Doanh số thanh toán quốc tế giai đoạn 2008-2010

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động thanh toán quốc tế và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng nn và ptnt tỉnh an giang (Trang 47)

(ĐVT: ngàn USD, món) 2008 2009 2010 Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009 Chỉ tiêu Số món Trị giá Số món Trị giá Số món Trị giá Số món Trị giá Trị giá (%) Số món Trị giá Trị giá (%) Xuất khẩu 1.367 75.714 1.870 86.812 1.942 95.762 503 11.098 14,7 72 8.950 10 Nhập khẩu 32 4.703 51 5.466 14 1.547 19 763 16,2 -37 -3.919 -72 Tổng 1.399 80.417 1.921 92.278 1.956 97.309 522 11.861 14,7 35 5.031 5,5

Năm 2009, kinh tế thế giới bước đầu có những dấu hiệu phục hồi, thêm vào đó các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chủ động tìm kiếm thêm thị trường mới ở các nước Đơng Nam Á, khơng cịn lệ thuộc nhiều vào thị trường Mỹ và EU. Một lý do nữa là thời điểm đầu năm 2009, doanh số thanh toán chứng từ qua NH giảm nhiều, nguyên nhân là do lãi suất vay của NH cao nên khách hàng không nhận nợ vay và khơng xuất trình chứng từ thanh tốn. Từ đó, NH đã điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp xuất khẩu, đồng thời áp dụng quản lý chứng từ chặt chẽ đối với từng doanh nghiệp nên tổng doanh số thanh toán qua NH được nâng lên nhanh chóng. Sang 2010, bên cạnh mơi trường kinh tế đi vào ổn định thì ngay từ đầu năm, ban giám đốc Agribank An Giang đã thành lập Ban chỉ đạo phát triển thu dịch vụ ngồi tín dụng, đẩy mạnh việc phát triển các sản phẩm dịch vụ. Chính điều này đã tạo nên tác động tích cực cho việc gia tăng tổng giá trị TTQT. Hơn nữa, từ năm 2010 Agribank An Giang đã xúc tiến thực hiện các loại hình dịch vụ có tính cạnh tranh cao như: bảo lãnh XNK, cho thuê tài chính, bao thanh toán, thấu chi…Điều này đã tạo động lực cho các doanh nghiệp XNK đẩy mạnh hoạt động TTQT tại NH .

75.714 86.812 95.762 4.703 5.466 1.547 80.417 97.309 92.278 0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 2008 2009 2010 Năm N gàn U S D Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng

Hình 4.1: Doanh số hoạt động TTQT giai đoạn 2008-2010, theo trị giá

Dựa vào hình ta có nhận xét doanh số thanh toán hàng xuất khẩu luôn cao hơn rất nhiều lần so với hàng nhập khẩu. Cụ thể, năm 2008, thanh toán hàng xuất là 75.714 ngàn USD, trong khi thanh toán hàng nhập chỉ ở mức 4.703 ngàn USD, năm 2009 tỷ lệ giữa xuất và nhập không biến động nhiều nhưng sang năm 2010, trị giá hàng xuất khẩu đến 95.762 ngàn USD trong khi hàng nhập khẩu chỉ có 1.547 ngàn USD. Nguyên nhân là do trong những năm qua hưởng ứng chủ trương của Nhà nước và địa phương, NH đã mở rộng chương trình cho vay ưu đãi xuất khẩu, cung cấp vốn cho các doanh nghiệp thu mua lúa gạo, cá tra, cá ba sa… có thời điểm lãi suất cho vay doanh nghiệp xuất khẩu chỉ ở mức 8%/năm. Điều này đã hỗ trợ rất nhiều cho các công ty xuất khẩu trong việc thu mua nguyên liệu, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, thu về nguồn về ngoại tệ lớn, đẩy kim ngạch xuất khẩu địa phương lên cao đồng thời cũng mang lại lợi nhuận cho NH. Ngược lại, giá trị thanh toán hàng nhập khẩu thấp là do những năm qua tình hình cán cân thương mại nước ta luôn ở trạng thái nhập siêu, để chia sẻ với Nhà nước trong việc điều tiết cán cân thương mại, các NH cũng hạn chế cho vay nhập khẩu. Giá trị thanh tốn hàng nhập tuy có giảm nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với sự tăng lên của giá trị thanh tốn hàng xuất do đó tổng doanh thu TTQT vẫn tăng cao.

