Thực trạng quy định về quyền tiếp cận thông tin về doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Quyền tiếp cận thông tin về doanh nghiệp trong pháp luật doanh nghiệp việt nam (Trang 38)

pháp luật doanh nghiệp Việt Nam

2.1.1. Chủ thể có quyền tiếp cận thông tin về doanh nghiệp

Ngồi những thơng tin được tiếp cận bằng cách tìm kiếm trên các phương tiện thông tin đại chúng thì có một số thơng tin chỉ có một số chủ thể mới được pháp luật trao quyền tiếp cận. Tuy nhiên, không phải mọi chủ thể được quyền tiếp cận đều được pháp luật trao quyền này ngang nhau, đối với mỗi loại chủ thể với mỗi đặc thù gắn liền với quyền và lợi ích của mình sẽ được pháp luật trao phạm vi tiếp cận khác nhau và mục đích trao cho các chủ thể này quyền tiếp cận khác nhau như vậy để họ có cơng cụ tự bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Vì thế phạm vi tiếp cận thông tin về doanh nghiệp phụ thuộc vào mức độ quyền và lợi ích cần được bảo vệ của mỗi chủ thể. Việc liệt kê mọi chủ thể có quyền tìm kiếm thơng tin về doanh nghiệp là rất khó, vì vậy tác giả chỉ tập trung phân tích một số chủ thể mà việc nắm giữ quyền tiếp cận thơng tin này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của họ.

Thứ nhất là cổ đông công ty đối với công ty cổ phần và thành viên công ty

đối với công ty TNHH.

Đối với cổ đông công ty, theo quy định của pháp luật cổ đông cơng ty có quyền kiểm tra sổ sách của doanh nghiệp. Đây là cơ sở để cổ đông thực hiện quyền cơ bản khác như quyền biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, quyền bầu và miễn nhiệm Hội đồng quản trị và quyền chuyển nhượng cổ phần. Luật Doanh nghiệp quy định mọi cổ đơng đều có u cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin liên quan đến danh sách cổ đơng có quyền biểu quyết, điều lệ cơng ty và biên bản họp ghi chép về Đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thông qua40. Đối với cổ đơng nắm giữ trên 10% cổ phần có quyền yêu cầu cung cấp các thông tin liên quan đến biên bản và các nghị quyết của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm theo mẫu của hệ thống kế toán Việt Nam và các báo cáo của Ban kiểm soát41. Việc quy định cổ đơng hoặc nhóm cổ đơng sở hữu 10% cổ phần trở lên có quyền tiếp cận thơng tin rộng hơn so với cổ đông phổ thông

40 Khoản 1 Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2014.

41

nắm giữ ít hơn 10% cổ phần bởi vì Luật Doanh nghiệp xác định rằng cổ đông sở hữu trên 10% có quyền tham gia vào việc quản lý hoạt động công ty. Theo khoản 2 Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2014, cổ đơng hoặc nhóm cổ đơng sở hữu trên 10% cổ phần trở lên trong thời hạn liên tục sáu tháng có các quyền sau đây:

- Đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm sốt (nếu có)

- Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp luật cho phép

- Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết

Như vậy, để thực hiện được các quyền nêu trên cổ đơng hoặc nhóm cổ đơng này được pháp luật cho phép tiếp cận nhiều thông tin về doanh nghiệp hơn, trên cơ sở đó có thể chất vấn ban lãnh đạo về các vấn đề của cơng ty, cũng như có ý kiến và tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty.

