Đơn vị tính: triệu đồng
(Nguồn: phịng tín dụng NHN0&PTNT chi nhánh huyện Tân Hồng)
Qua bảng số liệu ta thấy DSTN hộ nông dân liên tục tăng trong 3 năm, riêng có DSTN hộ chăn ni năm 2010 có xu hướng giảm. Ngun nhân cụ thể sẽ đi sâu phân tích các lĩnh vực sau: Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 Số tiền % Số tiền % 1- Hộ trồng trọt 222.658 261.316 272.087 38.658 17,36 10.771 4,12 2- Hộ chăn nuôi 125.790 108.738 97.302 -17.052 -13,56 -11.436 -10,52 3- Hộ khác 79.411 96.556 104.796 17.145 21,59 8.240 8,53 Tổng cộng 427.859 466.610 474.184 18.327 4,09 7.574 1,62
- Hộ trồng trọt: Lĩnh vực trồng trọt là lĩnh vực có DSTN cao nhất trong các
lĩnh vực khác.Qua bảng số liệu ta thấy DSTN trong lĩnh vực trồng trọt đều tăng qua các năm. Trong khoảng thời gian qua, đa số bà con nông dân trong Huyện tích cực hưởng ứng cơng tác phịng chống dịch bệnh trên các cánh đồng của mình và gieo trồng đúng thời vụ theo sự chỉ đạo của Phịng nơng nghiệp Huyện. Mặt khác, tình hình biến động giá lúa trên thị trường cũng có lợi cho người dân nên đa số hộ nông dân đều “trúng mùa”, “được giá” giúp cho công tác thu nợ của cán bộ tín dụng cũng dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, cơng tác quản lý thu nợ của ngân hàng cũng ngày càng nâng cao. Chính vì những lý do trên đã làm cho DSTN trong lĩnh vực trồng trọt của ngân hàng luôn tăng trưởng trong những năm qua.
- Hộ chăn nuôi: Trong những năm gần đây, do tình hình biến động bất ổn của
giá cả đầu ra cũng như giá cả đầu vào trong lĩnh vực chăn nuôi, đặc biệt là trong nghành nuôi cá tra đã làm cho nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn phải điêu đứng, làm ăn thua lỗ, có khơng ít hộ phải phá sản. Chính vì vậy đã làm cho công tác thu nợ của những hộ này gặp rất nhiều khó khăn, có một số hộ không thể trả nợ cho ngân hàng. Với nguyên nhân trên đã làm cho DSTN trong lĩnh vực trồng trọt luôn giảm qua 3 năm. Vì vậy, trước khi cho vay những dự án như thế này thì ngân hàng cần phải xem xét thật kỹ tránh tình trạng giống như những năm vừa qua.
- Hộ khác: Qua bảng số liệu ta thấy tình hình thu nợ của những hộ này đều tăng qua 3 năm. Nguyên nhân chủ yếu là do những năm qua phần lớn những hộ này sản xuất kinh doanh đều có lợi nhuận nên công tác thu nợ của cán bộ tín dụng cũng thuận lợi hơn.
Tóm lại, cơng tác thu nợ là rất quan trọng trong hoạt động cấp tín dụng, nó địi hỏi người cán bộ tín dụng phải có năng lực, trình độ chun mơn, phẩm chất tốt kể từ khâu phân tích thẩm định khách hàng, bởi một khoản tín dụng có độ rủi ro cao hay thấp sẽ phụ thuộc rất lớn từ khâu đầu tiên này. Đối với ngân hàng, một khoản tín dụng cấp ra phải đạt chất lượng - tức phải thu hồi được nợ, lãi đúng hạn đó là kết quả của sự thận trọng và thường xuyên phân tích, đánh giá, kiểm tra từ lúc khách hàng vay vốn, sử dụng vốn đến khi trả nợ và lãi cho ngân hàng.
4.3.3. Dƣ nợ cho vay hộ nông dân
Dư nợ cho vay là chỉ tiêu xác thực để đánh giá về quy mơ hoạt động tín dụng trong từng thời kỳ. Đây là một chỉ tiêu khơng thể thiếu khi nói đến hoạt động tín dụng của một Ngân hàng. Tuy nhiên, việc phân tích dư nợ kết hợp với nợ quá hạn sẽ cho phép ta phản ánh chính xác hơn về hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Nhìn chung, các Ngân hàng có mức dư nợ cao thường là các Ngân hàng có quy mơ hoạt động rộng, nguồn vốn mạnh và đa dạng. Để hiểu rõ hơn về tình hình dư nợ của ngân hàng diễn biến như thế nào trong ba năm qua sẽ được trình bày dưới đây.
