2.1.4 .Cơ chế bảo đảm quyền tiếp cận thông tin về doanh nghiệp
2.2.2. Một số kiến nghị cụ thể
2.2.2.1. Chủ thể có quyền tiếp cận thơng tin về doanh nghiệp
Từ các phân tích quy định pháp luật liên quan đến thông tin về doanh nghiệp được quyền tiếp cận, theo tác giả pháp luật cần có một số điều chỉnh như sau:
Thứ nhất, về chủ thể có quyền tiếp cận thơng tin về doanh nghiệp là cổ đông
công ty cổ phần. Như đã phân tích tại Mục 2.1.1, theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 chỉ có cổ đơng/nhóm cổ đơng sở hữu từ 10% tổng số cổ phần trở lên mới được quyền xem xét, trích lục tài liệu của cơng ty. Quy định này đã có sự chênh nhau giữa Luật Doanh nghiệp và Luật Chứng khoán bởi theo Luật Chứng khoán, những cổ đông sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành được xem là cổ đông lớn và vì thế những cổ đơng này là những người có quyền được biết những thơng tin nội bộ của cơng ty. Xét về tính hợp lý, tác giả cho rằng tỷ lệ sở hữu 5% tổng số cổ phần là mốc hợp lý để trao cho cổ đơng/nhóm cổ đơng này tiếp xúc với tài liệu quan trọng của công ty. Luật Doanh nghiệp quy định tỷ lệ cổ phần sở hữu 10% (1/10 vốn điều lệ) là khá lớn, ngay cả tỷ lệ cổ phần sở hữu 5% (1/20 vốn điều lệ) theo Luật Chứng khốn cũng khơng phải nhỏ trong công ty CP, đặc biệt là các công ty đại chúng. Bởi các công ty CP hiện nay vốn điều lệ rất lớn, ví dụ: tỷ lệ sở hữu 0,1% cổ phần trong công ty PVFC Land đã là 500 triệu đồng và tỷ lệ 5% sẽ phải rất lớn, tỷ lệ 5% của công ty CP nhựa Bình Minh là hơn 7 tỷ đồng v.v.
Chính vì thế, tác giả cho rằng cần sửa đổi nội dung trong Luật Doanh nghiệp theo hướng cổ đơng hay nhóm cổ đơng sở hữu từ 5% cổ phần được hưởng các quyền như quy định tại điểm b khoản 2 Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2014 về tiếp cận thông tin về doanh nghiệp. Cụ thể, tác giả kiến nghị sửa đổi Khoản 2 Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2014 như sau:
Điều 114: Quyền của cổ đông phổ thông
2. Cổ đông hoặc nhóm cổ đơng sở hữu từ 5% tổng số cổ phần phổ thơng trở
lên liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ cơng ty có các quyền sau đây:
b. Xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm theo mẫu của hệ thống kế toán Việt Nam và các báo cáo của Ban kiểm soát
Thứ hai, về chủ thể có quyền tiếp cận thơng tin về doanh nghiệp là thành
viên công ty TNHH hai thành viên trở lên. Việc hạn chế chỉ có thành viên/nhóm thành viên sở hữu 10% vốn điều lệ trở lên mới có quyền tiếp cận thơng tin về doanh nghiệp như thông tin về giao dịch, sổ kế tốn, báo cáo tài chính v.v. là khơng hợp lý bởi tất cả các thành viên của công ty đều có quyền tham gia điều hành hoạt động của công ty thông qua Hội đồng thành viên và vì thế tất cả các thành viên đều cần tiếp cận thông tin về doanh nghiệp để phục vụ cho hoạt động điều hành này. Vì thế, tác giả cho rằng cần sửa đổi quy định này như quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005 theo đó bỏ quy định hạn chế về quyền tiếp cận thông tin nêu trên đồng thời mở rộng cho tất cả các thành viên đều có quyền tiếp cận thơng tin về doanh nghiệp mà mình đang góp vốn.
