.Nội hàm của quyền tiếp cận thông tin

Một phần của tài liệu Quyền tiếp cận thông tin về doanh nghiệp trong pháp luật doanh nghiệp việt nam (Trang 47 - 55)

Quyền tiếp cận thông tin đã được nhà nước Việt Nam đặt ra cách đây rất lâu, được quy định tại Điều 69, Hiến pháp 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001). Hiến pháp 2013 lại một lần nữa khẳng định về vấn đề quyền được tiếp cận thông tin của công dân, Điều 25 quy định “Cơng dân có quyền tự do ngơn luận, tự do báo

chí; tiếp cận thơng tin; hội họp, lập hội, biểu tình”. Cụm từ “quyền được thông tin”

như quy định ở Hiến pháp 1992 đã được thay thế bằng cụm từ “quyền tiếp cận

thông tin” trong Hiến pháp 2013. Với thay đổi này cho thấy cách nhìn tiến bộ của

nhà nước Việt Nam, ghi nhận rằng quyền tiếp cận thông tin là quyền chủ động của cơng dân chứ khơng phải mang tính bị động như quy định trước đây. Khi Hiến pháp khẳng định quyền tiếp cận thơng tin của cơng dân thì quyền này cũng đồng thời dần

66 Điều 32 Luật kế tốn 2015 đã có quy định về việc cơng khai báo cáo tài chính của doanh nghiệp tuy nhiên ngày phát sinh hiệu lực của Luật này là kể từ ngày 1/1/2017.

được chuyển hóa trong những đạo luật chuyên ngành và văn bản quy phạm pháp luật và có thể thấy quyền tiếp cận thông tin được thể hiện thông qua quyền tiếp nhận thơng tin và quyền tìm kiếm thơng tin.

2.1.3.1. Quyền tiếp nhận thơng tin về doanh nghiệp

Như đã phân tích tại Mục 1.1, quyền tiếp nhận thơng tin là quyền gắn liền với trách nhiệm của chủ thể có nghĩa vụ cơng khai thơng tin. Như vậy, có thể thấy sự đa dạng của thông tin được tiếp nhận phụ thuộc hoàn toàn vào chủ thể này. Trên thực tế không phải mọi doanh nghiệp đều chủ động trong việc cơng khai thơng tin của mình, chính điều này làm hạn chế quyền tiếp nhận thông tin về doanh nghiệp và vì vậy pháp luật đã quy định những loại thông tin mà doanh nghiệp phải cung cấp để đảm bảo cơ bản quyền tiếp nhận thơng tin. Có thể thấy pháp luật quy định loại thông tin phải công khai càng nhiều thì phạm vi tiếp nhận thông tin càng rộng và ngược lại.

Theo quy định tại Điều 33 Luật doanh nghiệp 2014, các thông tin doanh nghiệp phải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông tin về ngành nghề kinh doanh, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngồi đối với cơng ty cổ phần. Đồng thời, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, những thay đổi tương ứng phải được doanh nghiệp thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp67. Đối với các tổ chức niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn, các thông tin như tổn thất tài sản của cơng ty có giá trị từ 10% vốn chủ sở hữu tính tại Báo cáo tài chính năm gần nhất đã được kiểm toán hoặc Báo cáo tài chính bán niên gần nhất được sốt xét; quyết định/nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông/Hội đồng quản trị về việc mua/bán tài sản có giá trị lớn hơn 15% tổng tài sản của cơng ty tính tại Báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm tốn hoặc Báo cáo tài chính bán niên gần nhất được sốt xét v.v. thực hiện thủ tục cơng bố thơng tin trong vịng 24 giờ khi xảy ra sự kiện68. Hay thông tin về giao dịch của cổ đông sáng lập trong trường hợp nắm giữ cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng thì trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký

67 Điều 33 Luật Doanh nghiệp 2014.

68

kinh doanh họ có nghĩa vụ cơng khai thơng tin về việc thực hiện các giao dịch đó chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày hoàn tất giao dịch69.

