Giải pháp về phía Ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động thanh toán quốc tế và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng nn và ptnt tỉnh an giang (Trang 95)

7. Kết luận:

6.1. Giải pháp về phía Ngân hàng

6.1.1. Đào tạo nhân viên, tổ chức tốt bộ phận TTQT

Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới và khu vực cho thấy nhân tố con người là một trong những nhân tố quyết định thành công đối với sự phát triển của đất nước nói chung cũng như của từng ngân hàng nói riêng. Vì vậy, quá trình đào tạo nhân viên rất quan trọng, mà trước tiên là khâu tuyển dụng. NH cần chú trọng công tác tuyển dụng nhằm chọn ra những người có trình độ chun mơn, năng động, nhiệt tình phù hợp với vị trí cần tuyển. Phải tuyển nhân viên giỏi về ngoại ngữ và vi tính, am hiểu ngoại thương và thanh toán quốc tế, thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng về thanh toán quốc tế, tổ chức các cuộc hội thảo về thanh toán quốc tế nhằm giúp các chi nhánh trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ nghiệp vụ thanh tốn quốc tế, học tập kinh nghiệm xử lý các tình huống phát sinh trong hoạt động thanh toán quốc tế để vừa đảm bảo quyền lợi của khách hàng, đồng thời giữ uy tín cho Ngân hàng. Trích một phần từ lợi nhuận Ngân hàng để tài trợ cho các học viên là cán bộ của chi nhánh theo học nâng cao nghiệp vụ, như vậy sẽ khuyến khích cán bộ có động lực trau dồi kiến thức toàn diện hơn trong lĩnh vực thanh tốn quốc tế.

Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ nhân viên cần thể hiện tính chuyên nghiệp, rõ ràng trong các khâu xử lý nghiệp vụ liên quan đến TTQT như: cấp hạn mức tín

dụng, xác định mức ký quỹ, bảo lãnh thanh toán....đều phải căn cứ trên tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Khơng nên vì kiên nể khách hàng thân thiết mà thực hiện sai quy định.

Hiện nay, do đặc thù số lượng nhân viên phịng KDNH khơng nhiều nên các nhân viên này thường quản lý một số công ty nhất định và thực hiện tất cả các dịch vụ TTQT phát sinh khi cơng ty có nhu cầu. Bên cạnh đó, nhân viên cịn thực hiện việc chăm sóc khách hàng, như vậy sẽ khó tập trung vào nghiệp vụ. Để thực hiện tốt nghiệp vụ TTQT thì cần tách nhân viên phịng KDNH thành hai bộ phận. Thứ nhất là bộ phận dịch vụ khách hàng chuyên về công tác tư vấn, chăm sóc khách hàng. Thứ hai là bộ phận nghiệp vụ, chuyên thực hiện các nghiệp vụ phát sinh và theo dõi hồ sơ TTQT. Để thực hiện tốt mơ hình này cần tăng thêm nhân sự. Như vậy khách hàng sẽ được chăm sóc tốt hơn và nghiệp vụ TTQT được thực hiện chuyên nghiệp hơn.

6.1.2. Mở rộng dịch vụ tư vấn xuất nhập khẩu, tập huấn cho khách hàng

Để tránh rủi ro cho khách hàng và tăng nguồn thu cho NH thì cơng tác tư vấn liên quan đến XNK cần triển khai sâu rộng hơn nữa. Bộ phận chăm sóc khách hàng của Phịng KDNH nếu được tách riêng ra thì có thể chun sâu vào công tác này. Để thực hiện tốt dịch vụ tư vấn XNK, nhân viên ngân hàng cần :

-Nắm vững các quy tắc áp dụng trong TTQT, liên tục cập nhập những thông tin sửa đổi liên quan.

-Tìm hiểu kỹ về các thị trường mà doanh nghiệp trong tỉnh có quan hệ XNK, đồng thời liên tục cập nhập những thông tin quy định mới nhất liên quan đến XNK ở các thị trường này để cung cấp cho doanh nghiệp khi cần thiết.

- Chủ động liên hệ với doanh nghiệp tìm hiểu những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến luật lệ chi phối TTQT, điều rất dễ gây mâu thuẫn giữa các bên XNK với NH, đôi khi dẫn đến những căng thẳng khơng đáng có.

- Từ thực tế về thị trường, tình hình doanh nghiệp, chủng loại, trị giá hàng hóa xuất khẩu...NH nên tư vấn để doanh nghiệp lựa chọn phương thức TTQT nào phù hợp nhất mà rủi ro vẫn được hạn chế tối đa.