Thứ ba, về chủ thể có quyền tiếp cận thơng tin về doanh nghiệp là người tiêu
dùng. Việc quy định cách thức tiếp cận thông tin về doanh nghiệp của người tiêu dùng cụ thể là thông tin liên quan đến sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp mang tính bị động như hiện nay dẫn đến hậu quả thông tin được cung cấp bởi doanh nghiệp tràn lan nhưng người tiêu dùng khó tiếp cận với những thơng tin mà mình mong muốn được tiếp cận, gây ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng như người tiêu dùng không lựa chọn được sản phẩm hàng hóa đúng mẫu mã, chất lượng, giá thành. Tác giả cho rằng cần sửa đổi quy định về quyền tiếp cận thông tin của người tiêu dùng theo hướng nâng cao tính chủ động của người tiêu dùng trong việc tiếp cận thông tin về doanh nghiệp theo đó sửa đổi cụm từ “được cung cấp thông tin” thành cụm từ “tiếp cận thông tin” đối với thông tin liên quan trực tiếp đến quyền lợi
của người tiêu dùng nhằm khắc phục tình trạng phụ thuộc vào doanh nghiệp cung cấp thông tin của người tiêu dùng nêu trên, cụ thể tác giả kiến nghị sửa đổi Điều 8 Khoản 2 – Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với quy định như sau:
Điều 8: Quyền của người tiêu dùng
2. Được cung cấp thông tin về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; tiếp cận thơng thơng tin nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thơng tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.
Thứ tư, về chủ thể có quyền tiếp cận thông tin về doanh nghiệp là nhà đầu tư.
Tác giả kiến nghị bổ sung Điều 5 – Chính sách về đầu tư kinh doanh, Luật Đầu tư 2014 theo đó ghi nhận quyền tiếp cận thơng tin của nhà đầu tư giống như quy định tại Luật Đầu tư 2005. Việc ghi nhận quyền tiếp cận thông tin của nhà đầu tư trong đó có thơng tin về doanh nghiệp sẽ giúp nhà đầu tư an tâm hơn trong các quyết định đầu tư, đặc biệt là đối với nhà đầu tư nước ngồi.
Điều 5: Chính sách về đầu tư kinh doanh
2a. Nhà đầu tư có quyền tiếp cận các văn bản pháp luật, chính sách liên quan đến đầu tư; các dữ liệu của nền kinh tế quốc dân, của từng khu vực kinh tế và các thông tin kinh tế - xã hội khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, góp ý kiến về pháp luật, chính sách liên quan đến đầu tư.
2.2.2.2. Chủ thể có trách nhiệm cung cấp thông tin về doanh nghiệp
Từ các phân tích quy định pháp luật liên quan đến chủ thể có trách nhiệm cung cấp thơng tin, theo tác giả pháp luật cần có một số điều chỉnh như sau:
Hiện nay, quy định về nghĩa vụ đảm bảo giữ bí mật thơng tin về doanh nghiệp của nhà nước vẫn còn chưa rõ ràng dẫn đến rủi ro cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ báo cáo thơng tin của mình cho cơ quan nhà nước. Tác giả cho rằng cần sửa đổi Điều 16 khoản 1 điểm c về quyền của Bộ Kế Hoạch và Đầu tư trong việc quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp và Điều 31 khoản 4 về cung cấp thông tin về nội dung đăng ký doanh nghiệp được quy định tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP theo đúng nguyên tắc về quản lý doanh nghiệp được quy định tại Điều 17 khoản 3 Nghị định 96/2015/NĐ-CP, theo đó cơ quan nhà nước có quyền cung cấp thơng tin về doanh nghiệp đồng thời có trách nhiệm bảo đảm bí mật thơng tin về doanh nghiệp theo đúng quy định pháp luật.
Điều 16: Quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp 1. Bộ Kế hoạch Đầu tư
c. Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp; cung cấp thông tin về nội dung đăng ký doanh nghiệp, tình trạng pháp lý và báo cáo tài chính của doanh nghiệp lưu giữa tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho các cơ quan có liên quan của Chính phủ, cho tổ chức, cá nhân có u cầu theo quy định của pháp luật.
