.Chủ thể có trách nhiệm cung cấp thông tin

Một phần của tài liệu Quyền tiếp cận thông tin về doanh nghiệp trong pháp luật doanh nghiệp việt nam (Trang 43 - 47)

Theo Từ điển tiếng Việt, “trách nhiệm” được diễn giải là phải làm hoặc phải gánh vác một điều gì54, điều đó có nghĩa là sẽ có một số chủ thể sẽ phải cung cấp thông tin về doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu của bên có quyền tiếp cận thơng tin. Tác giả cho rằng những chủ thể dưới đây sẽ được xem xét như là chủ thể có nghĩa vụ cung cấp thơng tin về doanh nghiệp:

51 Khoản 3 Điều 13 Luật Đầu tư 2014.

52 Khoản 3 Điều 9 Luật Đầu tư 2005.

53 Luật Đầu tư 2014 thay thế Luật Đầu tư 2005 và có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2015.

Thứ nhất, với tư cách là đơn vị kinh doanh trên thị trường, để đảm bảo môi

trường kinh doanh lành mạnh, doanh nghiệp có nghĩa vụ minh bạch hóa thơng tin hay nói cách khác là cơng khai thơng tin doanh nghiệp do đó doanh nghiệp là một trong những chủ thể có trách nhiệm cung cấp thơng tin. Mọi doanh nghiệp trên thị trường đều gắn liền với nghĩa vụ như vậy, không phân biệt doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp hay doanh nghiệp hoạt động theo các luật chuyên ngành khác. Ví dụ như văn phịng cơng chứng được thành lập và hoạt động theo Luật Cơng chứng cũng có trách nhiệm thơng báo nội dung đăng ký hoạt động55 hay tổ chức hành nghề luật sư phải định kỳ báo cáo về tổ chức và tình hình hoạt động của mình56.

Theo quy định Luật Doanh nghiệp 2014 doanh nghiệp có nghĩa vụ trong việc phải công khai các thông tin về thành lập và hoạt động57, các thông tin này được quy định rải rác trong các Điều 12 về báo cáo thay đổi thông tin người quản lý doanh nghiệp, Điều 33 về công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp v.v.

Bên cạnh Luật Doanh nghiệp quy định những thông tin cơ bản doanh nghiệp cần cung cấp, luật chuyên ngành cũng điều chỉnh hoạt động công bố thông tin này nhưng ở mức độ quy định chi tiết hơn đối với các loại thơng tin doanh nghiệp phải cơng bố. Ví dụ Luật chứng khoán và các văn bản hướng dẫn sẽ quy định rõ nghĩa vụ công bố/cung cấp thông tin về doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp thuộc phạm vi điều chỉnh của luật chuyên ngành này. Theo quy định của Luật chứng khoán 2006, các chủ thể có nghĩa vụ cơng bố thông tin bao gồm: công ty đại chúng, tổ chức phát hành thực hiện chào bán trái phiếu ra công chúng, tổ chức niêm yết đăng ký giao dịch, người có liên quan v.v. Tương ứng với mỗi nhóm chủ thể sẽ có nghĩa vụ cơng bố thơng tin với các nhóm thơng tin cần cơng bố.

Như vậy, đối với mức độ về trách nhiệm công bố/cung cấp thông tin của doanh nghiệp, trách nhiệm này là khác nhau cho từng loại doanh nghiệp khác nhau dựa trên mức độ ảnh hưởng của nó đến thị trường và đến chủ thể khác. Pháp luật điều chỉnh một cách chặt chẽ hơn về nghĩa vụ công bố thông tin đối với công ty cổ phần, cụ thể là công ty niêm yết và công ty đại chúng quy mô lớn so với nghĩa vụ

55 Điều 25 Luật Công chứng.

56 Thông tư 17/2011/TT-BTP ngày 11/10/2011.

57

công bố thông tin của công ty TNHH và công ty cổ phần không thuộc hai loại công ty nêu trên ngoại trừ doanh nghiệp nhà nước58.