Bên cạnh cơng tác tư vấn thì NH cũng cần triển khai hoạt động tập huấn cho khách hàng về việc lập BCT trong TTQT, hỗ trợ để khách hàng lập được BCT hoàn hảo nhằm khắc phục rủi ro kỹ thuật mà khách hàng tại Agribank An Giang thường hay mắc phải.

Hiện nay đa số các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh xuất khẩu theo giá FOB và nhập theo giá CIF, như vậy nguồn thu đem về ít mà doanh nghiệp lại khơng thể chủ động thương thảo về điều kiện bảo hiểm ngoại thương cho lơ hàng của mình. Vì vậy, NH cần tập huấn cho các doanh nghiệp xuất khẩu theo giá CIF và nhập khẩu theo giá FOB sẽ hạn chế rủi ro trong hoạt động XNK nói chung và TTQT nói riêng. Sau đây là những lợi ích NH nên chỉ rõ cho doanh nghiệp thấy nếu nhập khẩu theo giá FOB và xuất theo giá CIF :

-Thứ nhất, nguồn thu ngoại tệ gia tăng: khi giá cả được nêu là CIF, có nghĩa là giá của bên bán hàng đã bao gồm giá thành của sản phẩm, cước phí vận chuyển và phí bảo hiểm. Khi giá cả được nêu là FOB có nghĩa là giá bán của bên bán hàng chỉ bao gồm giá thành của sản phẩm. Như vậy nếu cùng một lô hàng XK, khi XK theo điều kiện CIF sẽ thu được nhiều ngoại tệ hơn khi XK theo điều kiện giá FOB. Bên cạnh đó nhà NK Việt Nam khi NK theo điều kiện giá FOB sẽ giảm bớt phần chi ngoại tệ từ đó giảm thiểu rủi ro về tỷ giá. Và điều quan trọng là các nhà XK Việt Nam khi XK theo điều kiện giá CIF thì họ ký hợp đồng vận tải và mua bảo hiểm từ đó việc thương thảo về bảo hiểm cho lơ hàng của mình cũng được chủ động hơn, nhà XNK nên chọn các công ty bảo hiểm Việt Nam thì mới có thể giảm bớt phần trả ngoại tệ của đất nước cho các công ty vận tải, bảo hiểm nước ngồi. Từ đó hạn chế một phần rủi to tỷ giá và tạo điều kiện thuận lợi cho ngành vận tải và ngành bảo hiểm Việt Nam phát triển.

- Thứ hai, nhà xuất khẩu chủ động trong việc giao hàng: đối với điều kiện nhóm C, nhà xuất khẩu chịu trách nhiệm thuê phương tiện vận tải nên biết rõ thời gian nào các phương tiện vận tải sẵn sàng nhận hàng, vì thế nhà xuất khẩu chủ động trong việc thu gom và tập kết hàng hóa. Trong khi đó xuất khẩu theo điều kiện nhóm F, nhà xuất khẩu bị lệ thuộc vào phương tiện vận tải do người nhập khẩu chỉ định. Từ đó xuất khẩu theo giá CIF sẽ phần nào khắc phục được những

rủi ro liên quan đến việc giao hàng trễ hay hàng hóa đã tập kết xong mà chưa có phương tiện vận tải, đưa đến hàng hóa bị hư hỏng vì thời gian chờ đợi.

- Thêm vào đó, nhà xuất khẩu cịn có những lợi ích khác như: nếu thiếu vốn, nhà xuất khẩu sẽ được tài trợ vốn nhiều hơn, được tiền giảm giá hay hoa hồng từ các công ty vận tải hoặc cơng ty bảo hiểm… góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thương trường quốc tế.

6.1.3. Thực hiện các bước kiểm tra kỹ BCT trước khi đại diện cho khách hàng thực hiện giao dịch TTQT

Khi Agribank An Giang là ngân hàng đại diện cho nhà nhập khẩu

Trước khi chấp nhận là ngân hàng đại diện thanh tốn cho nhà nhập khẩu thì NH cần xem xét tình hình hoạt động kinh doanh cũng như tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh phải nắm hết những điều khoản trong hợp đồng ngoại thương đã có.

Ở khâu kiểm tra chứng từ đòi tiền hoặc hối phiếu, ngân hàng cần thực hiện k i ể m t r a cẩn trọng để tránh trường hợp bị bắt những lỗi không tuân thủ các quy định trong T T Q T làm mất quyền từ chối thanh tốn. Bên cạnh đó, là việc kiểm tra bộ chứng từ đảm bảo cho việc nhận hàng của người nhập khẩu. Việc kiểm tra bộ chứng từ phải trên tinh thần là phương tiện thanh tốn chứ khơng phải là phương tiện cố tình bắt những điểm khơng phù hợp và từ chối thanh toán.