Với quy định như vậy, nhìn chung pháp luật doanh nghiệp Việt Nam đã bao quát được các thông tin cơ bản của doanh nghiệp cần phải công khai. Tuy nhiên, liên quan đến một số thông tin doanh nghiệp có trách nhiệm cơng khai theo quy định Luật Doanh nghiệp 2014 vẫn có một số điểm cần xem xét như sau:

Thứ nhất, về thông tin liên quan đến vốn điều lệ của doanh nghiệp. Vốn điều

lệ là thông tin nằm trong nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do vậy theo quy định Luật doanh nghiệp 2014 thì doanh nghiệp phải cơng bố nội dung này. Tuy nhiên khái niệm “vốn điều lệ” quy định ở mỗi loại hình cơng ty là khác nhau. Đối với doanh nghiệp tư nhân pháp luật khơng có quy định về “vốn điều lệ” mà chỉ có quy định về “vốn đầu tư” của doanh nghiệp tư nhân. Như vậy, theo câu chữ được thể hiện trong Luật doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp tư nhân không phải thực hiện nghĩa vụ công bố nội dung này. Với quy định không rõ ràng trong việc công bố thông tin liên quan đến vốn điều lệ của doanh nghiệp như trên sẽ làm hạn chế quyền tiếp cận thông thông tin của chủ thể quyền.

Thứ hai, về thông tin của người quản lý doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp

2014 quy định về nghĩa vụ báo cáo thay đổi thông tin của người quản lý doanh nghiệp theo đó doanh nghiệp có nghĩa vụ báo cáo với Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính khi có thay đổi thơng tin cá nhân của thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, thành viên Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Với quy định như vậy, phải chăng Luật Doanh nghiệp 2014 đã xem thành viên Ban kiểm soát và Kiểm soát viên là người quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên khi đối chiếu với quy định tại Điều 4 Khoản 18, thành viên Ban kiểm soát và Kiểm soát viên lại không được xem là người quản lý doanh nghiệp trừ khi Điều lệ công ty quy định khác. Theo tác giả, việc pháp luật quy định trách nhiệm báo cáo của doanh nghiệp khi có thay đổi thành viên Ban kiểm soát và Kiểm soát viên xuất phát từ tầm quan trọng của họ trong công ty tuy nhiên việc sử dụng đề mục “báo cáo thay đổi thông tin của người quản lý doanh

nghiệp” e rằng là không phù hợp và sẽ làm cho doanh nghiệp gặp lúng túng trong

vấn đề áp dụng pháp luật. Nếu căn cứ theo quy định tại Điều 4 Khoản 18, rõ ràng rằng những người này không phải là người quản lý doanh nghiệp vì thế việc yêu cầu

doanh nghiệp thực hiện theo quy định về báo cáo thay đổi thông tin của người quản lý doanh nghiệp khi có thay đổi liên quan đến những người này là vô lý. Ngược lại, nếu xem họ là người quản lý doanh nghiệp và thực hiện nghĩa vụ báo cáo thì câu hỏi đặt ra là doanh nghiệp có quyền yêu cầu họ thực hiện nghĩa vụ báo cáo thông tin của người quản lý doanh nghiệp hay không.

Thứ ba, thông tin về thù lao cho Hội đồng quản trị và người quản lý công ty.

Với tư cách là người chủ thực sự của công ty, thông tin về thù lao cho thành viên Hội đồng quản trị là thông tin quan trọng sẽ giúp cổ đơng có thể đánh giá hiệu quả làm việc của những người này dựa trên mức thù lao mà họ nhận được so với hiệu quả hoạt động của cơng ty. Tuy nhiên, có rất ít cơng ty cơng khai mức lương/thưởng của các thành viên này mà chỉ là sự phân chia nội bộ trong cơng ty. Ví dụ điển hình là Cơng ty CP tập đồn Hoa Sen, năm 2013 công ty đạt lợi nhuận sau thuế là 581 tỷ đồng, vượt 45,3% kế hoạch đặt ra do vậy với kết quả này Đại hội đồng cổ đơng thống nhất trích 6% lợi nhuận sau thuế vượt kế hoạch (181 tỷ đồng) để thưởng cho Hội đồng quản trị và Ban kiểm sốt. Có nghĩa là ban lãnh đạo của tập đoàn Hoa Sen sẽ được hưởng tiền thưởng gần 11 tỷ đồng nhưng thông tin chi tiết về số tiền thưởng của từng thành viên không được công bố70. Trên thực tế nhiều doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả nhưng thu nhập của lãnh đạo vẫn cao chót vót khiến cổ đơng của doanh nghiệp bức xúc. Đơn cử là trường hợp của cơng ty CP Vinacafe Biên Hịa. Theo báo cáo tài chính năm 2013, doanh thu của Vinacafe Biên Hịa đạt gần 2.300 tỷ đồng (tăng 9%) nhưng lợi nhuận sau thuế giảm chỉ con 260 tỷ đồng (giảm 13%). Dù lợi nhuận sụt giảm nhưng tổng mức thù lao cho Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát vẫn ở mức cao là 4,3 tỷ đồng71.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, tổng mức thù lao của Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông quyết định tại cuộc họp thường niên và Hội đồng quản trị quyết định mức thù lao và lợi ích khác của Giám đốc/Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng72. Đối với công ty đại chúng, doanh nghiệp phải công bố chi tiết các khoản thù lao, lương thưởng Hội đồng quản trị, Ban điều hành, Ban kiểm sốt theo quy định tại thơng tư 52/2012/TT-BTC ngày 05/04/2012 hướng dẫn