Tuy nhiên, tác giả cho rằng quy định hiện nay về việc công khai thông tin về doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2014 là cịn lỏng lẻo, đặc biệt đối với cơng ty không thuộc sự điều chỉnh của pháp luật chuyên ngành khác về công bố thông tin. Theo Luật Doanh nghiệp 2014, các công ty này cũng được yêu cầu phải nộp báo cáo tài chính hàng năm cho cơ quan chức năng, như Phịng đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế địa phương nhưng không phải công bố Báo cáo tài chính này. Việc khơng phải cơng khai thơng tin tài chính như vậy dẫn đến hệ quả là tăng rủi ro cho nhà đầu tư khi họ không thể đánh giá được hiệu quả hoạt động, tình hình tài chính của cơng ty; các hoạt động tài chính của cơng ty khơng minh bạch gây ảnh hưởng đến thị trường do thiếu sự giám sát từ phía cơng chúng. Chính vì vậy, Luật kế tốn 2015 có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 đã khắc phục vấn đề này khi quy định báo cáo tài chính là văn bản doanh nghiệp bắt buộc phải công khai, hình thức cơng khai có thể là phát hành ấn phẩm, thông báo bằng văn bản v.v. với thời hạn trong vòng 120 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm59.

Thứ hai, ngồi chủ thể có trách nhiệm cung cấp thơng tin là doanh nghiệp thì

cơ quan nhà nước cũng là chủ thể có trách nhiệm cung cấp thơng tin xuất phát từ vị trí, chức năng của cơ quan nhà nước. Bộ máy nhà nước được hợp thành từ nhiều cơ quan và tổ chức nhà nước từ trung ương xuống địa phương để thực hiện việc quản lý toàn diện, thống nhất mọi mặt đời sống xã hội, theo đó hệ thống cơ quan nhà nước sẽ được tổ chức gồm có cơ quan nhà nước ở trung ương và cơ quan nhà nước ở địa phương60. Cơ quan nhà nước ở trung ương là cơ quan ban hành các chính sách, thực hiện cơng tác quản lý chung cịn cơ quan nhà nước ở địa phương sẽ giữ vai trò là cơ quan tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương, quyết định các vấn đề của địa phương do luật định61, với chức năng đó cơ quan nhà nước địa phương sẽ là cơ quan chủ yếu nắm giữ thông tin về doanh nghiệp. Ví dụ như thông tin về thuế, tài chính v.v. sẽ được cung cấp cho chi cục thuế, thông tin về nhân viên sẽ được cung cấp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế các quận, huyện v.v. Vấn đề cần đặt ra là trách nhiệm cung cấp thông tin

58 Nghĩa vụ công bố thông tin của Doanh nghiệp nhà nước được quy định tại Điều 108, Điều 109 Luật Doanh

nghiệp 2014.

59 Điều 32 Luật kế toán 2015.

60 Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật, NXB Tư pháp, tr.271.

61

về doanh nghiệp của cơ quan nhà nước trong phạm vi nào là được pháp luật cho phép bởi không phải mọi thông tin mà cơ quan nhà nước nắm giữ đều có quyền được cung cấp, cơ quan nhà nước còn bị ràng buộc bởi trách nhiệm đảm bảo bí mật thơng tin cho doanh nghiệp khi thực hiện cơng việc hành chính của mình. Tại Nghị định 96/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật doanh nghiệp liên quan đến nguyên tắc quản lý nhà nước về doanh nghiệp cũng nêu rõ cơ quan nhà nước tạo thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức có liên quan trong tiếp cận các thông tin về hoạt động doanh nghiệp được lưu trữ tại cơ quan, đơn vị trừ trường hợp phải đảm bảo bí mật theo quy định pháp luật62. Từ quy định này có thể thấy rằng giới hạn các thông tin về doanh nghiệp mà nhà nước được phép công khai là những thông tin không thuộc những thơng tin nhà nước có nghĩa vụ phải giữ bí mật theo quy định của pháp luật chuyên ngành khác. Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014, Cơ quan đăng ký kinh doanh chỉ có quyền cung cấp các thông tin mà doanh nghiệp phải công khai theo quy định của pháp luật63. Điều này được khẳng định lại một lần nữa thơng qua Nghị định 78/2015/NĐ-CP theo đó quy định Phịng đăng ký kinh doanh có trách nhiệm cung cấp thơng tin về đăng ký doanh nghiệp khi có yêu cầu.

