Giới hạn phạm vi tiếp cận thông tin về doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Quyền tiếp cận thông tin về doanh nghiệp trong pháp luật doanh nghiệp việt nam (Trang 27 - 33)

Trong một nền kinh tế tồn cầu hóa như hiện nay thì vấn đề thơng tin được xem là sự sống cịn đối với doanh nghiệp. Việc thơng tin nội bộ của doanh nghiệp bị rò rỉ hay bị đánh cắp và rơi vào tay người khác có thể đó là quân át chủ bài để đánh sập danh tiếng của cơng ty và ảnh hưởng đến vấn đề tài chính của doanh nghiệp. Vì thế, bảo mật thơng tin có các vai trị chính yếu sau:

Thứ nhất, bảo mật thông tin về doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp tránh

được các tổn hại về mặt tài chính. Việc thơng tin bị rị rỉ có thể gây đến những tổn hại về tài chính một cách trực tiếp như doanh số giảm sút do mất khách hàng, các tổn thất khi phải trả các khoản tiền phạt cũng như chi trả các khoản bồi thường. Ngoài ra, thơng tin bị rị rỉ cũng có thể gây tổn thất gián tiếp từ những tác động như sự sụt giảm niềm tin của nhà đầu tư hoặc khách hàng, mất lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Thứ hai, bảo mật thông tin sẽ tránh cho doanh nghiệp khỏi rơi vào các rắc rối

pháp lý do không thực hiện nghĩa vụ bảo vệ thông tin liên quan đến bên thứ ba như thông tin cá nhân, thông tin đối tác v.v.

Thứ ba, việc doanh nghiệp nắm giữ càng nhiều thơng tin có giá trị sẽ đảm

bảo cho doanh nghiệp có vị thế vững chắc trên thị trường bởi thông tin sẽ giúp doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh như nắm bắt được nhiều cơ hội kinh doanh hơn so với những chủ thể không nắm giữ thông tin hay tạo được lợi thế so với đối thủ cạnh tranh v.v.

Tuy nhiên, việc trao cho doanh nghiệp quyền bảo mật thông tin một cách tuyệt đối dần bộc lộ những yếu điểm của nó, như: hoạt động của doanh nghiệp khơng có sự giám sát từ phía nhà nước và xã hội dẫn đến doanh nghiệp có có thể có những hành vi gây ảnh hưởng đến chủ thể khác, đến xã hội; môi trường cạnh tranh bị ảnh hưởng do xuất hiện nhiều doanh nghiệp độc quyền; nền tri thức của nhân loại bị thụt lùi do kết quả nghiên cứu của doanh nghiệp khơng được cơng bố v.v.

Chính vì vậy, nhà nước đã can thiệp vào đời sống thị trường để điều tiết, hướng các quan hệ cạnh tranh vận động và phát triển trong một trật tự, đảm bảo sự phát triển cơng bằng và lành mạnh bằng các chính sách và cơng cụ pháp luật. Một trong những chính sách và cơng cụ pháp luật đó là trao quyền tiếp cận thơng tin về

doanh nghiệp cho những chủ thể khác trên thị trường bên cạnh quyền bảo mật thông tin của doanh nghiệp. Hai quyền này được mô tả như “hai mặt của một đồng xu”30 bởi chúng vừa bổ sung cho nhau để duy trì tính minh bạch cho doanh nghiệp, tạo nên một mơi trường cạnh tranh bình đẳng trên thị trường lại vừa xung đột nhau khi doanh nghiệp vừa muốn giữ bí mật kinh doanh của mình để tạo nên giá trị cạnh tranh giữa mình với doanh nghiệp khác.

Để đánh giá phạm vi của quyền bảo mật thông tin và nghĩa vụ đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của doanh nghiệp rất phức tạp. Nếu pháp luật quy định cho doanh nghiệp nghĩa vụ để đảm bảo quyền tiếp cận thơng tin lớn thì có thể làm suy yếu nghiêm trọng quyền tự bảo vệ thơng tin của chính doanh nghiệp. Bởi khi mọi thông tin của doanh nghiệp đều được cơng khai thì mỗi doanh nghiệp sẽ khơng cịn lợi thế của riêng mình để cạnh tranh trên thị trường điều này sẽ gây thiệt hại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, nếu gia tăng quyền bảo vệ thơng tin của doanh nghiệp thì có thể dẫn đến gây thiệt hại cho cộng đồng và xã hội. Như vậy, có thể thấy rằng giữa quyền bảo mật thông tin và trách nhiệm đảm bảo quyền tiếp cận thơng tin của doanh nghiệp có xung đột về lợi ích.

