Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin về doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Quyền tiếp cận thông tin về doanh nghiệp trong pháp luật doanh nghiệp việt nam (Trang 33 - 38)

1.5.1. Khái niệm bảo đảm quyền tiếp cận thông tin về doanh nghiệp

Bảo đảm có nghĩa là sử dụng những cơng cụ, những hoạt động cần thiết để bổ trợ cho một vật hay một việc làm gì đấy để đạt được kết quả mong đợi35. Như vậy, “bảo đảm quyền tiếp cận thông tin về doanh nghiệp” được hiểu là làm cho quyền này không chỉ được ghi nhận về mặt pháp lý mà cịn được bảo vệ khi có hành vi xâm phạm để quyền này được thực thi trong thực tế cuộc sống. Để đảm bảo quyền tiếp cận thông tin về doanh nghiệp, theo tác giả cần phải có sự đảm bảo về các vấn đề sau:

34 Bộ Tư pháp (2006), Tập hợp các văn kiện pháp lý quốc tế cơ bản về quyền con người, NXB Tư pháp, tr.26, 90, 91, 93, 94.

35

Thứ nhất, cần có sự bảo đảm về mặt pháp lý. Đây là yếu tố quan trọng cho

việc quyền tiếp cận thông tin về doanh nghiệp được thực hiện trên thực tế. Bảo đảm pháp lý về vấn đề này cần được thực hiện ở một số nội dung như:

- Cần có quy định đầy đủ, chặt chẽ quyền tiếp cận thông tin về doanh nghiệp bằng cách xác lập rõ ràng trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân có liên quan trong việc thực hiện nghĩa vụ cung cấp/công bố thông tin;

- Cần quy định các biện pháp xử lý các vi phạm về quyền tiếp cận thông tin về doanh nghiệp. Đây là nội dung quan trọng trong việc bảo đảm về mặt pháp lý đối với quyền tiếp cận thông tin về doanh nghệp.

Thứ hai, cần có sự bảo đảm về cơ chế khiếu nại, khởi kiện và yêu cầu bồi

thường thiệt hại khi có hành vi vi phạm quyền tiếp cận thông tin về doanh nghiệp. Khi có cơ sở cho rằng, các chủ thể liên quan có hành vi vi phạm trong việc cung cấp/cơng bố thơng tin về doanh nghiệp thì pháp luật phải tạo điều kiện thuận lợi để chủ thể quyền có thể sử dụng quyền khiếu nại, quyền khởi kiện của mình để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp một cách nhanh nhất. Quyền khiếu nại và quyền khởi kiện này là quyền đặc biệt quan trọng, được xem như là công cụ để bảo vệ quyền tiếp cận thông tin về doanh nghiệp của chủ thể quyền.

Thứ ba, cần bảo đảm xử lý các hành vi vi phạm quyền tiếp cận thơng tin về

doanh nghiệp. Khi có hành vi vi phạm quyền tiếp cận thông tin, cần phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật. Việc bảo đảm xử lý đúng đắn các vi phạm quyền tiếp cận thông tin về doanh nghiệp là một trong những bảo đảm quan trọng, giúp cho các chủ thể có liên quan thực sự tơn trọng và thực hiện đúng đắn các quy định về vấn đề này.

Tuy nhiên, dù thực hiện bất kỳ sự đảm bảo nào thì hiệu quả bảo đảm quyền tiếp cận thông tin về doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào ý thức tuân thủ pháp luật của chủ thể mang nghĩa vụ. Bởi lẽ, nếu bên có nghĩa vụ cố tình chây ỳ, khơng chủ động trong việc cung cấp/công khai thông tin thì quyền tiếp cận thơng tin này rất khó để thực thi trên thực tế một cách toàn vẹn.