Tuy nhiên, theo Thông tư 121/2012/TT-BTC về quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng và điều lệ mẫu cơng ty CP ban hành kèm theo có hiệu lực từ tháng 9/2012 có đưa vào quy định về việc để cử thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm sốt theo hướng: cổ đơng nắm giữ 5-10% cổ phần được đề cử một ứng của viên; từ 10-30% được đề cử tối đa hai ứng cử viên; từ 30-40% đề cử tối đa ba ứng cử viên; từ 50-60% đề cử tối đa bốn ứng cử viên vào Hội đồng quản trị42. Như vậy, với quy định trong Thông tư 121/2012/TT-BTC và Điều lệ mẫu mới, nhóm cổ đơng chỉ cần sở hữu 5% cổ phần đã có quyền đề cử thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát. Câu hỏi đặt ra là cổ đơng hay nhóm cổ đơng này có được hưởng các quyền như quy định tại khoản 2 Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2014 về việc tiếp cận thông tin doanh nghiệp hay không? Rõ ràng nếu xét theo câu chữ là khơng vì Luật Doanh nghiệp quy định rất rõ ràng về tỷ lệ này. Vậy pháp luật mở rộng cho những người này quyền tham gia vào hoạt động quản lý cơng ty nhưng cơng cụ để có thể thực hiện chức năng này vẫn chưa được mở rộng. Hiện tại, Luật Doanh nghiệp 2014 đã được ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/7/2015 tuy nhiên quy định về vấn đề này vẫn chưa được xem xét do đó vẫn tồn tại sự mâu thuẫn và chồng chéo giữa các văn bản pháp luật.

Đối với thành viên công ty TNHH, theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, thành viên/nhóm thành viên sở hữu 10% vốn điều lệ trở lên hoặc một tỷ lệ

42

khác nhỏ hơn theo Điều lệ công ty quy định có quyền yêu cầu cung cấp sổ ghi chép và theo dõi các giao dịch, sổ kế tốn, báo cáo tài chính hằng năm và sao chụp sổ đăng ký thành viên, biên bản họp và nghị quyết của Hội đồng thành viên và các hồ sơ khác của công ty43

. Với quy định như vậy, thành viên/nhóm thành viên sở hữu dưới 10% vốn điều lệ hoàn tồn khơng thể tiếp cận thơng tin của doanh nghiệp mà họ đang góp vốn ngoại trừ khi cơng ty có một thành viên sở hữu trên 90% vốn điều lệ hoặc chỉ có thể tiếp cận thơng tin mà doanh nghiệp có nghĩa vụ cơng khai theo quy định của pháp luật44. Trong khi đó, pháp luật lại quy định tất cả các thành viên của cơng ty TNHH đều có quyền quyết định đến các vấn đề hoạt động của công ty như chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh, giải phát phát triển thị trường, tiếp thị và chuyển giao công nghệ v.v. thông qua cuộc họp Hội đồng thành viên45. Như vậy, câu hỏi đặt ra là những thành viên/nhóm thành viên sở hữu dưới 10% vốn điều lệ sẽ tham gia vào q trình điều hành cơng ty như thế nào khi họ hoàn toàn mù mờ về thơng tin của chính doanh nghiệp mà mình điều hành. Luật Doanh nghiệp 2005 hồn tồn khơng đặt ra vấn đề hạn chế quyền tiếp cận của thành viên công ty dựa trên tỷ lệ phần trăm nắm giữ vốn điều lệ mà cho phép tất cả các thành viên đều có quyền tiếp cận thông tin về doanh nghiệp. Tác giả cho rằng quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 là hoàn toàn hợp lý, đáp ứng bản chất hoạt động của công ty TNHH là tất cả các thành viên đều có quyền tham gia điều hành hoạt động doanh nghiệp.

Thứ hai là người tiêu dùng. Người tiêu dùng hay còn gọi là khách hàng là

những người tiêu thụ các sản phẩm bao gồm hàng hóa và dịch vụ đồng thời có khả năng lựa chọn các sản phẩm và các nhà cung cấp khác nhau46

. Mỗi ngành nghề kinh doanh sẽ có một đối tượng khách hàng riêng vì thế thơng tin mà khách hàng được tiếp cận sẽ khác nhau đối với mỗi ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Đối với doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm là dịch vụ thì khách hàng có quyền tiếp cận những thông tin như giá cả dịch vụ, loại dịch vụ nào được doanh nghiệp cung cấp, người tiến hành thực hiện dịch vụ là ai v.v. Đối với công ty sản xuất và buôn bán hàng

43 Khoản 8 Điều 50 Luật Doanh nghiệp 2014

44

Khoản 8 Điều 50 Luật Doanh nghiệp 2014

45 Điều 56 Luật Doanh nghiệp 2014

46 Theo Business dictionary.com, nguồn:

http://www.businessdictionary.com/definition/customer.html#ixzz3akjzzjbo, truy cập lần cuối ngày

hóa, chất lượng sản phẩm, giá cả là những thơng tin khách hàng có quyền tiếp cận47. Nhìn chung, thơng tin mà khách hàng có quyền tiếp cận là những thông tin liên quan đến quyền và lợi ích của họ khi họ mua dịch vụ/hàng hóa.

Theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, người tiêu dùng có quyền được cung cấp thơng tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc xuất xứ hàng hóa v.v. đồng thời quy định trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa dịch vụ cũng như bên thứ ba trong việc cung cấp thơng tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng tương ứng48

. Với quy định này, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã tiến bộ hơn quy định Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bởi Pháp lệnh này không đề cập đến trách nhiệm cung cấp thông tin về hàng hóa dịch vụ cho người tiêu dùng dẫn đến quyền được thông tin của người tiêu dùng chỉ được xem như khẩu hiệu và không được thực hiện trên thực tế. Tuy nhiên, việc sử dụng cụm từ “quyền được cung cấp thông tin” dường như đã thu hẹp quyền tiếp cận thông tin của người tiêu dùng, theo đó người tiêu dùng chỉ có quyền tiếp nhận thơng tin mà khơng có quyền chủ động tìm kiếm thơng tin.

Trên thực tế, việc quy định như vậy dẫn đến quyền này của người tiêu dùng hoàn toàn phụ thuộc vào trách nhiệm và ý thức của chủ thể có nghĩa vụ cung cấp thơng tin. Ví dụ như các doanh nghiệp thường cung cấp các thơng tin có lợi cho sản phẩm/dịch vụ của mình mà hầu như không cung cấp thông tin về cách thức bảo quản sản phẩm, cảnh báo an tồn, xuất xứ ngun liệu, thơng tin nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ v.v. dẫn đến người tiêu dùng khơng có thơng tin toàn diện về sản phẩm/dịch vụ để đưa ra quyết định lựa chọn sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp nào. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp cịn cung cấp thông tin không đúng gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Dẫu biết rằng sẽ có chế tài đối với những doanh nghiệp này nhưng rõ ràng khi đó người tiêu dùng đã gánh chịu tổn thất.

Bài viết được đăng trên Giaoduc.net ngày 11/8/2015 là minh chứng cho vấn đề nêu trên49

:

47

Điều 8 và Điều 13 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

48 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Điều 12 và Điều 13

49 Theo Báo Giáo dục, “Mập mờ về nguồn gốc, 80% người tiêu dùng không tự tin chọn sữa cho con”, đăng

ngày 6/11/2015 nguồn: http://giaoduc.net.vn/Kinh-te/Map-mo-nguon-goc-80-nguoi-tieu-dung-khong-tu-tin-

Câu chuyện về nguồn gốc sữa bột, sữa công thức trẻ em tạo ra những tranh luận trái chiều trong những ngày qua. Mặc dù, hầu hết người đi mua sữa đều chọn được cho mình sản phẩm phù hợp, tuy nhiên khi được hỏi về xuất xứ ngun liệu, cơng nghệ, quy trình và “đường đi” của sản phẩm đến tay người tiêu dùng, đa số người được hỏi đều thừa nhận họ không biết. Theo số liệu nghiên cứu thị trường của Công ty Iposos tại hai thành phố Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh cho thấy: 80% các bà mẹ cảm thấy khơng hồn tồn tự tin khi chọn mua sữa bột cho con trong lần đầu tiên, 75% các bà mẹ cho rằng thơng tin trên bao bì là khơng hồn tồn đầy đủ để người tiêu dùng có thể tự đánh giá được chất lượng sản phẩm sữa bột.

Thông tin trên nhãn mác sản phẩm sữa bột trên thị trường hiện nay đều na ná nhau gồm thành phần sữa, cách pha chế, cách bảo quản, giới thiệu sữa được sản xuất theo công nghệ nào v.v. và được đưa ra một phía từ nhà sản xuất.

Để nâng cao trách nhiệm cung cấp thông tin của doanh nghiệp, Nghị định 100/2014 ngày 6/11/2015 đã quy định cơ sở sản xuất, kinh doanh phải cung cấp thông tin chính xác, khoa học về sản phẩm.