70 Phan Hằng (2014), “Doanh nghiệp vẫn né công bố lương thưởng lãnh đạo”, theo Đầu tư chứng khoán đăng ngày 08/07/2014, nguồn: http://tinnhanhchungkhoan.vn/doanh-nghiep/dn-van-ne-cong-bo-luong- thuong-lanh-dao-98538.html, truy cập lần cuối ngày 13/8/2014.

71 Phan Hằng (2014), “Doanh nghiệp vẫn né công bố lương thưởng lãnh đạo”, theo Đầu tư chứng khoán đăng ngày 08/07/2014, nguồn: http://tinnhanhchungkhoan.vn/doanh-nghiep/dn-van-ne-cong-bo-luong- thuong-lanh-dao-98538.html, truy cập lần cuối ngày 13/8/2014.

72

về cơng bố thơng tin trên thị trường chứng khốn. Dù đã có quy định nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn đang cố tình né tránh trách nhiệm này và chỉ cơng bố tổng mức lương, thưởng cho lãnh đạo, hoặc chỉ đưa tỷ lệ lương thưởng và thù lao trong tổng thu nhập của các cá nhân. Tại Công ty CP sữa Việt Nam, mức thù lao cho Hội đồng quản trị được công bố là 4,88 tỷ đồng nhưng công ty này không công bố con số thu nhập cụ thể của từng thành viên Hội đồng quản trị và Ban điều hành, mà chỉ công bố tỷ lệ lương, thưởng trong tổng thu nhập từ công ty. Chẳng hạn, Bà Mai Kiều Liên, chủ tịch Hội đồng quản trị có khoản thưởng chiếm 62% tổng thu nhập, trong khi lương và thù lao chiếm 38% tổng thu nhập. Ơng Mai Hồi Anh, Giám đốc điều hành, lương chiếm 51% và thưởng chiếm 49% tổng thu nhập. Thông tin lương, thưởng của các thành viên Hội đồng quản trị còn lại cũng được cơng bố tương tự73

. Tóm lại, với quy định như hiện nay quy định về nghĩa vụ công bố thông tin về thù lao của thành viên Hội đồng quản trị và người quản lý công ty chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu tiếp cận thông tin này của cổ đông, phạm vi điều chỉnh về nghĩa vụ công bố thông tin này trong Thông tư 52 quá hẹp chỉ gồm công ty đại chúng. Tất cả điều này làm cho quyền tiếp nhận thông tin này của cổ đông bị hạn chế và vì thế gây ảnh hưởng đến quyền giám sát của cổ đông đối với các quyết định chi trả lương, thưởng của Hội đồng quản trị.

2.1.3.2. Quyền tìm kiếm thơng tin về doanh nghiệp

Quyền tìm kiếm thơng tin về doanh nghiệp chính là khả năng của một chủ thể có quyền u cầu chủ thể nắm giữ thơng tin cung cấp thông tin do các chủ thể này đang nắm giữ mà mình cần hoặc quan tâm trong phạm vi pháp luật cho phép.