Thanh toán hàng xuất khẩu liên tục tăng năm sau cao hơn năm trước. Năm 2009 trị giá hàng xuất tăng thêm 11.098 ngàn USD so với 2008, tỷ lệ 14,7%, năm 2010 doanh số lại tiếp tục tăng thêm 8.950 ngàn USD, hơn 10% so với 2009. Ngồi những ngun nhân khách quan đã nêu thì sự tăng trưởng trên là do thời gian qua NH đã triển khai thực hiện các dịch vụ tư vấn cho khách hàng trong các khâu đầu tư dự án sản xuất kinh doanh, lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp, tư vấn thị trường xuất khẩu, phòng ngừa rủi ro trong thực hiện hợp đồng ngoại thương…Từ đó đã củng cố khách hàng cũ và thu hút thêm nhiều khách hàng mới đến quan hệ TTQT với NH. Chỉ trong năm 2009, NH đã có thêm 7 khách hàng mới thường xuyên đến thực hiện nghiệp vụ thanh toán mà chủ yếu là xuất khẩu, đó là: Cơng ty An Mỹ, Cửu Long Đồng Tháp, Gia Phúc, Bạn Và Tơi, Hồng Yến, doanh nghiệp tư nhân là Minh Phát Và Hoàng Long. Bên cạnh đó, thời gian này NH đã khơng ngừng củng cố và mở rộng mối quan hệ tốt với các ngân hàng nước ngoài làm dịch vụ nhờ thu hàng

xuất khẩu và các cơng ty chuyển phát nhanh quốc tế. Từ đó, NH được hưởng mức phí gửi chứng từ đặc biệt ưu đãi, góp phần làm giảm chi phí trong TTQT của khách hàng xuất khẩu đến mức thấp nhất. Đồng thời, Agribank An Giang cũng nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình từ các ngân hàng và cơng ty này trong việc xử lý các vấn đề phức tạp phát sinh trong q trình thanh tốn xuất nhập khẩu.

Riêng doanh thu hàng nhập khẩu có nhiều biến động. Từ con số 4.703 ngàn USD năm 2008 đã tăng thêm 763 ngàn USD, tương đương 16,2% đạt 5.466 ngàn USD vào năm 2009, rồi lại giảm đến 72%, tương đương 3.919 ngàn USD trong năm 2010, còn 1.547 ngàn USD. Doanh số thanh toán hàng nhập năm 2009 tăng là do cuộc khủng hoảng kinh tế vừa đi qua, doanh nghiệp đẩy mạnh nhập khẩu nguyên liệu, máy móc, trang thiết bị về tái cơ cấu và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sau một thời gian dài làm ăn cầm chừng lo ngại khủng hoảng nên không tự tin đẩy mạnh sản xuất.

