 79.09% nhưng năm 2009 lại tăng lên 86.23%. Và hệ quả là dòng tiền ra để chi trả nợ gốc vay cũng chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng dòng tiền vào và liên tục tăng: năm 2007 chiếm 69.33% TICF, năm 2008 chiếm 73.1% TICF và 2009 tiếp tục tăng đến 77.07% TICF. Có thể nói hoạt động tài chính của Cty quá lệ thuộc vào ngân hàng (chỉ huy động từ vay ngắn hạn ngân hàng).

Chỉ tiêu 2007 2008 2009

Doanh thu 269,125,184,719 342,631,271,006 288,193,113,666

Tiền chi trả nợ gốc -206,138,295,417 -229,142,347,896 -233,261,715,313

-76.60% -66.88% -80.94%

Chúng ta cũng thấy phần lớn tiền thu từ bán hàng được dùng để trả nợ ngắn hạn ngân hàng đến ngày đáo hạn: năm 2007 chiếm 76.6% doanh thu, năm 2008 giảm xuống 66.88% nhưng năm 2009 tăng lên đến 80.94%. Điều này cho thấy Cty

luôn trong tình trạng căng thẳng về tài chính. Một khi doanh thu bán hàng sụt giảm hoặc tiền thu từ khách hàng bị gián đoạn – một khách hàng lớn nào đó không trả nợ đúng hạn – lập tức Cty sẽ phát sinh những món nợ quá hạn ngân hàng. N ghiêm trọng hơn là các ngân hàng có thể tạm ngưng giải ngân các khoản vay ngắn hạn, trong khi đó tiền thu bán hàng vẫn bị các ngân hàng thu nợ đáo hạn. H ậu quả tồi tệ có thể xảy ra là các nhà cung cấp không giao hàng do chưa trả nợ cũ, không có tiền trang trải chi phí hoạt động, chậm trả lương công nhân dẫn đến gián đoạn SX , bên mua phạt chậm giao hàng…Nhận định trên khá tương thích với phần phân tích chỉ số Z (2.4.2.2.) cho thấy Cty nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ p há sản. Chúng ta sẽ thấy rõ hơn nguyên nhân khi phân tích vốn lưu động ròng của Cty.

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tài sản ngắn hạn 213.663.395.575 256.705.972.156 298.144.688.161 Nợ ngắn hạn 174.071.591.870 221.178.622.245 256.361.204.385 Vốn lưu động ròng 39.591.803.705 35.527.349.911 41.783.483.776 18,53% 13,84% 14,01%

Đa phần tài sản lưu động được tài trợ bởi nợ ngắn hạn, phần được tài trợ bằng vốn lưu động ròng khá khiêm tốn: năm 2007 là 18.53%, năm 2008 chỉ còn 13.84%, năm 2009 là 14.01%.

Tóm lại: Do sử dụng đòn bẩy tài chính khá lớn, toàn bộ là vay ngắn hạn ngân hàng nên Cty luôn nằm trong trạng thái căng thẳng tài chính. Hoạt động tài chính của Cty lệ thuộc quá nhiều vào nguồn tín dụng ngân hàng dẫn đến rủi ro tài chính là khá lớn. Đây chính là “tử huyệt”, Cty cần tái cấu trúc tài chính để thoát khỏi khu vực nguy hiểm này.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH CỦA CTCP CƠ ĐIỆN THỦ ĐỨC GIAI ĐOẠN 20112020 (Trang 62 - 63)