Luật doanh nghiệp 2014 quy định tổ chức, cá nhân có quyền đề nghị Cơ quan đăng ký kinh doanh cung cấp các thông tin mà doanh nghiệp phải công khai theo quy định của pháp luật74. Ngoài ra, pháp luật cũng quy định quyền của cổ đơng/thành viên cơng ty có quyền yêu cầu doanh nghiệp cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động của cơng ty như báo cáo tài chính, các biên bản họp của công ty, các giao dịch và sổ sách kế tốn v.v.75. Bên cạnh đó, Luật Doanh nghiệp 2014 cũng đã dành ra một điều riêng về việc cơng khai các lợi ích liên quan, đây là một điều hoàn toàn mới so với Luật Doanh nghiệp 2005. Theo đó, cơng ty phải tạo điều

73 Phan Hằng (2014), “Doanh nghiệp vẫn né công bố lương thưởng lãnh đạo”, theo Đầu tư chứng khoán đăng ngày 08/07/2014, nguồn: http://tinnhanhchungkhoan.vn/doanh-nghiep/dn-van-ne-cong-bo-luong- thuong-lanh-dao-98538.html, truy cập lần cuối ngày 13/8/2014.

74 Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2014

75

kiện để cổ đông, đại diện ủy quyền của cổ đông tiếp cận, xem, trích lục và sao chép danh sách những người có liên quan của cơng ty và những nội dung khác một cách nhanh nhất, thuận lợi nhất; khơng được ngăn cản, gây khó khăn với họ trong việc thực hiện quyền này. Việc tiếp cận những thông tin này được thực hiện thông qua quyền yêu cầu cung cấp tới doanh nghiệp. Với quy định này, Luật Doanh nghiệp đã thể hiện rõ nghĩa vụ của doannh nghiệp trong việc cung cấp thông tin theo yêu cầu của chủ thể quyền.

Tuy nhiên, những thơng tin được quyền tiếp cận hay nói cách khác là được quyền tìm kiếm sẽ có giới hạn của nó để khơng làm ảnh hưởng đến lợi ích của chủ thể khác hoặc lợi ích cơng cộng xuất phát từ nguyên tắc công khai tối đa. Nguyên tắc này có ý nghĩa rằng tất cả các thông tin được doanh nghiệp nắm giữ sẽ là đối tượng của việc cơng khai và chỉ có thể phải xem xét khi tồn tại một nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng đối với lợi ích tư và cơng hợp pháp.

Một trong những thông tin về doanh nghiệp bị hạn chế tiếp cận là bí mật kinh doanh. Bí mật kinh doanh được hiểu là những tri thức liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp được giữ bí mật những thơng tin đó và các thơng tin này mang lại cho người nắm giữ những lợi ích kinh tế so với những người không nắm giữ.

Ở Việt Nam, theo Luật sở hữu trí tuệ bí mật kinh doanh là thơng tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh76, ngồi ra bí mật kinh doanh cũng được định nghĩa theo Luật Cạnh tranh77. Theo đó, một bí mật kinh doanh sẽ có ba dấu hiệu cơ bản:

- Là kết quả của quá trình đầu tư, nghiên cứu, sáng tạo thể hiện qua các tri thức, thông tin

- Chưa được bộc lộ đến mức những người khác có thể dễ dàng có được - Có khả năng tạo ra những giá trị kinh tế khi sử dụng trong kinh doanh Các thơng tin thường được nhắc đến trong bí mật kinh doanh như bí quyết kỹ thuật và khoa học, các thơng tin thương mại, thơng tin về tài chính, thơng tin phủ định. Các loại thơng tin này có thể được bảo hộ sở hữu cơng nghiệp dưới nhiều hình thức khác nhau, tùy từng trường hợp mà ta chọn bảo hộ theo cơ chế nào và doanh nghiệp sẽ có quyền khơng cung cấp hoặc khơng cơng bố cơng khai kể cả khi có u cầu. Trong trường hợp các chủ thể khác cố tình tiếp cận một cách bất hợp pháp như

76 Khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ.

77

có hành vi chống lại biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh hoặc vi phạm hợp đồng bảo mật với chủ sở hữu của bí mật kinh doanh v.v78 sẽ bị xem là có hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh theo Luật Cạnh tranh.

Tuy nhiên, trên thực tế không phải mọi thông tin đã được pháp luật bảo hộ và trao cho doanh nghiệp quyền được không cung cấp trong mọi trường hợp doanh

Một phần của tài liệu Quyền tiếp cận thông tin về doanh nghiệp trong pháp luật doanh nghiệp việt nam (Trang 47 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)