4.3.3.1. Theo thời hạn
Bảng 8: TÌNH HÌNH DƢ NỢ HỘ NƠNG DÂN THEO THỜI HẠN
Đơn vị tính: Triệu đồng
(Nguồn: phịng tín dụng NHN0&PTNT chi nhánh huyện Tân Hồng)
Dƣ nợ ngắn hạn
Do nhu cầu tăng trưởng tín dụng hàng năm theo chỉ tiêu mà Ngân hàng đề ra, thêm vào đó nhu cầu tín dụng của khách hàng trên địa bàn trong những năm gần đây cũng tăng cao làm cho doanh số cho vay gia tăng, nhưng kỳ hạn của mỗi hợp đồng tín dụng là khác nhau do đó dư nợ cũng tăng. Dư nợ ngắn hạn tại Ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng cao suốt 3 năm qua ( chiếm hơn 85% trong tổng dư nợ). Nguyên nhân của sự gia tăng này là do nhu cầu vốn của khách hàng ngày càng cao và Ngân hàng đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu vay vốn của họ cùng với doanh số cho vay ngắn hạn tại chi nhánh tăng liên tục qua các năm và cao hơn DSTN nên cũng làm cho dư nợ tăng lên trong thời gian qua.
Dƣ nợ trung hạn
Trong cơ cấu dư nợ thì dư nợ trung hạn chiếm tỷ trọng không cao, và có xu hướng giảm dần. Do phần lớn các món vay đều đến hạn thanh toán, người
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 244.370 331.590 423.533 87.220 35,69 91.943 27,73 Trung hạn 37.910 35.337 32.369 -2.573 -6,79 -2.968 -8,40 Tổng 282.280 366.925 455.902 84.654 29,99 88.977 24,25
phí lãi quá hạn phải chịu món vay bị quá hạn, thêm vào đó là do công tác thu nợ của cán bộ tín dụng được đẩy mạnh nên doanh số thu nợ trung hạn trong thời gian này đã vượt hơn doanh số cho vay. Điều này làm cho dư nợ giảm đi trong thời gian qua.
Nhìn chung thì dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung hạn có sự tăng trưởng khơng đồng đều nhưng tổng dư nợ của hộ nông dân luôn tăng trưởng qua các năm. Nguyên nhân là trong thời gian qua ngân hàng đã có chính sách mở rộng tín dụng để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng cao của nền kinh tế. Tiếp tục mở rộng đầu tư đối với tất cả các thành phần kinh tế (tăng trưởng tín dụng phù hợp với tăng trưởng nguồn vốn) hướng tập trung vào các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của điạ phương, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, các vùng chuyên canh, nuôi trồng thủy sản, đồng thời mở rộng cho vay các nhu cầu mua sắm máy móc, phục vụ nơng nghiệp, nhu cầu xây dựng, sửa chữa nhà, các nhu cầu về đời sống của hộ nông dân, cán bộ, giáo viên…
4.3.3.2. Theo lĩnh vực
Bảng 9: DƢ NỢ HỘ NÔNG DÂN THEO LĨNH VỰC
Đơn vị tính: triệu đồng
(Nguồn: phịng tín dụng NHN0&PTNT chi nhánh huyện Tân Hồng)
Qua bảng số liệu ta thấy tình hình dư nợ của hộ nơng dân đều tăng trưởng qua các năm, riêng năm 2010 dư nợ của những hộ trong lĩnh vực chăn ni có xu hướng giảm. Cụ thể ta sẽ đi sâu phân tích các từng lĩnh vực sau:
- Hộ trồng trọt: Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ trong lĩnh vực trồng trọt luôn
tăng mạnh và chiếm tỷ trọng cao trong những năm qua. Trong những năm gần đây cùng với sự tiến bộ của khoa học trong nông nghiệp và được sự hỗ trợ về nhiều mặt của Nhà nước đã giúp cho ngành nơng nghiệp nói chung cũng như lĩnh
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 Số tiền % Số tiền % 1- Hộ trồng trọt 146.898 197.626 261.596 50.728 34,53 63.970 32,37 2- Hộ chăn nuôi 82.990 101.234 93.551 18.224 21,98 -7.683 -7,59 3- Hộ khác 53.392 68.065 100.395 14.673 27,48 32.330 47,50 Tổng cộng 282.280 366.925 455.902 84.654 29,99 88.977 24,25
vực trồng trọt nói riêng đạt được những tiến bộ vượt bậc. Do đó, nhiều hộ nơng dân không ngần ngại đến ngân hàng vay vốn để mở rộng quy mơ sản xuất của mình. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng khơng ngừng mở rộng quy mơ tín dụng của mình để đáp ứng cho nhu cầu vay vốn ngày càng cao của bà con nông dân. Chính vì thế mà dư nợ trong cho vay hộ nông dân ngày càng tăng cao trong những năm qua.