1.5.2. Ý nghĩa của việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin về doanh nghiệp

Xã hội ngày càng phát triển, thơng tin ngày càng giữ vai trị quyết định trong việc phát triển kinh tế vì thế nhu cầu tiếp cận thơng tin của con người ngày càng gia tăng. Quyền tiếp cận thông tin về doanh nghiệp trở thành một quyền quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân bảo vệ quyền và lợi ích

hợp pháp của mình đồng thời giúp họ nắm bắt các cơ hội trong hoạt động đầu tư một cách tốt hơn. Do đó cần thiết phải có cơ chế đảm bảo quyền tiếp cận thơng tin về doanh nghiệp để quyền này đi vào thực tế cuộc sống và việc đảm bảo này có ý nghĩa hết sức quan trọng vì những lý do sau :

Thứ nhất, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin về doanh nghiệp sẽ thúc đẩy sự

tham gia của cổ đông nhỏ trong việc quản lý doanh nghiệp một cách gián tiếp. Liên quan đến các quyền của nhà đầu tư trong việc tham gia quản lý công ty, cổ đông là người chủ của cơng ty nên họ có quyền tham gia quản lý trực tiếp hoặc gián tiếp. Tuy nhiên, các cổ đông thiểu số gần như là bị động trong quyền này do hầu như khơng biết gì đến hoạt động kinh doanh của cơng ty. Vì vậy bảo đảm quyền tiếp cận thông tin sẽ tạo điều kiện để thu hút sự tham gia của cổ đông vào công việc của doanh nghiệp bởi vì cổ đơng chỉ thực sự có khả năng tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp khi họ biết đầy đủ thông tin về chiến lược và hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin cũng sẽ tăng cường nhận thức của cổ đông về các lý do khiến doanh nghiệp đưa ra một quyết định từ đó tăng cường khả năng ủng hộ, làm giảm hiểu lầm và sự khơng hài lịng của cổ đơng với bộ máy điều hành của doanh nghiệp.

Thứ hai, đảm bảo quyền tiếp cận thông tin về doanh nghiệp sẽ giúp bảo vệ

các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể liên quan đến hoạt động doanh nghiệp. Các cổ đông sử dụng quyền tiếp cận thông tin về doanh nghiệp nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Minh chứng rõ rằng khi xem xét một vụ việc trên thực tế.

Vụ việc được đăng trên báo Dân trí ngày 06/09/2014:

Vụ việc này xảy ra tại Cơng ty CPXDCT Giao thông I, các cổ đông nghi ngờ việc Ông Nguyễn Mạnh Quỳnh, nguyên chủ tịch HĐQT – kiêm giám đốc Công ty tổ chức Đại hội đồng cổ đông trái pháp luật, xâm hại quyền lợi hợp pháp của cổ đơng, có dấu hiệu cố ý làm trái các quy định gây thiệt hại nhiều tỷ đồng. Bằng quyền tiếp cận thơng tin của mình, các cổ đơng đã yêu cầu xem xét các biên bản họp hội đồng quản trị của công ty, kết quả là họ đã phát hiện ra rằng ông Nguyễn Mạnh Quỳnh đã bị bãi nhiệm khỏi chức danh chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm giám đốc công ty vào ngày 16/02/2012. Tuy nhiên, vào ngày 27/06/2012 ông Nguyễn Mạnh Quỳnh đã mạo danh chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm giám đốc tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên công ty năm 2012, để bầu ra thành viên Hội đồng quản trị và các chức danh

chủ chốt Cơng ty nhiệm kỳ 2012-2017. Ngồi ra, cịn nhờ vào quyền tiếp cận thông tin này, họ cịn phát hiện rằng Ơng Nguyễn Mạnh Quỳnh đã có hành vi tham nhũng nhiều tỷ đồng khi ông không đưa một số tài sản của doanh nghiệp vào danh sách thẩm định tài sản, để từ đó xác định trị giá doanh nghiệp khi tiến hành cổ phần hóa. 36

Như vậy, rõ ràng rằng những người có quyền quản lý điều hành hồn tồn có khả năng lợi dụng vị thế kiểm sốt cơng ty của mình, lợi dụng ưu thế về thông tin của công ty để thu lợi cá nhân bỏ qua lợi ích của cổ đơng. Vì thế bảo đảm quyền tiếp cận thông tin về doanh nghiệp sẽ giúp cổ đông thực hiện quyền giám sát nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu tối đa quyền và lợi ích của mình có thể bị xâm hại.