Năm 2010, giá trị thanh toán hàng nhập giảm nghiêm trọng là do nguồn vốn huy động ngoại tệ giảm, NH không đủ ngoại tệ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của các đơn vị kinh doanh. Giải thích cho vấn đề này là sự cạnh tranh gay gắt các của các NHTM trên địa bàn tỉnh dùng mọi cách để thu hút nguồn ngoại tệ từ các doanh nghiệp xuất khẩu, có thời điểm tỷ giá mua USD của các NHTM này cao hơn tỷ giá NHNN cho phép từ 1000-2000 VND/USD. Trong khi đó Agribank An Giang khơng được phép vận dụng bất cứ phương thức mua bán nào trái quy định. Thêm vào đó, giá USD tăng liên tục gây tâm lý khách hàng tích trữ USD để kiếm lời. Một nguyên nhân nữa làm thanh tốn hàng nhập giảm là do Chính Phủ chỉ đạo hạn chế cho vay nhập khẩu theo danh mục các mặt hàng nhập khẩu khơng thiết yếu, hàng tiêu dùng khơng khuyến khích, máy móc, thiết bị vật tư, nguyên liệu trong nước đã sản xuất được…Bên cạnh đó, Ban giám đốc Agribank An Giang cũng chỉ đạo tập trung ngoại tệ cho chiết khấu BCT và cho vay hàng xuất. Từ tất cả những nguyên nhân trên, doanh số thực hiện thanh toán nhập khẩu giảm sút nghiêm trọng là hệ quả tất yếu.

1.367 32 1.399 1.870 51 1.921 1.942 14 1.956 0 200 400 600 800 1.000 1.200 1.400 1.600 1.800 2.000 Món 2008 2009 2010 Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng

Hình 4.2: Doanh số TTQT giai đoạn 2008-2010, theo số món

(Nguồn: Phịng KDNH, Agribank An Giang)

Về số món: Từ hình 4.2, ta có nhận xét sau: tổng số món trong TTQT

tăng liên tục qua các năm, mà trong đó chủ yếu là nhờ sự tăng lên của tổng số món hàng xuất khẩu. Năm 2008, tổng số món thanh tốn hàng xuất khẩu là 1.367 món, năm 2009 tăng thêm 503 món, lên 1.870 món, tăng 36,8%. Ta thấy tỷ lệ tăng về tổng số món hàng xuất khẩu lớn hơn gần 3 lần so với tỷ lệ tăng về giá trị hàng xuất khẩu. Lý giải cho điều này là vì khủng hoảng kinh tế vừa chấm dứt, mặc dù các đối tác nước ngoài đã trở lại đặt hàng nhưng vì cịn nhiều khó khăn nên nhà nhập khẩu thường đặt những đơn hàng nhỏ, như vậy thời gian tiêu thụ hàng sẽ ngắn, nguồn vốn mau thu hồi. Hơn nữa, thời điểm này, về phía nhà xuất khẩu cũng phân bổ bớt những rủi ro khi chấp nhận nhiều đơn hàng và giá trị mỗi đơn không quá lớn. Năm 2010 thanh tốn xuất khẩu là 1.942 món, tăng 3,9% so với năm 2009, tuy nhiên tỷ lệ tăng về trị giá đến 10%. Giải thích cho hiện tượng này là do kinh tế đi vào ổn định, những đơn hàng của đối tác nước ngoài lớn hơn nhiều về trị giá, lúc này các doanh nghiệp trong tỉnh cũng ưu tiên bán cho đối tác đặt hàng số lượng lớn vì như vậy sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí, đem lại nguồn lợi nhuận cao cho nhà xuất khẩu. Bên cạnh đó sau thời gian dài hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, các cơng ty tích

luỹ được nhiều kinh nghiệm trong hoạt động, làm ăn ngày càng uy tín nên được sự tín nhiệm của đối tác nước ngồi giao cho những đơn đặt hàng với giá trị ngày càng cao.

Về số món trong thanh tốn hàng nhập năm 2009 là 51 món, tăng 17 món, tỷ lệ 59,4% so với năm 2008, trong khi trị giá chỉ tăng 16,2%. Điều này cho thấy các món hàng nhập khẩu tăng nhiều nhưng trị giá không tăng tương ứng, đa số những đơn hàng nhập khẩu tăng thêm có trị giá nhỏ. Doanh nghiệp có quan hệ thanh toán nhập khẩu thường xuyên với Agribank An Giang là Antesco, Afiex, Agifish, Cửu Long An Giang, Cửu Long Đồng tháp, Anfasco… Chủ yếu là nhập khẩu hạt giống, nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc, dây chuyền thiết bị của các nhà máy chế biến thuỷ sản, máy móc nơng nghiệp... Năm 2010, số món nhập khẩu là 14 món, giảm 72,5% so với năm 2009. Tỷ lệ giảm về số món cũng tương đương tỷ lệ giảm về trị giá. Ngoài các nguyên nhân đã nêu phía trên gây sụt giảm nhập khẩu thì cón một ngun nhân lớn nữa là trong nửa cuối năm 2010, vì kiềm chế lạm phát, NHNN đã áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ đẩy lãi suất huy động lên cao, đưa đến lãi suất cho vay tăng theo. Từ đó, các doanh nghiệp cũng hạn chế tối đa việc nhận nợ NH để thanh toán hàng nhập.