Để việc kiểm tra chứng từ được đảm bảo, nhân viên TTQT cần nắm vững UCP, URC... Hơn nữa, nhân viên TTQT cần phải tham khảo các tài liệu khác có liên quan đến UCP để nắm được tinh thần phán quyết các điểm không phù hợp của Phịng thương mại quốc tế, từ đó rút ra những kinh nghiệm trong việc quyết định đối với bộ chứng từ. Qua các tài liệu này nhân viên TTQT cịn có kinh nghiệm trong các vụ tranh chấp, lừa đảo, từ đó có những nhìn nhận và phán đốn về rủi ro có thể xảy ra tốt hơn.

Theo dõi bộ chứng từ đến hạn thanh toán, nhắc nhở, đốc thúc khách hàng nộp tiền, thanh toán đúng hạn cho ngân hàng bên bán để đảm bảo uy tín khách hàng và Agribank An Giang.

Khi Agribank An Giang là ngân hàng đại diện cho nhà xuất khẩu

Trong những năm qua, vì doanh số thanh toán xuất khẩu tại Agribank An Giang chiếm tỷ trọng áp đảo so với thanh toán hàng nhập nên rủi ro cũng xảy ra nhiều hơn. Để hạn chế chế rủi ro trong thanh toán xuất khẩu NH cần hướng dẫn cho khách hàng lập các chứng từ phù hợp với thông lệ quốc tế và trong nước, đảm bảo sự thống nhất giữa các chứng từ để bên đối tác không thể từ chối thanh toán. Mọi chứng từ được lập ra phải cụ thể, rõ ràng, tránh sự hiểu nhầm và mâu thuẫn xảy ra. Kiểm tra kỹ BCT của khách hàng xuất trình trước khi chuyển BCT cho ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu.

Nếu phương thức thanh toán là L/C, NH cần thực hiện xác thực thư tín dụng qua mạng SWIFT, đồng thời thông báo cho người thụ hưởng. Nếu phát hiện những điểm bất lợi với người thụ hưởng, NH nên tư vấn để nhà xuất khẩu tu chỉnh L/C.

Ngân hàng cũng nên nhắc nhở nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ thu tiền trong thời hạn cho phép của L/C hoặc hợp đồng quy định. Từ đó có thể tránh được rủi ro đối tác nước ngồi từ chối hoặc trì hỗn thanh tốn.

6.2. GIẢI PHÁP VỀ PHÍA DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU

Khi tham gia hoạt động ngoại thương, các doanh nghiệp XNK ngoài việc nắm bắt nhanh nhạy thông tin về đối tác và thị trường, thì cần phải khéo léo hơn trong việc ký kết hợp đồng như thế nào để lợi nhuận công ty đạt được mức tối ưu, chủ động hơn trong việc mua bảo hiểm cho lơ hàng XNK, phịng ngừa trường hợp có rủi ro xảy ra doanh nghiệp cũng khơng lâm vào tình thế mất trắng cả hàng lẫn tiền. Vì như vậy các doanh nghiệp rất dễ lâm vào tình trạng nợ nần dẫn đến phá sản do đa số nhà xuất khẩu của Việt Nam đều khơng có tiềm lực mạnh về vốn.

Giải pháp cho những vấn đề trên là doanh nghiệp nên lập ra một bộ phận phụ trách chuyên về xuất nhập khẩu. Từ khâu tuyển dụng, chọn ra những người thực sự có kiến thức về lĩnh vực XNK, nắm rõ các quy định áp dụng trong TTQT, bên cạnh đó là giỏi ngoại ngữ để có thể am tường tất cả các điều kiện hợp đồng mà khách hàng đưa ra. Từ đó sẽ tránh cho doanh nghiệp hiểu khơng rõ các

điều khoản của hợp đồng mà lại ký kết rồi không thực hiện được. Với đội ngũ nhân viên chuyên trách, công ty sẽ chuyên nghiệp hơn trong việc lập các BCT thanh tốn, khơng mắc phải các lỗi kỹ thuật để bị đối tác ép giảm giá và chịu phạt tiền.

Các cơng ty có thể đưa nhân viên đi học các khóa về kỹ năng đàm phán kinh doanh quốc tế để khi ký kết hợp đồng với nước ngồi có khả năng thương lượng được những điều khoản có lợi nhất cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nên quan tâm hàng đầu đến việc xây dựng thương hiệu vững chắc cho doanh nghiệp nói riêng và cho hàng Việt Nam nói chung. Cụ thể là làm ăn uy tín, tuân thủ các điều khoản của hợp đồng, giao hàng đúng hạn, đúng chất lượng, xuất trình chứng từ thanh toán trong thời hạn hiệu lực... Những điều này sẽ tạo niềm tin lớn cho đối tác nước ngồi, từ đó mang lại cho doanh nghiệp những khách hàng trung thành và phần nào giảm bớt rủi ro đạo đức trong TTQT.