Vụ việc “Microsoft vs Commission” dưới đây sẽ làm rõ vấn đề về sự xung đột lợi ích nêu trên.

Tóm tắt vụ việc:

Microsoft là một tập đoàn đa quốc gia của Hoa Kỳ chuyên phát triển, sản xuất, kinh doanh bản quyền phần mềm và hỗ trợ trên diện rộng các sản phẩm và dịch vu liên quan đến máy tính. Cơng ty này hiện nắm giữ thơng tin về liên kết và giao thức và thông tin này được bảo vệ dưới quyền sở hữu công nghiệp bao gồm quyền tác giả, quyền sáng chế và bí mật kinh doanh. Ngày 17-9-2007, Tòa án sơ thẩm Châu Âu (CFI) đã ra phán quyết giải quyết vụ việc “Microsoft vs

Commission” liên quan đến kháng cáo của Microsoft chống lại quyết định của Ủy

ban Châu Âu ban hành ngày 23-3-2004 về việc Microsoft từ chối cung cấp cho đối thủ cạnh tranh thông tin về liên kết và tương thích (thơng tin về giao thức: interoperability information) là hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh trên thị trường 31.

30

Privacy International (2006), Khảo sát về Luật tiếp cận thơng tin của các chính phủ trên thế giới, nguồn:

http://www.privacyinternational.org/foi/survey, truy cập lần cuối ngày 1/4/2014.

31 Phan Huy Hồng (2012), Quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Liên minh Châu Âu và Việt Nam, NXB

Qua phần tóm tắt vụ việc, ta thấy rằng rõ ràng có sự xung đột về lợi ích trong quyền bảo vệ thông tin của Microsoft và nghĩa vụ cung cấp thông tin cho đối thủ cạnh tranh. Việc Microsoft không cung cấp thông tin đồng nghĩa với việc Microsoft sẽ có lợi thế trên thị trường hệ điều hành máy tính và điều này sẽ mang lại cho cơng ty này nhiều lợi nhuận hơn. Ngược lại, nếu Microsoft cung cấp thơng tin cho đối thủ để đối thủ có thể phát triển chương trình mới, điều đó có nghĩa là Micorsoft đã tự đẩy mình vào hồn cảnh phải chịu áp lực cạnh tranh lớn, phải bỏ ra nhiều chi phí hơn để lơi kéo khách hàng về phía mình và hệ quả tất yếu xảy ra là lợi nhuận thu về ít hơn. Vì thế Microsoft đã quyết định sử dụng quyền bảo vệ thơng tin của mình để từ chối yêu cầu cung cấp thông tin của đối thủ cạnh tranh với lý do thông tin này là quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ theo pháp luật sở hữu trí tuệ quốc gia và Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Tuy nhiên, hành vi từ chối cung cấp thơng tin của Microsoft có vi phạm nghĩa vụ đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của chủ thể khác hay không. Để xem xét được vấn đề này, cần đánh giá các điều kiện sau:

(i) Thơng tin bị từ chối cung cấp có phải là rất cần thiết cho hoạt động kinh doanh trên thị trường thứ cấp;

(ii) Việc từ chối cung cấp thông tin đã loại bỏ (triệt tiêu) cạnh tranh hiệu quả trên thị trường thứ cấp;

(iii) Việc từ chối cung cấp ngăn chặn sự xuất hiện một sản phẩm mới mà khách hàng tiềm năng có nhu cầu.

Việc đưa ra các điều kiện này nhằm đánh giá nghĩa vụ cung cấp thơng tin có gây ảnh hưởng đến hoạt động của Microsoft hay không hay hành động này sẽ mang lại một lợi ích cơng cộng lớn hơn thiệt hại mà Microsoft phải gánh chịu để từ đó xác định Microsoft có được áp dụng quyền bảo vệ thông tin trong trường hợp này.

Sau khi xem xét, hậu quả của việc từ chối cung cấp thông tin của Microsoft mang lại là ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng, của cả xã hội bởi thị trường cạnh tranh giữa các chủ thể nếu Microsoft không cung cấp thông tin là thị trường cạnh tranh khơng bình đẳng và việc không cung cấp này cũng dẫn tới việc không thể phát triển sản phẩm mới từ đó sự kìm hãm về phát triển khoa học kỹ thuật.