Bảo đảm quyền tiếp cận thơng tin cũng chính là bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư. Bản thân thông tin không phải là tài sản của nhà đầu tư nhưng việc được tiếp cận thơng tin và sử dụng thơng tin chính là tiền đề để phát sinh các quyền và lợi ích khác. Nếu thơng tin khơng minh bạch thì nhà đầu tư rất khó có thể đạt được mục tiêu lợi nhuận khi tham gia thị trường, khơng có quyền tiếp cận thơng tin thì nhà đầu tư chỉ là những con bạc mong chờ may rủi trên thị trường37

.

Thứ ba, bảo đảm quyền tiếp cận thơng tin về doanh nghiệp chính là đảm bảo

quyền được thông tin cân xứng. Thông tin bất cân xứng là việc xảy ra khi một bên tham gia thỏa thuận biết nhiều hơn bên kia38. Việc các bên nhận được thông tin không cân xứng sẽ làm cho môi trường kinh doanh và đầu tư khơng thể cơng bằng và hồn hảo bởi hệ quả của thông tin bất cân xứng là sự lựa chọn bất lợi và những rủi ro về đạo đức cho bên bị hạn chế về thông tin. Theo nghiên cứu của Joseph E. Stiglitz thì hệ quả của thị trường thông tin khơng hồn hảo và bất cân xứng sẽ khơng có cạnh tranh hồn hảo. Vì vậy, cần thiết và bắt buộc phải tái tạo và duy trì quyền bình đẳng trong tiếp cận thơng tin, cân xứng trong sở hữu thông tin để thiết lập một mơi trường đầu tư bình đẳng, văn minh, một không gian cạnh tranh lành mạnh39. Để làm được như vậy, bảo đảm quyền tiếp cận thơng tin đóng một vai trị hết sức quan trọng.

36 Theo Báo Dân Trí, “Đại hội cổ đơng bị tun trái pháp luật, Giám đốc vẫn ung dung “tại vị””, đăng ngày 09/09/2014 nguồn: http://dantri.com.vn/ban-doc/bai-2-dai-hoi-co-dong-bi-tuyen-trai-phap-luat-giam-doc- van-ung-dung-tai-vi-885589.htm, truy cập lần cuối ngày 22/01/2015.

37

Nguyễn Văn Vân, Tlđd 7, tr.20-23.

38

Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information) lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970 và

có vai trị quan trọng trong nền kinh tế học hiện đại thông qua sự kiện các nhà khoa học nghiên cứu lý thuyết này là George Akerlof, Michael Spence và Joseph Stiglitz vinh dự nhận giải Nobel kinh tế năm 2001.

39

Kết luận Chƣơng 1

Để có cơ sở đối chiếu và phân tích các quy định của pháp luật doanh nghiệp hiện hành về quyền tiếp cận thông tin về doanh nghiệp, tác giả dành Chương 1 để nghiên cứu các vấn đề lý luận về quyền tiếp cận thông tin. Trong chương này, tác giả tập trung làm sáng tỏ khái niệm quyền tiếp cận thông tin về doanh nghiệp bên cạnh đó cũng nêu lên mối quan hệ giữa quyền tự do kinh doanh và quyền tiếp cận thông tin về doanh nghiệp. Tác giả làm rõ các chủ thể có nghĩa vụ cơng bố/cung cấp thông tin và các chủ thể có quyền tiếp cận thông tin, phạm vi thông tin được tiếp cận. Ngoài ra, trong chương 1 tác giả cũng phân tích về sự đảm bảo quyền tiếp cận thơng tin về doanh nghiệp từ đó chỉ ra ý nghĩa việc bảo đảm quyền tiếp cận thơng tin về doanh nghiệp. Những phân tích về lý luận này là cơ sở để nghiên cứu, đánh giá và có những kiến nghị để hoàn thiện thực trạng quy định về quyền tiếp cận thông tin về doanh nghiệp trong pháp luật doanh nghiệp Việt Nam.

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN VỀ DOANH NGHIỆP TRONG PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN

Một phần của tài liệu Quyền tiếp cận thông tin về doanh nghiệp trong pháp luật doanh nghiệp việt nam (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)