6. Các nhận xét khác
3.2. Chính sách cho vay hộ nơng dân
3.2.1. Quyết định 67/1999/NĐ – TTg ban hành ngày 30 tháng 03 năm 1999
Đây là quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nơng nghiệp và nơng thơn. Cụ thể là:
a) Về chính sách, cơ chế tín dụng
Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn Việt Nam và các Tổ chức tín dụng khác huy động và cân đối đủ nguồn vốn đáp ứng yêu cầu tăng khối lượng tín dụng cho nhu cầu phát triển nơng nghiệp, nơng thơn bao gồm:
- Chi phí sản xuất cho trồng trọt, chăn nuôi như: vật tư, phân bón, cây giống, thuốc trừ sâu, trừ cỏ, thuốc phịng, chữa bệnh, thức ăn chăn ni…; chi phí ni trồng thủy sản: con giống, thức ăn, thuốc phòng, chữa bệnh,…
- Phát triển ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn.
- Mua sắm cơng cụ, máy móc, thiết bị phục vụ cho phát triển nông nghiệp và nông thôn như: máy bừa, máy cày, máy bơm nước, máy gặt, máy tuốt lúa, máy xay xát, máy sấy, thiết bị chế biến, bình bơm thuốc trừ sâu,…; mua sắm phương tiện vận chuyển hàng hóa trong nơng thơn; xây dựng chuồng trại, nhà kho, sân phơi, các phương tiện bảo quản sau thu hoạch.
- Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn như: điện đường giao thông nông thôn, cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường.
b) Cơ chế bảo đảm tiền vay:
- Đối với hộ gia đình, ngân hàng cho vay đến 30 triệu đồng, người vay không phải thế chấp tài sản.
- Đối với hộ làm kinh tế hàng hóa, kinh tế trang trại, ngân hàng cho vay trên 30 triệu đồng, người vay phải thực hiện các quy định bảo đảm tiền vay của ngân hàng.
c) Về thời hạn cho vay
Ngân hàng cho vay theo chu kỳ sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi, thời gian luân chuyển vật tư hàng hóa và khấu hao tài sản, máy móc thiết bị.
Thời hạn cho vay ngắn hạn, tối đa 12 tháng.
Thời hạn cho vay trung hạn, từ trên 12 tháng đến 60 tháng. Thời hạn cho vay dài hạn trên 60 tháng.
d) Xử lý rủi ro
Vốn cho vay phát triển nông nghiệp và nông thôn trong trường hợp bị thiệt hại do nguyên nhân khách quan bất khả kháng như: bão, lụt, hạn hán, dịch bệnh, Nhà nước có chính sách xử lý thiệt hại cho người vay và ngân hàng cho vay (xóa, miễn, khoanh, giãn nợ tùy theo mức độ thiệt hại).
Việc xử lý khi xảy ra thiệt hại đối với từng trường hợp cụ thể. Bộ Tài Chính chủ trì phối hợp với ngân hàng Nhà nước Việt Nam và chính quyền địa phương kiểm tra, kiến nghị biện pháp xử lý trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
3.2.2. Quyết định 167/QĐ-HĐQT-03 ban hành ngày 18 tháng 01 năm 2001
Đây là quyết định của Hội Đồng Quản Trị NHNo & PTNT Việt Nam về việc ban hành quy định việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay.
a) Mức cho vay so với giá trị tài sản bảo đảm tiền vay
Đối với tài sản cầm cố là chứng từ có giá: Căn cứ thời hạn còn lại của chứng từ có giá, mức cho vay tối đa bằng gốc cộng lãi chứng từ có giá trừ số lãi phải trả cho ngân hàng trong thời gian xin vay.
Đối với các loại tài sản thế chấp, cầm cố khác:
+ Tài sản thế chấp: Mức cho vay tối đa bằng 70% giá trị tài sản.
+ Tài sản cầm cố do khách hàng giữ, sử dụng hoặc bên thứ 3 giữ: Mức cho vay tối đa bằng 50% giá trị tài sản.
+ Cho vay bộ chứng từ xuất khẩu: Mức cho vay tối đa bằng 90% giá trị thanh toán mà khách hàng được thụ hưởng của bộ chứng từ hoàn hảo.
Đối với các khách hàng có tín nhiệm và có tài sản bảo đảm tiền vay an toàn, dễ chuyển nhượng, dễ quản lý: Giám đốc Chi nhánh có thể quyết định mức cho vay cao hơn đến 10% mức quy định trên.
b) Phạm vi bảo đảm tiền vay của tài sản: bao gồm gốc, lãi, lãi phạt, chi phí khác
(nếu có)…và được ghi trong hợp đồng tín dụng hoặc hợp đồng bảo đảm tiền vay.
c) Việc chấp thuận cho khách hàng vay, bên bảo lãnh được
- Bán tài sản cầm cố là hàng hóa đang ln chuyển trong q trình sản xuất kinh doanh; tài sản thế chấp là nhà ở, cơng trình xây dựng để bán, cho thuê do Giám đốc Chi nhánh cho vay quyết định. Việc chấp thuận này phải được ghi rõ trong hợp đồng và chi nhánh cho vay phải có biện pháp quản lý được tiền thu bán hàng để thu nợ.
- Rút bớt tài sản bảo đảm tương ứng với phần nghĩa vụ đã thực hiện do Giám đốc Chi nhánh cho vay quyết định và phải được ghi rõ hợp đồng; phần tài sản còn lại phải đảm bảo đủ thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi, phí,… cịn lại
- Khai thác công dụng và hưởng lợi tức từ tài sản thế chấp, tài sản cầm cố do Giám đốc Chi nhánh cho vay quyết định (ghi rõ trong hợp đồng) nhưng phải đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ của tài sản.
3.2.3. Chƣơng trình cho vay hỗ trợ lãi suất theo Quyết định số 131 của Thủ tƣớng Chính phủ tƣớng Chính phủ
a) Đối tượng vay vốn được hỗ trợ lãi suất
- Tổ chức, hộ nơng dân, hộ gia đình, cá nhân vay vốn tại ngân hàng NNo & PTNT Việt Nam được hỗ trợ lãi suất là khách hàng vay để thực hiện phương án Sản xuất kinh doanh ở trong nước.
- Loại cho vay được hỗ trợ lãi suất là các khoản cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam theo các hợp đồng tín dụng được ký kết và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày tháng 2 năm 2009 đến 31 tháng 12 năm 2009 (trừ các trường hợp thuộc đối tượng không được hỗ trợ lãi suất)
b) Thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất
Tối đa là 8 tháng kể từ ngày giải ngân, áp dụng trong năm 2009 đối với các khoản vay theo hợp đồng tín dụng được ký kết và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 1 tháng 2 năm 2009 đến 31 tháng 12 năm 2009.
Các khoản vay có thời hạn vay vượt quá năm 2009 thì chỉ được hỗ trợ lãi suất đối với khoản thời gian vay của năm 2009; các khoản vay quá hạn trả nợ, được gia hạn nợ vay thì khơng được tính hỗ trợ lãi suất đối với thời gian quá hạn trả nợ và gia hạn nợ.
c) Mức lãi suất hỗ trợ cho khách hàng vay
Là 4%/năm, tính trên số dư nợ vay và thời gian cho vay thực tế nằm trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 đến 31 tháng 12 năm 2009.