Điều 31: Cung cấp thông tin về nội dung đăng ký doanh nghiệp
4. Các tổ chức, cá nhân có thể đề nghị để được cung cấp thông tin về nội dung đăng ký kinh doanh, tình trạng pháp lý và các thơng tin khác mà theo quy định của pháp luật doanh nghiệp có nghĩa vụ cơng khai thơng qua Cổng thơng tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư và phải trả phí theo quy định.
Ngoài ra, theo tác giả cũng cần sửa đổi Điều 56 Luật Cạnh tranh, theo đó mở rộng thơng tin mà cơ quan nhà nước có nghĩa vụ phải giữ bí mật ngồi “bí mật kinh doanh” bởi khi cơ quan nhà nước thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình sẽ có thể tiếp xúc với nhiều loại thơng tin bí mật của doanh nghiệp bên cạnh “bí mật kinh doanh” đảm bảo quyền và lợi ích của doanh nghiệp.
Điều 56: Nguyên tắc tố tụng cạnh tranh
2.Trong quá trình tiến hành tố tụng cạnh tranh, điều tra viên, Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh trạnh, thành viên Hội đồng cạnh tranh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải giữ bí mật thơng tin của doanh nghiệp, tơn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân liên quan.
2.2.2.3. Nội hàm quyền tiếp cận thông tin về doanh nghiệp
Thứ nhất, quy định về quyền tiếp nhận thông tin về doanh nghiệp
(i) Quy định về công bố thông tin liên quan đến vốn điều lệ theo Luật doanh nghiệp 2014 là chưa hợp lý, bỏ sót nghĩa vụ cơng bố thông tin này của doanh nghiệp tư nhân. Theo tác giả quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005 hợp lý hơn khi phân chia từng loại vốn phù hợp với từng loại doanh nghiệp như vậy khi Điều 33 Luật Doanh nghiệp 2014 dẫn chiếu đến Điều 29 Luật Doanh nghiệp 2014 về công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp sẽ giải quyết được tình trạng nêu trên. Vì vậy, theo tác giả nên sửa đổi Khoản 4 Điều 29 Luật Doanh nghiệp 2014 như sau:
Điều 29: Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
4. Vốn điều lệ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty cổ phần; vốn đầu tư ban đầu đối với doanh nghiệp tư nhân
(ii) Quy định về báo cáo thay đổi thông tin của người quản lý doanh nghiệp. Theo tác giả cần điều chỉnh lại tiêu đề “báo cáo thay đổi thông tin của người quản
lý doanh nghiệp” tại Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2014 để tránh hiểu nhầm những
người được quy định có nghĩa vụ báo cáo khi có thay đổi thơng tin về họ tại điều này là những người quản lý doanh nghiệp. Cụ thể, tác giải kiến nghị điều chỉnh như sau:
Điều 12: Báo cáo thay đổi thông tin của người nắm giữ chức danh trong doanh nghiệp
(iii) Bổ sung quy định về công bố thông tin liên quan đến thù lao của thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần để đảm bảo quyền giám sát của cổ đông công ty đối với các quyết định trong việc đánh giá, chi trả mức lương, thưởng của Hội đồng quản trị. Cụ thể, tác giả kiến nghị bổ sung vào Điều 114 Khoản 1 – Quyền của cổ đông phổ thông, Luật Doanh nghiệp 2014 quyền yêu cầu cung cấp thông tin của cổ đông về mức lương, thưởng của thành viên Hội đồng quản trị, với quy định như sau:
Điều 114: Quyền của cổ đông phổ thơng 1. Cổ đơng phổ thơng có các quyền sau đây:
h. Yêu cầu cung cấp thông tin liên quan đến mức lương, thưởng cụ thể của từng thành viên Hội đồng quản trị và người quản lý công ty.
