Đơn vị tính: Triệu đồng
(Nguồn: phịng tín dụng NHN0&PTNT chi nhánh huyện Tân Hồng)
Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay hộ nơng dân qua 3 năm có chiều hướng tăng, riêng cho vay những hộ chăn ni có xu hướng biến động phức tạp.
-Hộ trồng trọt: Ngành trồng trọt là ngành kinh tế quan trọng của Huyện bao
gồm các loại như: trồng lúa, trồng màu, chăm sóc vườn ngắn hạn... Trong thời gian qua được sự hướng dẫn tận tình của cán bộ phịng Nơng nghiệp nên người dân đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, đã làm doanh thu hàng năm tăng lên, cải thiện được đời sống người dân. Từ đó, người dân tích cực trồng trọt và địi hỏi phải có vốn, bà con đã tìm đến Ngân hàng để vay vốn, vì vậy mà DSCV của Ngân hàng tăng lên. Qua bảng số liệu, ta thấy DSCV trong lĩnh vực trồng trọt của ngân hàng liên tục tăng trong 3 năm và chiếm tỷ trọng cao trong tổng DSCV của hộ nông dân. Điều này cho thấy việc đầu tư vào nông nghiệp nói chung cũng như trong lĩnh vực trồng trọt, đặc biệt là ngành trồng lúa nói riêng trong Huyện khơng ngừng phát triển. Chính vì vậy, ngân hàng cũng phải có
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 Số tiền % Số tiền % 1- Hộ trồng trọt 257.357 296.928 323.125 39.571 15,38 26.197 8,82 2- Hộ chăn nuôi 145.366 152.068 115.569 8,702 5,99 -36.499 -24,00 3- Hộ khác 91.720 102.259 124.467 10.539 11,94 22.208 21,72 Tổng cộng 494.443 551.255 563.161 56.812 11,49 11.906 2,51
nhiều chiến lược phù hợp và phải tạo điều kiện thuận lợi trong việc cho vay hộ nông dân.
- Hộ chăn nuôi: Chăn nuôi cũng là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn
của Huyện, là đối tượng được quan tâm hàng đầu theo chỉ thị của tỉnh về phát triển đàn vật nuôi. Ngân hàng cũng đã đẩy mạnh cho vay trong lĩnh vực này, nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp hơn so với trồng trọt. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy DSCV trong lĩnh vực chăn ni có sự tăng giảm khơng ổn định. Nguyên nhân làm cho DSCV năm 2009 tăng so với năm 2008 là do nhiều hộ chăn nuôi theo mơ hình VAC, sự đầu tư đổi mới con giống vật ni, nhập khẩu con giống nên địi hỏi một lượng vốn cao làm cho doanh số cho vay ngành này tăng đáng kể. Hộ nông dân trên địa bàn đã tiếp cận với nhiều phương án sản xuất kinh doanh mới, mang lại hiệu quả cao, mở rộng chăn ni, kết hợp mơ hình trồng trọt, chăn nuôi…Đặc biệt là đầu tư vào lĩnh vực nuôi cá tra, đây là ngành thường mang lại lợi nhuận rất cao nhưng cũng có rủi ro lớn. Sang năm 2010, DSCV trong lĩnh vực này giảm mạnh so với năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu là vào năm 2009 do sự biến động bất ổn của giá cá tra và giá của nguyên liệu đầu vào đã làm cho nhiều hộ ni cá bị lỗ nặng, có một vài hộ phải phá sản. Chính vì lý do này đã làm cho những hộ ni cá có tâm lý e ngại khi muốn đầu tư vào lĩnh vực này nên đã làm cho DSCV trong lĩnh vực chăn nuôi giảm mạnh trong năm 2010.
- Hộ khác: Đây là khoản mục cho vay chủ để tiêu dùng, xây nhà, mua sắm
trang thiết bị. Qua bảng số liệu ta thấy DSCV trong lĩnh vực này luôn tăng trưởng. Trong những năm gần đây thu nhập của người dân ngày càng tăng cao, nên việc tiêu dùng cũng ngày càng cao,đa số hộ trong Huyện đều muốn có một căn nhà khang trang nên đã tìm đến ngân hàng để được hỗ trợ vốn. Bên cạnh đó họ cũng muốn mua máy móc, thiết bị cơng nghệ cao để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nên họ khơng ngần ngại đến ngân hàng để vay tiền. Vì vậy, DSCV trong lĩnh vực này ngày càng tăng.
4.3.2. Doanh số thu nợ hộ nông dân
Cùng với doanh số cho vay thì doanh số thu nợ là một vấn đề mà Ngân hàng đặc biệt quan tâm. Dựa vào doanh số thu nợ, ta có thể biết được tình hình quản lý vốn, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, tính chính xác khi thẩm định, đánh giá khách
hàng để cho vay vốn của cán bộ tín dụng của Ngân hàng. Do đó, cơng tác thu nợ được xem là một việc hết sức quan trọng và cần thiết trong nghiệp vụ tín dụng, là nguồn đầu tư tín dụng nhằm bảo tồn nguồn vốn hiện có và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu thông. Một trong những nguyên tắc của hoạt động tín dụng là vốn vay phải được thu hồi cả gốc và lãi theo đúng thời gian đã thoả thuận. Như vậy, doanh số thu nợ cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động tín dụng trong từng thời kỳ.
4.3.2.1. Theo thời hạn