Về thị phần TTQT: Agribank An Giang hiện có thị phần thanh tốn XNK là 15%. Thị phần thanh toán xuất nhập khẩu của NH chiếm một phần tương đối nhỏ trong kim ngạch xuất nhập khẩu của toàn tỉnh thế nhưng xét về mặt bằng chung, hiện nay có hơn 50 TCTD lớn nhỏ hoạt động trên địa bàn thì tỷ lệ này khơng hề nhỏ. Hơn nữa con số này đang có xu hướng tăng đều qua các năm.

Nhìn chung, trong những năm gần đây hoạt động TTQT của Agribank An Giang khá tốt, doanh số tăng liên tục. Tuy nhiên, vì là ngân hàng thuộc Nhà nước nên hoạt động bị hạn chế bởi các chính sách của NHNN làm cho việc mở rộng chính sách khách hàng và các chiến lược cạnh tranh với các đối thủ khác trên địa bàn cũng hạn chế, đối thủ lớn nhất của Agribank An Giang trong lĩnh vực TTQT hiện nay là ngân hàng VietcomBank An Giang.

Trong các phương thức thanh tốn quốc tế của ngân hàng thì phương thức chuyển tiền là phương thức có thủ tục thanh toán đơn giản nhất và thuận tiện nhất đối với khách hàng. Tuy nhiên đây cũng là phương thức chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Tại Agribank An Giang hầu hết các giao dịch chuyển tiền tiền được thực hiện với phương thức chuyển tiền bằng điện T/T, bởi phương thức này được thực hiện qua mạng SWIFT nên đảm bảo được tính chính xác, nhanh chóng và tiện lợi.

Bảng 4.2: DOANH SỐ TTQT BẰNG PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN GIAI ĐOẠN 2008_2010

(ĐVT: ngàn USD, món)

(Nguồn: Phòng KDNH, Agribank An Giang)

2008 2009 2010 Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009 Chỉ tiêu Số món Trị giá Số món Trị giá Số món Trị giá Số món Trị giá Trị giá (%) Số món Trị giá Trị giá (%) Chuyển tiền đến 524 30.718 688 26.260 684 27.741 164 -4.458 -14,5 -4 1.481 5,6 Chuyển tiền đi 24 737 25 747 12 1.062 1 10 1,4 -13 315 42,2 Tổng 548 31.455 713 27.007 696 28.803 165 -4.448 -14,1 -17 1.796 6,7 4.1.1. Chuyển tiền

30.718 26.260 737 747 31.455 28.803 27.741 1062 27.007 0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 35.000 2008 2009 2010 Năm N gàn U S D Chuyển tiền đến

Chuyển tiền đi Tổng

Hình 4.3: Doanh số thanh tốn bằng phương thức chuyển tiền giai đoạn 2008-2010, theo trị giá

(Nguồn: Phòng KDNH, Agribank An Giang)