Thứ hai, quy định về quyền tìm kiếm thơng tin về doanh nghiệp
Từ các phân tích quy định pháp luật liên quan đến thơng tin về doanh nghiệp được quyền tiếp cận, theo tác giả pháp luật cần có một số điều chỉnh như sau:
(i) Quy định về quyền yêu cầu cung cấp thông tin được bảo vệ bởi pháp luật Sở hữu trí tuệ cần được mở rộng. Tác giả cho rằng cần bổ sung quy định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng áp dụng cho tất cả các quyền sở hữu trí tuệ khi người nắm độc quyền sử dụng bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật cạnh tranh. Việc quy định như vậy sẽ giải quyết được các vướng mắc về xử lý đối với các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ bị cơ quan có thẩm quyền về cạnh tranh cho là có hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh bị cấm. Cụ thể, tác giả kiến nghị cần bổ sung vào Luật Cạnh tranh với quy định như sau:
Trong trường hợp chứng minh được chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh bị cấm và việc bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng là cần thiết và hợp lý nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm này, cơ quan có thẩm quyền
theo quy định của pháp luật cạnh tranh và bộ quản lý chuyên ngành về Sở hữu trí tuệ có thể phối hợp ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng.
(ii) Quy định về việc hạn chế tiếp cận thông tin về doanh nghiệp theo Luật cạnh tranh. Với quy định hiện nay, Luật cạnh tranh vẫn cịn bỏ sót các thơng tin bí mật khác về doanh nghiệp ngồi những thơng tin là “bí mật kinh doanh” như được quy định tại Luật Cạnh tranh và Luật Sở hữu trí tuệ mà khi doanh nghiệp khác xâm phạm đến thơng tin này tác giả cho rằng hành vi đó vẫn được xem là hành vi cạnh trạnh khơng lành mạnh. Vì vậy, tác giả kiến nghị sửa đổi Khoản 2 Điều 39 – Hành vi cạnh tranh không lành mạnh của Luật Cạnh tranh.
Điều 39: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Hành vi cạnh tranh không lạnh mạnh trong luật này bao gồm:
2. Xâm phạm bí mật kinh doanh, thông tin thương mại hay công nghệ khác liên quan đến bí mật của doanh nghiệp mà khơng phải là bí mật kinh doanh
2.2.2.4. Cơ chế đảm bảo quyền tiếp cận thông tin về doanh nghiệp
Thứ nhất, về trình tự thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thơng tin. Từ những
phân tích tại Mục 2.1.4.1, pháp luật chưa xây dựng trình tự, thủ tục về tiếp cận thông tin về doanh nghiệp mà chỉ quy định một cách chung chung dẫn đến chủ thể có quyền tiếp cận thông tin không biết phải làm như thế nào mới có thể thực hiện quyền của mình hoặc quy định dẫn chiếu tới điều lệ công ty nhưng điều lệ cơng ty lại khơng có quy định về vấn đề này. Tác giả cho rằng cần phải quy định trình tự, thủ tục thực hiện rõ ràng về thời hạn, hình thức v.v. cung cấp thông tin tránh gây khó khăn cho chủ thể tiếp cận thông tin. Đồng thời, cần quy định về mối quan hệ giữa trình tự, thủ tục được quy định với trình tự, thủ tục trong văn bản pháp luật khác để đảm bảo khơng có sự chồng chéo giữa các văn bản pháp luật, ngồi ra cịn giải quyết được tình trạng một số văn bản pháp luật có quy định về quyền tiếp cận thông tin nhưng không quy định về trình tự, thủ tục thực hiện. Cụ thể tác giả kiến nghị cần bổ sung vào Luật Doanh nghiệp 2014 quy định như sau:
(i) Bổ sung vào Luật Doanh nghiệp quy định về trình tự, thủ tục yêu cầu cung cấp thông tin
Thời hạn trả lời yêu cầu cung cấp thông tin:
- Doanh nghiệp phải trả lời yêu cầu cung cấp thơng tin ngay khi có thể và trong mọi trường hợp không quá hai mươi (20) ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu cung cấp thông tin hợp lệ. Trong trường hợp từ chối cung cấp thơng tin thì phải thơng báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Trong trường hợp u cầu cung cấp thơng tin phức tạp, cần có thời gian để chuẩn bị, doanh nghiệp được yêu cầu cung cấp thông tin được quyền gia hạn thêm tối đa là mười lăm (15) ngày nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu được biết.
Các hình thức cung cấp thơng tin:
Việc cung cấp thông tin theo yêu cầu được thực hiện bằng một trong các hình thức sau:
- Trả lời trực tiếp bằng lời nói;