Tuy nhiên, trên thực tế quy định về nghĩa vụ đảm bảo giữ bí mật thơng tin về doanh nghiệp của nhà nước vẫn còn chưa rõ ràng dẫn đến rủi ro cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ báo cáo thơng tin của mình cho cơ quan nhà nước. Theo quy định Nghị định 78/2015/NĐ-CP về quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch Đầu tư được quyền cung cấp thông tin về nội dung đăng ký doanh nghiệp, tình trạng pháp lý và báo cáo tài chính của doanh nghiệp lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho cơ quan có liên quan của chính phủ, cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu64. Nội dung này còn được nhắc lại tại Điều 31 về cung cấp thông tin về nội dung đăng ký doanh nghiệp65 theo đó các thơng tin nêu trên có thể được tiếp cận thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Vấn đề là Báo cáo tài chính là tài liệu mà doanh nghiệp có nghĩa vụ báo cáo với cơ quan nhà nước nhưng theo quy định hiện nay báo cáo tài chính khơng phải là tài liệu mà mọi doanh nghiệp có nghĩa vụ cơng khai do vậy với quy định này rõ ràng rằng pháp luật đã cho phép Bộ Kế hoạch Đầu tư, Phịng Đăng ký kinh doanh cung cấp thơng

62 Khoản 3 Điều 17 Nghị định 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015.

63 Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2014.

64 Điểm c Khoản 1 Điều 16 Nghị định 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015.

65

tin mà đáng lý ra thông tin này hiện nay là thông tin không được cung cấp66. Như vậy, quy định này đã đi trái với nguyên tắc của nhà nước về bảo đảm bí mật thơng tin cho doanh nghiệp được quy định tại Điều 17 Nghị định 96/2015/NĐ-CP nêu trên.

Ngoài ra, Luật cạnh tranh cũng quy định về nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc giữ bí mật thơng tin về doanh nghiệp, theo đó điều tra viên, thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, thành viên Hội đồng cạnh tranh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải giữ bí mật kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cụm từ “bí mật kinh doanh” theo quy định của Luật Cạnh tranh dường như chưa bao quát hết được các thông tin về doanh nghiệp mà cơ quan nhà nước có nghĩa vụ phải giữ bí mật trong hoạt động quản lý nhà nước của mình nếu “bí mật kinh doanh” theo quy định này được hiểu theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ hay Luật Cạnh tranh. Bởi không phải tất cả mọi thông tin về doanh nghiệp đều là “bí mật kinh doanh”, có những thơng tin khơng phải là “bí mật kinh doanh” nhưng là những thơng tin quan trọng, có ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp nếu bị cơng bố/cung cấp thì cơ quan nhà nước cũng phải có nghĩa vụ đảm bảo bí mật cho doanh nghiệp.

Để đảm bảo chức năng quản lý nhà nước, cơ quan nhà nước là cơ quan nắm giữ và có quyền cung cấp thơng tin về doanh nghiệp. Tuy nhiên, thông tin về doanh nghiệp là tài liệu quan trọng, ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do vậy việc đảm bảo về trách nhiệm giữ bí mật thông tin của nhà nước là vấn đề quan trọng cần được quy định chặt chẽ.

Một phần của tài liệu Quyền tiếp cận thông tin về doanh nghiệp trong pháp luật doanh nghiệp việt nam (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)