- Hộ chăn nuôi: Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ ngành chăn nuôi tăng giảm không đồng đều. Năm 2009, dư nợ tronh lĩnh vực này tăng mạnh so với năm 2008. Nguyên nhân chủ yếu là do những hộ nuôi cá bị thua lỗ làm cho cơng tác thu nợ gặp nhiều khó khăn, trong khi đó DSCV trong năm lại tăng cao, điều này đã làm cho dư nợ tăng lên. Qua năm 2010 có xu hướng giảm nhẹ, nguyên nhân làm cho dư nợ giảm là do ảnh hưởng của biến động của giá cả thị trường trong nghề nuôi cá, bên cạnh đó ảnh hưởng của dịch bệnh nên làm cho người dân có tâm lý hoang mang lo sợ, do đó tạm thời chưa có nhu cầu vay vốn của ngân hàng.
- Hộ khác: Nhìn chung dư nợ của những hộ này có xu hướng tăng mạnh qua
các năm. Nguyên nhân dẫn đến dư nợ trong lĩnh vực này tăng là do nhu cầu vay vốn để tiêu dùng và đầu tư của những hộ này ngày càng tăng cao. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng không ngừng mở rộng cho vay trong lĩnh vực này.
Tóm lại, ta thấy dư nợ trong cho vay hộ nơng dân có sự tăng trưởng khơng đồng đều giữa các lĩnh vực nhưng nhìn chung thì tổng dư nợ luôn tăng trưởng mạnh qua 3 năm. Điều này cho thấy nhu cầu về vốn của hộ nông dân ngày càng tăng và qua đó cũng cho thấy quy mơ tín dụng của ngân hàng khơng ngừng mở rộng.
4.3.4. Nợ xấu hộ nông dân
Do hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Ngân hàng là hoạt động tín dụng, cho nên ta chỉ xem xét rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, mà biểu hiện đầu tiên chính là nợ xấu. Nợ xấu là hình thức biểu hiện đầu tiên của rủi ro hoạt động tín dụng trong q trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Tuy nhiên, ta khó có thể triệt tiêu được nợ xấu bởi vì trong từng lĩnh vực, từng đối tượng đều chứa đựng mức độ rủi ro khác nhau.
Để hiểu rõ hơn về thực trạng rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng, ta đi sâu phân tích tình hình nợ xấu cụ thể tại Ngân hàng trong thời gian qua.
4.3.4.1. Theo thời hạn
Bảng 10: TÌNH HÌNH NỢ XẤU HỘ NÔNG DÂN THEO THỜI HẠN
Đơn vị tính: Triệu đồng
(Nguồn: phịng tín dụng NHN0&PTNT chi nhánh huyện Tân Hồng)
Qua bảng số liệu ta thấy tình hình nợ xấu hộ nơng dân có xu hướng giảm mạnh. Trong đó nợ xấu trung hạn ln giảm qua các năm, còn nợ xấu ngắn hạn chỉ giảm mạnh ở năm 2010. Để hiểu rõ hơn ta sẽ đi sâu phân tích theo từng loại thời hạn như sau:
Nợ xấu ngắn hạn
Qua bảng số liệu ta thấy nợ xấu trong năm 2009 tăng lên với tỷ lệ tương đối cao so với năm 2008. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tăng trong giai đoạn này là do tình hình sử dụng vốn sai mục đích và việc vay ké, vay chung, vay để chuyển vốn cho người khác sử dụng của một số hộ đã làm cho công tác thu nợ của những hộ này gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó có một vài hộ có khả năng trả nợ nhưng họ khơng muốn trả, cố tình chiếm đoạt vốn của ngân hàng. Mặt khác, do trong thời gian này các hộ dân sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn như sâu bệnh phá hại, nhiều trận dịch rầy nâu hại lúa làm cho bà con nông dân làm ăn thua lỗ hoặc mất trắng nên họ khơng có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Sang năm 2010, nợ xấu ngắn hạn giảm với tỷ lệ rất cao so với năm 2009. Nguyên nhân là do ngân hàng thắt chặt công tác theo dõi việc sử dụng vốn của khách hàng nên hạn chế phần lớn hạn chế được tình trạng như năm 2009. Bên cạnh đó trong giai đoạn này, đa số hộ trên địa bàn làm ăn có hiệu quả nên có đủ tiền trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng.