Hay như bài viết về vụ việc sản phẩm băng vệ sinh của Tập đoàn Procter & Gamble chứa dioxin và chất diệt cỏ gây hoang mang cho người tiêu dùng được đăng trên Doisongphapluat.com cũng là một ví dụ rõ nét về vấn đề này50

:

Nguồn tin từ hãng tin AFP cho hay, Tập đoàn P&G là thương hiệu nổi tiếng về sản phẩm tã trẻ em Pamper’s, băng vệ sinh Whisper v.v. đang bị cáo buộc vì sử dụng chất cấm gây ung thư trong sản xuất sản phẩm băng vệ sinh. Sau khi bị cáo buộc, Tập đoàn này đã quyết định thu hồi hơn 3.000 băng vệ sinh tam-pon nhãn hiệu Tampax và băng vệ sinh nhãn hiệu Always tại thị trường Pháp và Canada. Điều đáng nói là tất cả sản phẩm băng vệ sinh của nhà sản xuất P&G đều quảng cáo sử dụng lõi bông hữu cơ. Tuy nhiên, khi đem các mẫu đi phân tích lại phát hiện có chứa glyphosate, một loại chất chủ đạo có trong thuốc diệt cỏ Roundup.

Người tiêu dùng tại Việt Nam cũng đang rất hoang mang trước thông tin nêu trên bởi lẽ Tập đoàn P&G đang phân phối sản phẩm băng vệ sinh trên thị trường Việt Nam. Sau khi kiểm tra thông tin trên bao bì của các sản phẩm này trên thị trường Việt Nam thì chỉ nhận được thơng tin chung chung về thành phần của sản phẩm.

50 Theo Báo Đời sống và pháp luật, “Tin tức mới nhất vụ băng vệ sinh của P&G chứa chất dioxin”, đăng ngày 17/3/2016, nguồn http://www.doisongphapluat.com/kinh-doanh/thi-truong/tin-tuc-moi-nhat-vu-bang-

Từ đó có thể thấy rằng mặc dù đã có nhiều quy định quy định về trách nhiệm cung cấp thông tin, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tuy nhiên việc giới hạn quyền tìm kiếm thơng tin của người tiêu dùng dẫn đến người tiêu dùng bị động về thơng tin và vì thế có thể dẫn đến nhiều thiệt hại cho họ. Người tiêu dùng cần có một cơng cụ chủ động hơn để tự bảo vệ chính quyền và lợi ích của mình.

Thứ ba là nhà đầu tư. Nhà đầu tư là chủ thể hoạt động đầu tư kinh doanh trên

thị trường, có thể là một cá nhân, hay một tổ chức51. Mục đích chung của nhà đầu tư là thu về lợi ích kinh tế từ các hoạt động đầu tư của mình. Một số nhà đầu tư đã trở thành cổ đông, thành viên của doanh nghiệp bằng hoạt động đầu tư của mình, những người này sẽ có những quyền riêng đối với tiếp cận thông tin về doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số khác vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu, tìm hiểu của quá trình đầu tư, những người này cũng có quyền tiếp cận thơng tin doanh nghiệp bởi họ cần có thơng tin để phân tích nhằm đưa ra các quyết định đầu tư. Quyền tiếp cận thông tin của nhà đầu tư được ghi nhận trong Luật Đầu tư 2005 theo đó nhà đầu tư có quyền tiếp cận các văn bản pháp luật, chính sách liên quan đến đầu tư; các dữ liệu của nền kinh tế quốc dân, của từng khu vực kinh tế và các thông tin kinh tế - xã hội khác có liên quan đến hoạt động đầu tư52. Dù không quy định cụ thể về quyền tiếp cận thông tin về doanh nghiệp của nhà đầu tư tuy nhiên với quy định khái quát trên là sự đảm bảo của nhà nước đối với quyền tiếp cận thông tin của nhà đầu tư trong đó có thơng tin về doanh nghiệp. Tại Luật Đầu tư 2014, tác giả khơng cịn thấy xuất hiện quy định này53. Việc không ghi nhận quyền tiếp cận thông tin của nhà đầu tư như vậy theo tác giả sẽ gây nên sự e ngại trong việc đầu tư, đặc biệt là

Một phần của tài liệu Quyền tiếp cận thông tin về doanh nghiệp trong pháp luật doanh nghiệp việt nam (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)