6. Các nhận xét khác
4.2. Tình hình cho vay hộ nông dân
Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Tân Hồng là chỗ dựa vững chắc cho các hộ nông dân và các khách hàng có nhu cầu vốn để kinh doanh. Từ khi thành lập đến nay ngân hàng đã cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tuy có nhiều khó khăn trong hoạt động như sự biến động của thời tiết, dịch bệnh, lạm phát… nhưng với sự chỉ đạo của Ban giám đốc cùng với các cán bộ ngân hàng đã cố gắng hết mình để hồn thành nhiệm vụ mà ngân hàng Tỉnh giao và góp phần tạo sự phát triển ổn định nền kinh tế Huyện nhà. Để thấy rõ điều đó ta đi sơ lược vào tình hình cho vay hộ nơng dân của ngân hàng qua 3 năm 2007 – 2009 thông qua bảng số liệu dưới đây.
Bảng 3: TÌNH HÌNH CHO VAY HỘ NƠNG DÂN CỦA NGÂN HÀNG
Đơn vị tính: Triệu đồng
(Nguồn: phịng tín dụng NHN0&PTNT chi nhánh huyện Tân Hồng)
Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ đều tăng liên tục. Bên cạnh đó nợ xấu có xu hướng giảm mạnh đều đó chứng tỏ NHN0&PTNT chi nhánh huyện Tân Hồng sử dụng vốn một cách hiệu quả, cụ thể như sau:
- Doanh số cho vay: thể hiện quy mô hoạt động của NH. Chỉ số này cao chứng tỏ NH có thị phần hoạt động rộng, có lượng khách hàng đến vay nhiều.
Qua bảng số liệu trên ta thấy DSCV tăng liên tục qua 3 năm. Đạt được sự tăng trưởng đáng kể trên là nền kinh tế địa phương phát triển, các doanh nghiệp và hộ sản xuất làm ăn ngày càng hiệu quả nên muốn mở rộng việc kinh doanh, ngân hàng luôn sẵn sàng hỗ trợ vốn kịp thời cho người vay. Mặt khác, để tăng cường công tác cho vay hộ nông dân nên ngân hàng không ngừng mở rộng địa bàn hoạt động, mở rộng hình thức cho vay vốn và đối tượng cho vay, cải cách thủ tục vay vốn.
- Doanh số thu nợ: Thu nợ là một trong những vấn đề rất quan trọng đối với tất cả các NH. Hoạt động thu nợ tốt phản ánh hiệu quả kinh doanh của NH tốt. Vì vậy phải ln quan tâm đến công tác thu nợ để làm sao đảm bảo đồng vốn bỏ ra được thu hồi nhanh chóng, tránh thất thốt và có hiệu quả cao.
Cùng với sự gia tăng của DSCV thì DSTN của ngân hàng cũng tăng lên nhưng tỷ lệ gia tăng có xu hướng chậm lại. DSTN tăng cùng với sự tăng lên của DSCV điều này cho ta thấy, công tác thẩm định đối tượng cho vay của cán bộ tín dụng cùng với sự giám sát và thu hồi nợ luôn đạt kết quả tốt. Qua đó, cũng cho ta thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân có hiệu quả, ý thức trả nợ của người dân ngày càng cao.
- Dư nợ: là số tiền ngân hàng giải ngân nhưng chưa đến hạn thu hồi, chỉ
2008 2009 2010
2009/2008 2010/2009
Số tiền % Số tiền %
Doanh số cho vay 494.443 551.255 563.161 56.812 11,49 11.906 2,51 Doanh số thu nợ 427.859 466.610 474.184 18.327 4,09 7.574 1,62 Dư nợ 282.280 366.925 455.902 84.654 29,99 88.977 24,25
tiêu này đánh giá xác thực quy mơ tín dụng của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Dư nợ phản ánh mức đầu tư vốn và liên quan trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng. Với cơ cấu nguồn vốn ngày một tăng kết hợp với việc mở rộng quy mơ tín dụng góp phần làm tăng tổng dư nợ. Ngun nhân chủ yếu là do tốc độ tăng trưởng của DSCV luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của DSTN tất yếu dẫn đến dư nợ của ngân hàng qua 3 năm đều tăng. Với phương châm mở rộng hoạt động tín dụng, tăng dư nợ nhằm thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển và nâng cao uy tín của ngân hàng.
