2.1.4 .Cơ chế bảo đảm quyền tiếp cận thông tin về doanh nghiệp
2.2.1. Sự cần thiết hoàn thiện quy định pháp luật về đảm bảo quyền tiếp cận
2.2.1. Sự cần thiết hoàn thiện quy định pháp luật về đảm bảo quyền tiếp cận thông tin về doanh nghiệp tin về doanh nghiệp
Thứ nhất, hoàn thiện quy định pháp luật về đảm bảo quyền tiếp cận thông tin
về doanh nghiệp góp phần khắc phục những vương mắc, bất cập trong pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về quyền tiếp cận thông tin về doanh nghiệp.
Về thực tiễn, nhìn chung hoạt động cơng khai thơng tin về doanh nghiệp của doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và các chủ thể khác mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu thông tin của nhà đầu tư, cổ đông/thành viên công ty TNHH, người tiêu dùng v.v. đang ngày càng gia tăng. Quy trình, thủ tục tiếp nhận yêu cầu và cung cấp thông tin theo yêu cầu ở doanh nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào sự “tự giác” của doanh nghiệp.
Về phương diện pháp luật, qua rà soát quy định pháp luật về đảm bảo và thực hiện quyền tiếp cận thơng tin về doanh nghiệp, có thể nhận thấy bất cập lớn là thiếu các quy định về trình tự, thủ tục cung cấp thơng tin theo yêu cầu; đặc biệt là biện pháp đảm bảo để đảm bảo thực hiện quyền tiếp cận thông tin về doanh nghiệp trên thực tế v.v.
Vì vậy hồn thiện quy định pháp luật về quyền tiếp cận thông tin về doanh nghiệp là cần thiết nhằm khắc phục những bất cập về pháp luật và cơ chế thi hành
pháp luật về quyền tiếp cận thông tin về doanh nghiệp để quyền này được thực hiện hiệu quả trên thực tế.
Thứ hai, hoàn thiện quy định pháp luật về quyền tiếp cập thông tin về doanh
nghiệp sẽ đem lại những lợi ích nhiều mặt đối với cổ đơng, nhà đầu tư, các chủ thể liên quan khác và chính bản thân doanh nghiệp.
Về phía cổ đông, nhà đầu tư và các chủ thể liên quan khác, các quy đinh pháp luật ngày càng hoàn thiện sẽ là cơ sở pháp lý để các chủ thể này có thể thực hiện được quyền của mình một cách đầy đủ nhất. Ngồi ra, họ cịn có được nguồn thơng tin chính thống từ phía doanh nghiệp, góp phần khắc phục tình trạng thiếu thơng tin hoặc thơng tin sai lệch làm ảnh hưởng tiêu cực đến quyền và lợi ích của các chủ thể này. Việc có được thơng tin chính thống từ phía doanh nghiệp sẽ giúp cổ đông, nhà đầu tư tự bảo vệ quyền và lợi ích của mình đồng thời chủ động hơn trong việc xây dựng các kế hoạch, chiến lược đầu tư (nếu có). Đặc biệt, khi doanh nghiệp chia sẻ thơng tin, sẽ khiến cho nhà đầu tư có sự tin tưởng vào doanh nghiệp, sự tham gia của cổ đông đặc biệt là cổ đơng nhỏ vào q trình quản lý doanh nghiệp sẽ chủ động và hiệu quả hơn.
Về phía doanh nghiệp, việc hồn thiện quy định về việc đảm bảo quyền tiếp cận thơng tin sẽ góp phần minh bạch, công khai các hoạt động của doanh nghiệp, nâng cao trách nhiệm của người quản lý công ty. Thông qua việc bảo đảm quyền tiếp cận thơng tin sẽ hình thành cơ chế giám sát có hiệu quả của cổ đơng với hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, việc thực hiện tốt quyền tiếp cận thơng tin cũng sẽ làm tăng lịng tin của nhà đầu tư với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp dễ dàng huy động vốn mở rộng phát triển kinh doanh hơn. Thực hiện các quy định của pháp luật cũng sẽ góp phần giảm tiêu cực của nhóm quản lý doanh nghiệp.
Thứ ba, hoàn thiện quy định pháp luật về bảo đảm quyền tiếp cập thông tin
về doanh nghiệp sẽ đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội đồng thời theo kịp xu hướng phát triển của thế giới
Quyền tiếp cận thông tin là một trong những quyền cơ bản của con người dùng để chỉ quyền của công dân được biết thông tin của nhà nước, theo cách trực tiếp lẫn gián tiếp, để thỏa mãn các nhu cầu cuộc sống của mình cũng như để bảo vệ và thực hiện quyền năng khác đã được pháp luật ghi nhận. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển, luồng thông tin con người mong muốn được tiếp cận ngày càng đa dạng và phong phú bên cạnh những thông tin của nhà nước. Một trong những thông tin mà con người mong muốn được tiếp cận là thông tin về doanh nghiệp bởi doanh
nghiệp là chủ thể ngày càng phổ biến và những hoạt động của nó ảnh hưởng đến nền kinh tế, đến quyền và lợi ích của công dân đã tham gia hoặc có mong muốn tham gia vào hoạt động doanh nghiệp. Xuất phát từ xu hướng phát triển của xã hội đó, một số quốc gia đã ban hành Luật tiếp cận thông tin để điều chỉnh vấn đề này như Pháp, New Zealand, Hoa Kỳ, Thụy Điển v.v. Xã hội Việt Nam cũng ngày càng phát triển, việc hoàn thiện quy định pháp luật về bảo đảm quyền tiếp cận thông tin về doanh nghiệp là cần thiết để điều chỉnh mối quan hệ ngày càng trở nên phức tạp – mối quan hệ giữa doanh nghiệp và chủ thể có quyền tiếp cận thông tin doanh nghiệp.
Pháp luật Việt Nam đã ghi nhận quyền tiếp cận thông tin cũng như nghĩa vụ công khai thông tin doanh nghiệp trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật chuyên ngành. Tuy nhiên, để điều chỉnh mối quan hệ ngày càng phát triển này việc hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp Việt Nam hơn nữa là một việc làm cần thiết và cần được thực hiện nhanh chóng.