Việc được quyền sở hữu trí tuệ bảo vệ để khơng phải cung cấp thông tin theo yêu cầu không thể được áp dụng trong trường hợp này bởi khi so sánh giữa quyền bảo vệ thông tin và nghĩa vụ cung cấp thông tin của doanh nghiệp, rõ ràng nghĩa vụ cung cấp thơng tin mang lại lợi ích lớn hơn và có ý nghĩa quan trọng hơn. Lợi ích

đạt được khi doanh nghiệp cung cấp thơng tin là lợi ích cho tồn xã hội, cho sự phát triển khoa học kỹ thuật cịn quyền bảo vệ thơng tin chỉ mang lại lợi ích về thương mại cho doanh nghiệp nắm giữ thông tin. Nghĩa là về lý thuyết, khi một người nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ, người đó có thể khai thác độc quyền quyền sở hữu trí tuệ đó vì lợi ích của mình. Đây là quyền độc quyền được pháp luật sở hữu trí tuệ cơng nhận. Tuy nhiên, khi hành vi từ chối cung cấp thơng tin gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì nó trở thành hành vi lạm dụng. Khi đó, để đảm bảo lợi ích chung trong việc duy trì mơi trường cạnh tranh hiệu quả trên thị trường, việc bắt buộc chủ thể nắm giữ thơng tin dù thơng tin đó được pháp luật chuyên ngành khác bảo vệ là cần thiết. Như vậy, sự xung đột giữa quyền bảo mật thông tin và trách nhiệm đảm bảo quyền tiếp cận thông tin là sự xung đột giữa lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của toàn xã hội. Để đảm bảo sự cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong vấn đề này cần có sự suy xét một cách cẩn trọng và tỉ mỉ xem lợi ích nào cần được pháp luật ưu tiên bảo vệ hơn. Khi có sự xung đột lợi ích xảy ra, cần có một bên thứ ba đứng ra đánh giá giữa tính cần thiết công bố thông tin hay giữ bí mật thơng tin để đảm bảo tính cơng bằng cho tất cả các bên.

Từ những phân tích trên có thể thấy quyền tiếp cận thông tin về doanh nghiệp là một quyền có giới hạn, giới hạn này chính là phạm vi những thơng tin về doanh nghiệp mà chủ thể quyền không thể tiếp nhận hoặc không thể yêu cầu cung cấp thông tin và ranh giới để phân định giới hạn là khả năng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp mang thơng tin, của chủ thể khác khi những thông tin này được phép tiếp cận. Theo tác giả, những thông tin dưới đây là những thông tin nằm trong giới hạn phạm vi thông tin về doanh nghiệp khơng được quyền tiếp cận.

Thứ nhất là bí mật kinh doanh. Theo Luật Cạnh tranh, bí mật kinh doanh là

thông tin mà không chủ thể quyền nào được tiếp cận mà khơng có sự đồng ý của chủ sở hữu. Các thơng tin được xem là bí mật kinh doanh khi có các đặc điểm sau:

- Nó khơng phải là hiểu biết thông thường hoặc dễ dàng tiếp cận - Nó có giá trị thương mại bởi vì nó được giữ bí mật, và

- Chủ sở hữu đã có những biện pháp hợp lý để giữ thơng tin đó khơng bị tiết lộ

Sở dĩ, thơng tin này được xem là thơng tin hạn chế tiếp cận bởi nó có được thơng qua sự đầu tư tốn kém của doanh nghiệp với mục đích sẽ mang lại cho chủ sở hữu của nó những lợi ích về kinh tế so với những chủ thể khác chưa nắm được

thơng tin này, lợi ích kinh tế này có thể là lợi ích về tiềm năng thương mại hoặc giá trị thương mại thực tế. Nếu cho phép dễ dàng tiếp cận với những thông tin như vậy sẽ xuất hiện sự không công bằng khi mà những người được tiếp cận thơng tin khơng cần phải trả bất kỳ chi phí nào cho những thơng tin có được, đồng thời dẫn đến các doanh nghiệp sẽ khơng cịn hứng thú bỏ vốn để tạo ra những thông tin như vậy nữa mà thay vào đó là cố gắng tiếp cận thơng tin của chủ thể khác bởi họ biết rằng sẽ khơng có một “phần thưởng tài chính” nào cho sự đầu tư này32. Việc xâm phạm bí mật kinh doanh như có hành vi tiếp cận, thu thập thơng tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách bất chính như chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật đó, vi phạm hợp đồng bảo mật với chủ sở hữu của bí mật kinh doanh hoặc lừa gạt, lợi dụng lịng tin của người có nghĩa vụ bảo mật v.v sẽ bị xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Thứ hai là thông tin mật. Đây là những thông tin liên quan đến hoạt động