4.3. Phân tích hoạt động cho vay hộ nông dân tại NHNo & PTNT huyện Tân Hồng qua 3 năm 2008 - 2010
4.3.1. Doanh số cho vay hộ nông dân 4.3.1.1. Theo thời hạn 4.3.1.1. Theo thời hạn
Cũng như các NHTM khác thì hoạt động cho vay ln là hoạt động chủ yếu của chi nhánh, mang lại phần lớn thu nhập cho nên chi nhánh đã không ngừng mở rộng cung cấp tín dụng rộng khắp tín dụng các xã trong thị trấn, nắm sát tình hình nhu cầu vốn của bà con nông dân và các tiểu thương. Đồng thời, với đội ngủ cán bộ tín dụng giàu kinh nghiệm chi nhánh đã xác định nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế trên địa bàn và có kế hoạch về cơ cấu cho vay phù hợp. Chính vì vậy, DSCV của chi nhánh luôn tăng trưởng qua các năm, nhưng chủ yếu là cho vay ngắn hạn và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng DSCV. Điều này rất phù hợp với nhu cầu sản xuất và phát triển của địa phương trong thời gian qua.
Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY HỘ NÔNG DÂN THEO THỜI HẠN
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 455.572 506.972 548,969 51.400 11,28 41.997 8,28 Trung hạn 38.871 44.283 14.192 5.412 13,92 -30.091 -67,95 Tổng 494.443 551.255 563.161 56.812 11,49 11.906 2,51
(Nguồn: phịng tín dụng NHN0&PTNT chi nhánh huyện Tân Hồng)
ngắn hạn chiếm ưu thế. Bởi vì những hộ nơng dân thường đến ngân hàng vay vốn theo vụ mùa để phục vụ cho việc sản xuất theo thời vụ của mình, chỉ có một số ít hộ đến vay trung hạn để mua sắm máy móc nơng nghiệp hoặc mục đích khác. Qua bảng số liệu ta thấy DSCV hộ nông dân của ngân hàng đều tăng liên tục qua 3 năm. Nguyên nhân DSCV tăng liên tục qua ba năm là do ngân hàng đã mở rộng các hình thức cho vay, đồng thời tình hình kinh tế địa phương này càng phát triển, người dân ngày càng có nhu cầu vay vốn để sản xuất hoặc mở rộng quy mô sản xuất, và đầu tư cho lĩnh vực kinh doanh mới. Mặt khác, do trình độ nhận thức của người dân nâng cao hơn xưa rất nhiều nên ngày càng có nhiều hộ đến ngân hàng để vay vốn, tránh tình trạng vay nặng lãi như lúc trước. Bên cạnh đó Nhà nước cũng như các ngân hàng đã có nhiều chính sách khuyến khích nơng dân đến ngân hàng vay vốn.
Qua bảng số liệu ta thấy DSCV trung hạn chiếm tỷ trọng thấp và biến động bất ổn hơn DSCV ngắn hạn trong tổng DSCV hộ nông dân. Giai đoạn từ năm 2008 đến năm DSCV trung hạn tăng thêm với tỷ lệ là 13,92%. Nguyên nhân làm cho DSCV trung hạn tăng là do công nghệ và tiến bộ khoa học ngày càng phát triển, người dân áp dụng khoa học kỷ thuật vào sản xuất ngày càng cao. Với sự ra đời hàng loạt các máy móc hiện đại như máy cày, máy xới, máy cắt lúa và đặc biệt là máy cắt lúa liên hợp hiện nay. Đây là loại máy vừa cắt vừa cho ra hạt lúa thành phẩm, có thể nói đây là loại máy tiết kiệm được nhiều thời gian cũng như chi phí. Với loại máy này thì chi phí rất cao vì thế khơng thể nào trong một năm mà người dân có thể thu hồi vốn được. Đây là những dự án rất khả thi góp phần phát triển kinh tế cho khu vực, nên chi nhánh không ngần ngại đầu tư vào lỉnh vực này. Sang năm 2010 DSCV trung hạn đã giảm rất nhiều so với năm 2009. Nguyên nhân là do việc đầu tư vào trang thiết bị, máy móc đã được nhiều hộ vay vào năm trước, nên trong năm 2010 chỉ một phần nhỏ nông dân vay trung hạn để xây nhà hoặc phục vụ vho mục đích khác.
4.3.1.2. Theo lĩnh vực
Tân Hồng là một huyện mà nông nghiệp vẫn là một ngành kinh tế mũi nhọn và chủ lực, đa phần nguồn vốn của ngân hàng đều tập trung vào đây. Tín dụng có vai trị rất lớn đối với sản xuất nơng nghiệp. Đó là vai trị trung gian thu hút vốn
và tài trợ vốn của ngân hàng. Vai trị này thể hiện ở chỗ: khi nơng dân thu hoạch, tiêu thụ được sản phẩm, họ có thừa tiền chưa biết đầu tư vào đâu, ngân hàng sẵn sang tiếp nhận các nguồn vốn nhàn rỗi dưới hình thức ký thác. Điều đó giúp người nơng dân làm cho khoản tài chính tạm thời nhàn rỗi sinh lợi và được dự trữ an toàn cho việc tiêu dùng trong tương lai. Nhưng khi người nông dân cần đến vốn để phục vụ cho nhu cầu sản xuất thì Ngân hàng là người bạn đắc lực của nông dân.