Ta có nhận xét tổng doanh số thanh tốn bằng phương thức chuyển tiền biến động không ngừng qua các năm. Năm 2008, tổng doanh số là 31.455 ngàn USD, năm 2009 con số này chỉ còn 27.007 ngàn USD, giảm 4.448 ngàn USD, tương đương 14,1%. Ngun nhân là do phương thức này có tính rủi ro cao nhất trong 3 phương thức TTQT thực hiện tại NH. Như ta đã biết, giai đoạn 2009 khủng hoảng kinh tế chỉ vừa mới kết thúc, thị trường XNK vẫn chứa đựng nhiều rủi ro, dù là nhà xuất khẩu hay nhập khẩu cũng hạn chế sử dụng phương thức này để thanh tốn vì sợ mất hàng, mất tiền, nhất là khi hai bên xuất nhập khẩu mới thực hiện giao dịch lần đầu họ lại càng khơng sử dụng phương thức chuyển tiền. Trong khi đó, năm 2009 là thời gian các doanh nghiệp xuất khẩu trong tỉnh mở rộng thị trường ở các nước Châu Á, làm ăn với nhiều khách hàng mới. Thêm vào đó, nguyên nhân xuất phát từ phía ngân hàng cũng làm suy giảm doanh số chuyển tiền, đó là sự thiếu đầu tư cho việc mở rộng dịch vụ chuyển tiền kiều hối. Mặc dù từ đầu năm 2009, Phịng KDNH đã có văn bản yêu cầu các chi nhánh loại 3 thống kê tất cả các hộ gia đình có thân nhân ở nước ngoài, nhưng do các chi nhánh lo thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh

doanh năm 2009 nên đã khơng thực hiện tốt và chưa có hình thức quảng bá tiếp thị đến các hộ này, dẫn đến các khách hàng tiềm năng này thuộc về những NHTM khác. Năm 2010, doanh số tăng nhẹ thêm 1.796 ngàn USD lên 28.803 ngàn USD, tăng 6,7% so với 2009. Sự tăng lên của doanh số chuyển tiền được giải thích như sau: nền kinh tế phục hồi nên các doanh nghiệp cũng an tâm sử dụng phương thức chuyển tiền nhiều hơn. Thêm vào đó, khách hàng của NH phần lớn là các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu quy mô vừa, cần thu hồi vốn nhanh để quay vịng vốn, do đó thường ưa chuộng hình thức chuyển tiền. Mặc khác, sử dụng phương thức này cũng giúp nhà nhập khẩu nước ngồi nhận hàng nhanh chóng hơn và nhìn chung phương thức này được sử dụng đối với khách hàng làm ăn lâu dài, có độ tin tưởng nhất định. Một nguyên nhân nữa là, để khuyến khích các chi nhánh thực hiện tốt dịch vụ chuyển tiền kiều hối, trong năm 2009, NH đã cho các chi nhánh hưởng 50% mức phí chuyển tiền qua điện SWIFT, và năm 2010, tiếp tục được tăng tỷ lệ chia phí lên 70%. Điều này đã tạo động lực lớn cho các chi nhánh loại 3 đẩy mạnh hoạt động chuyển tiền.

Chuyển tiền chủ yếu ở ngân hàng là chuyển tiền xuất nhập khẩu, bên cạnh đó cịn có các Việt kiều gửi tiền về cho thân nhân ở Việt Nam, các tổ chức tài trợ kinh tế gửi về, các doanh nghiệp gửi tiền cho các chi nhánh, đại lý ở nước ngoài…

Cũng như tình hình hoạt động thanh tốn quốc tế nói chung, trị giá và số món chuyển tiền xuất khẩu cao hơn rất nhiều lần so với chuyển tiền nhập khẩu. Cụ thể năm 2008, chuyển tiền đến là 524 món, trị giá 30.718 ngàn USD, trong khi chuyển tiền đi là 24 món với 737 ngàn USD. Năm 2009, chuyển tiền đến là 688 món, trị giá 26.260 ngàn USD, chuyển đi là 25 món với 747 ngàn USD. Năm 2010, chuyển tiền đến là 684 món, tương đương 27.741 ngàn USD trong khi chuyển tiền đi chỉ có 12

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động thanh toán quốc tế và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng nn và ptnt tỉnh an giang (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)