kinh doanh của công ty. Sở dĩ, việc tiếp cận thơng tin này có ảnh hưởng đến doanh nghiệp nắm thông tin bởi đặc điểm của nó là những thơng tin khơng dễ dàng có được bằng cách truy cập hay tìm kiếm mà chỉ có được trong q trình làm việc tại cơng ty hoặc thơng qua việc công ty tiết lộ hoặc là kết quả thu được từ q trình làm việc trong cơng ty. Thơng tin mật bao gồm nhưng không giới hạn những thông tin như quy trình, các nhà cung cấp, danh sách khách hàng, kế hoạch quảng cáo và tiếp thị, chiến lược kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận v.v.

Thứ ba là thông tin thương mại nhạy cảm. Trên thực tế, định nghĩa về thông

tin thương mại nhạy cảm khơng được tìm thấy trong bất kỳ từ điển luật học nào trên thế giới cũng như trong các quy định của pháp luật33. Tuy nhiên có thể hiểu rằng thông tin thương mại nhạy cảm là bất kỳ thông tin nào xuất hiện trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có giá trị kinh tế hoặc có thể gây thiệt hại kinh tế nếu biết. Trong doanh nghiệp, loại thơng tin có thể được coi là thông tin thương mại nhạy cảm bao gồm: thông tin công khai liên quan đến chi phí, giá cả, cấu trúc hoặc các mơ hình tài chính (ví dụ như tiêu chuẩn, giảm giá, hoạt động tài chính); thơng tin về thỏa thuận với nhà cung cấp hoặc khách hàng (đặc biệt là thông tin giá cả);

32 European Commision (2013), Study on trade secrets and confidential business information in the internal

market, http://ec.europa.eu/internal_market/iprenforcement/docs/trade-secrets/130711_final-study_en.pdf,

truy cập lần cuối ngày 22/8/2014.

33 Herbert Smith, “Commercially sensitive information and the public interest”

theo http://www.resourcegovernance.org/sites/default/files/RWI_Contracts_Confidential_Chapter_3.pdf, truy cập ngày 22/8/2014.

thông tin về các thỏa thuận tài chính. Đối với mỗi ngành, lĩnh vực kinh doanh khác nhau trong các thị trường khác nhau sẽ có những thơng tin được xem là thông tin thương mại nhạy cảm khác nhau. Sự khác nhau giữa bí mật kinh doanh và thơng tin thương mại nhạy cảm đó là thơng tin thương mại nhạy cảm không phải là những thơng tin có thể cung cấp cho đối thủ cạnh tranh một lợi thế nếu biết như bí mật kinh doanh mà nó chỉ gây thiệt hại cho doanh nghiệp nếu thơng tin này bị tiết lộ. Ví dụ thơng tin về việc sáp nhập tiềm năng giữa hai công ty là thông tin thương mại nhạy cảm bởi việc thông tin này bị tiết lộ hoặc trở thành thơng tin cơng cộng có thể dẫn đến cổ phiếu của một hoặc cả hai cơng ty có thể thay đổi và việc đó có thể gây thiệt hại kinh tế cho hai cơng ty.

Nói tóm lại, việc đặt ra giới hạn phạm vi tiếp cận thông tin về doanh nghiệp nhằm mục đích đảm bảo sự công bằng cho mọi chủ thể trong đó có các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường. Tuy nhiên, ranh giới phân định giữa thông tin được phép tiếp cận và thông tin khơng được phép tiếp cận là khó có thể phân biệt dẫn tới có thể xuất hiện sự lạm dụng của doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp khơng muốn cơng bố thơng tin của mình cũng như sự lạm dụng của chủ thể quyền trong việc tiếp cận thông tin về doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp nắm giữ thông tin, sự lạm dụng thể hiện ở việc doanh nghiệp sẽ xem tất cả thơng tin mà mình khơng muốn cơng bố/cung cấp nằm trong giới hạn thơng tin có quyền từ chối công bố/cung cấp. Ngược lại, đối với chủ thể quyền họ lại xem rằng những thông tin họ muốn tiếp cận nằm trong phạm vi được quyền tiếp cận. Vì vậy, để giải quyết

Một phần của tài liệu Quyền tiếp cận thông tin về doanh nghiệp trong pháp luật doanh nghiệp việt nam (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)