Bảng 5: DOANH SỐ CHO VAY HỘ NƠNG DÂN THEO LĨNH VỰC
Đơn vị tính: Triệu đồng
(Nguồn: phịng tín dụng NHN0&PTNT chi nhánh huyện Tân Hồng)
Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay hộ nơng dân qua 3 năm có chiều hướng tăng, riêng cho vay những hộ chăn ni có xu hướng biến động phức tạp.
-Hộ trồng trọt: Ngành trồng trọt là ngành kinh tế quan trọng của Huyện bao
gồm các loại như: trồng lúa, trồng màu, chăm sóc vườn ngắn hạn... Trong thời gian qua được sự hướng dẫn tận tình của cán bộ phịng Nơng nghiệp nên người dân đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, đã làm doanh thu hàng năm tăng lên, cải thiện được đời sống người dân. Từ đó, người dân tích cực trồng trọt và địi hỏi phải có vốn, bà con đã tìm đến Ngân hàng để vay vốn, vì vậy mà DSCV của Ngân hàng tăng lên. Qua bảng số liệu, ta thấy DSCV trong lĩnh vực trồng trọt của ngân hàng liên tục tăng trong 3 năm và chiếm tỷ trọng cao trong tổng DSCV của hộ nông dân. Điều này cho thấy việc đầu tư vào nơng nghiệp nói chung cũng như trong lĩnh vực trồng trọt, đặc biệt là ngành trồng lúa nói riêng trong Huyện khơng ngừng phát triển. Chính vì vậy, ngân hàng cũng phải có
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 Số tiền % Số tiền % 1- Hộ trồng trọt 257.357 296.928 323.125 39.571 15,38 26.197 8,82 2- Hộ chăn nuôi 145.366 152.068 115.569 8,702 5,99 -36.499 -24,00 3- Hộ khác 91.720 102.259 124.467 10.539 11,94 22.208 21,72 Tổng cộng 494.443 551.255 563.161 56.812 11,49 11.906 2,51
nhiều chiến lược phù hợp và phải tạo điều kiện thuận lợi trong việc cho vay hộ nông dân.
- Hộ chăn nuôi: Chăn nuôi cũng là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn
của Huyện, là đối tượng được quan tâm hàng đầu theo chỉ thị của tỉnh về phát triển đàn vật nuôi. Ngân hàng cũng đã đẩy mạnh cho vay trong lĩnh vực này, nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp hơn so với trồng trọt. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy DSCV trong lĩnh vực chăn ni có sự tăng giảm khơng ổn định. Ngun nhân làm cho DSCV năm 2009 tăng so với năm 2008 là do nhiều hộ chăn ni theo mơ hình VAC, sự đầu tư đổi mới con giống vật nuôi, nhập khẩu con giống nên đòi hỏi một lượng vốn cao làm cho doanh số cho vay ngành này tăng đáng kể. Hộ nông dân trên địa bàn đã tiếp cận với nhiều phương án sản xuất kinh doanh mới, mang lại hiệu quả cao, mở rộng chăn ni, kết hợp mơ hình trồng trọt, chăn nuôi…Đặc biệt là đầu tư vào lĩnh vực nuôi cá tra, đây là ngành thường mang lại lợi nhuận rất cao nhưng cũng có rủi ro lớn. Sang năm 2010, DSCV trong lĩnh vực này giảm mạnh so với năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu là vào năm 2009 do sự biến động bất ổn của giá cá tra và giá của nguyên liệu đầu vào đã làm cho nhiều hộ ni cá bị lỗ nặng, có một vài hộ phải phá sản. Chính vì lý do này đã làm cho những hộ ni cá có tâm lý e ngại khi muốn đầu tư vào lĩnh vực này nên đã làm cho DSCV trong lĩnh vực chăn nuôi giảm mạnh trong năm 2010.