Xây dựng hiệp hội của những người sản xuất cùng ngành, các doanh nghiệp XNK nên liên kết chặt chẽ với nhau, có chính sách thống nhất về giá của các mặt hàng giống nhau. Khơng nên vì lợi ích trước mắt mà chấp nhận giảm giá, bán phá giá, tạo điều kiện cho khách hàng nước ngoài trục lợi bằng việc ép giá, làm ảnh hưởng đến lợi ích lâu dài của ngành.

6.3. GIẢI PHÁP VỀ PHÍA NHÀ NƯỚC

6.3.1. Hồn thiện mơi trường luật pháp trong thanh tốn quốc tế

Cần có văn bản Luật hoặc dưới luật điều chỉnh cho hoạt động TTQT. Trong bối cảnh một nước với hệ thống pháp luật còn thiếu, chưa đồng bộ và liên tục sửa đổi như Việt Nam thì các doanh nghiệp, đặc biệt là các Ngân hàng sẽ gặp nhiều rủi ro trong thanh TTQT mặc dù họ đã tìm mọi cách tự bảo vệ mình.

Từ trước đến nay rủi ro chính trị có ngun nhân từ sự bất cập của Luật pháp là loại rủi ro gây ra hậu quả nghiêm trọng nhất trong TTQT, mặc dù trường hợp rủi ro vì Luật pháp chưa xảy ra ở Agribank An Giang nhưng đã xảy ra ở rất nhiều NHTM khác và hệ quả của nó ln là những vụ kiện tụng kéo dài ảnh hưởng đến uy tín của tất cả các bên, đặc biệt là hệ thống ngân hàng trong nước sẽ bị đánh giá

về độ tín nhiệm. Chính vì vậy, việc ban hành văn bản Luật hướng dẫn về giao dịch TTQT là giải pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro cho các NHTM. Việc này đòi hỏi sự tham gia của nhiều bộ ngành có liên quan như Tổng cục hải quan, Bộ thương mại, Phịng thương mại và cơng nghiệp Việt Nam... Các đơn vị này nên có sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ nhằm tạo sự nhất quán cho việc ban hành và sau này là áp dụng, thi hành điều luật đó.

6.3.2. Ổn định kinh tế vĩ mơ

Vì tất cả những rủi ro chính trị phát sinh tại Agribank An Giang thời gian qua đều là do biến động về kinh tế vĩ mô cho nên những bước đi để ổn định nền kinh tế sẽ góp phần hạn chế mạnh mẽ loại rủi ro này.

Để nền kinh tế ổn định thì trước hết tình hình chính trị phải ổn định, sau đó phải đảm bảo an ninh về lương thực, an ninh năng lượng, cơ cấu các ngành hàng, lĩnh vực phù hợp với đặc điểm nền kinh tế và đặc biệt là giải quyết tình hình lạm phát khơng ngừng, vấn đề nóng bỏng nhất của nền kinh tế Việt Nam hiện nay.

Bên cạnh đó, chính phủ cần đề ra các chính sách phù hợp với từng ngành hàng và lĩnh vực cụ thể, tận dụng nhưng không quá phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngồi, bình ổn giá cả hàng hóa nói chung và hàng hóa xuất nhập khẩu nói riêng, nâng cao dự trữ ngoại hối, phát triển hiệu quả một số ngành và sản phẩm quan trọng, thiết yếu đối với nền kinh tế và đời sống xã hội. Đối với từng ngành cụ thể cần có những dự báo và định hướng cụ thể, vì hiện nay vẫn cịn tình trạng khi được mùa thì giá hàng hóa lại q rẻ, khi mất mùa thì giá lại quá đắt, như vậy sẽ ảnh hưởng không tốt đến người sản xuất và doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Chính phủ cần hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu tìm đầu ra của sản phẩm. Các biện pháp có thể dùng là : xây dựng thương hiệu cho hàng hóa Việt Nam, quảng cáo các sản phẩm của Việt Nam qua quan hệ hợp tác chính phủ, tạo điều kiện để hàng Việt Nam có mặt trong các hội chợ quốc tế...

Thơng qua NHNN, chính phủ cần duy trì và ổn định tỷ giá, để các doanh nghiệp XNK yên tâm hoạt động. Tỷ giá biến động sẽ gây rủi ro trực tiếp cho

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động thanh toán quốc tế và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng nn và ptnt tỉnh an giang (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)