- Hộ khác: Đây là khoản mục cho vay chủ để tiêu dùng, xây nhà, mua sắm
trang thiết bị. Qua bảng số liệu ta thấy DSCV trong lĩnh vực này luôn tăng trưởng. Trong những năm gần đây thu nhập của người dân ngày càng tăng cao, nên việc tiêu dùng cũng ngày càng cao,đa số hộ trong Huyện đều muốn có một căn nhà khang trang nên đã tìm đến ngân hàng để được hỗ trợ vốn. Bên cạnh đó họ cũng muốn mua máy móc, thiết bị cơng nghệ cao để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nên họ khơng ngần ngại đến ngân hàng để vay tiền. Vì vậy, DSCV trong lĩnh vực này ngày càng tăng.
4.3.2. Doanh số thu nợ hộ nông dân
Cùng với doanh số cho vay thì doanh số thu nợ là một vấn đề mà Ngân hàng đặc biệt quan tâm. Dựa vào doanh số thu nợ, ta có thể biết được tình hình quản lý vốn, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, tính chính xác khi thẩm định, đánh giá khách
hàng để cho vay vốn của cán bộ tín dụng của Ngân hàng. Do đó, cơng tác thu nợ được xem là một việc hết sức quan trọng và cần thiết trong nghiệp vụ tín dụng, là nguồn đầu tư tín dụng nhằm bảo tồn nguồn vốn hiện có và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu thông. Một trong những nguyên tắc của hoạt động tín dụng là vốn vay phải được thu hồi cả gốc và lãi theo đúng thời gian đã thoả thuận. Như vậy, doanh số thu nợ cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động tín dụng trong từng thời kỳ.
4.3.2.1. Theo thời hạn
Bảng 6: DOANH SỐ THU NỢ HỘ NÔNG DÂN THEO THỜI HẠN
Đvt: Triệu đồng
(Nguồn: phịng kế tốn NHN0&PTNT chi nhánh huyện Tân Hồng)
Doanh số thu nợ ngắn hạn
Do DSCV ngắn hạn chiểm tỷ trọng cao trong tổng DSCV nên DSTN ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu thu nợ. Trong quá trình thực hiện cho vay, thu nợ là khâu chiếm vị trí quan trọng được Ngân hàng đặc biệt quan tâm, nó khơng những thể hiện khả năng thẩm định khách hàng của cán bộ tín dụng mà cịn phản ánh đến hiệu quả sử dụng đồng vốn của Ngân hàng. Doanh số thu nợ tùy thuộc vào thời hạn trả nợ thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, thường khoản nợ vay được trả sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh. DSTN ngắn hạn gia tăng qua các năm nhưng có tốc độ giảm đi. Đây là kết quả rất khả quan thể hiện công tác thu nợ gặt hái kết quả tốt. Nguyên nhân do khi quyết định cho vay Ngân hàng đã tiến hành thẩm định, đánh giá rủi ro, phân tích khách hàng khá chính xác, cơng tác quản lý thu nợ, bám sát địa bàn của cán bộ tín dụng, thể hiện tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ tín dụng, cũng như chất lượng tín dụng ngày một nâng lên. Bên cạnh đó cho ta thấy được phần lớn khách hàng của chi nhánh sản xuất kinh doanh có hiệu quả, ý thức trả nợ vay của khách hàng ngày càng cao. Đã góp phần
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số tiền (%) Số tiền (%) Ngắn hạn 398.572 430.656 437.061 32.084 8,05 6.405 1,49 Trung hạn 29.715 35.954 37.123 6.239 21,00 1.169 3,25 Tổng 427.859 466.610 474.184 18.327 4,09 7.574 1,62
giúp cho công tác thu nợ của chi nhánh đạt kết quả cao trong thời gian qua. Doanh số thu nợ trung hạn
Bên cạnh DSTN ngắn hạn trong thời gian qua đạt được kết quả tốt như đã phân tích ở trên thì DSTN trung hạn cũng đạt hiệu quả tương đối. Mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng DSTN năm sau luôn lớn hơn năm trước. Để được kết quả như trên cho ta thấy ngân hàng luôn chú trọng công tác thẩm định, đánh giá hiệu quả phương án đầu tư sản xuất của khách hàng, cộng thêm công tác quản lý và thu nợ chặt chẽ do những món vay trung hạn thường là những món vay lớn và tiềm ẩn nhiều rủi ro cao. Nguyên nhân còn phải kể đến ý thức trả nợ của khách hàng, họ luôn chấp hành theo hợp đồng tín dụng đã được ký kết với Ngân hàng.
Tóm lại, cơng tác thu nợ theo thời hạn tại chi nhánh thời gian qua thực hiện khá tốt. Sự hiệu quả này được ghi nhận bởi sự cố gắng khơng nhỏ của tồn thể cán bộ tín dụng trong công tác đôn đốc, theo dõi thu hồi vốn. Bên cạnh đó chi nhánh ln tạo điều kiện thuận lợi nhất để khách hàng yên tâm sản