Nợ xấu trung hạn
Qua bảng số liệu ta thấy nợ xấu trung hạn luôn giảm qua các năm. Đạt được kết quả khả quan như vậy phần lớn là nhờ sự nỗ lực của cán bộ tín dụng trong
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 5.640 6.232 3.378 592 10,50 -2.854 -45,80 Trung hạn 4.497 3.744 1.712 -753 -16,74 -2.032 -54,27 Tổng 10.137 9.976 5.090 -161 -1,59 -4.886 -48,98
công tác theo dõi cũng như thu hồi nợ cho ngân hàng. Mặt khác, do việc vay trung hạn của hộ nông dân là để mua sắm trang thiết bị phục phụ trong nông nghiệp, mà đa số việc đầu tư vào lĩnh vực này thường mang lại hiệu quả cao lại ít rủi ro cho người dân nên giúp ngân hàng thu hồi nợ trong lĩnh vực này cũng khơng khó khăn. Tuy nhiên, nhìn chung thì nợ xấu vẫn chiếm tỷ lệ cao. Vì vậy, tồn thể lãnh đạo trong ngân hàng cần phải phấn đấu nhiều hơn nữa trong công tác theo dõi và thu hồi nợ đúng hạn.
4.3.4.2. Theo lĩnh vực
Bảng 11: TÌNH HÌNH NỢ XẤU HỘ NƠNG DÂN THEO LĨNH VỰC
Đơn vị tính: triệu đồng
(Nguồn: phịng tín dụng NHN0&PTNT chi nhánh huyện Tân Hồng)
Qua bảng số liệu, nhìn chung ta thấy nợ xấu hộ nông dân đều giảm liên tục qua 3 năm. Tuy nhiên, nợ xấu giữa các lĩnh vực có sự tăng giảm khơng đồng đều. Để thấy rõ hơn ta sẽ đi sâu phân tích từng lĩnh vực cụ thể sau:
- Hộ trồng trọt: qua bảng số liệu ta thấy nợ xấu năm 2009 tăng thêm 5,22%
so với năm 2008. Nguyên nhân chủ yếu là do trong giai đoạn này các hộ trồng lúa gặp nhiều khó khăn như sâu bệnh phá hại, thêm vào đó yếu tố lạm phát làm cho giá vật tư nông nghiệp cũng như giá lúa biến động bất lợi cho bà con nông dân nên đa số hộ bị thua lỗ. Vì vậy, dẫn đến việc trả nợ cho ngân hàng chậm trễ hoặc khơng có khả năng trả nợ đối với một số hộ. Sang năm 2010, nợ xấu trong lĩnh vực trồng trọt giảm mạnh, giảm 59,30% so với năm 2009. Yếu tố quan trọng làm cho nợ xấu giảm mạnh này là nhờ sự quan tâm chỉ đạo của các cấp Chính quyền địa phương trong cơng tác phịng ngừa dịch bệnh. Đặc biệt là sự quan tâm của Nhà nước trong việc bình ổn giá lúa và giá cả vật tư nông nghiệp nên giúp cho đa số hộ trồng lúa sản xuất đạt được lợi nhuận cao. Bên cạnh đó cơng tác theo dõi và thu hồi nợ của cán bộ tín dụng ngày càng tích cực hơn.
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 Số tiền % Số tiền % 1- Hộ trồng trọt 5.270 5.545 2.257 275 5,22 -3.228 -59,30 2- Hộ chăn nuôi 3.340 3.626 860 286 8,56 -2.766 -76,28 3- Hộ khác 1.527 805 2.027 -722 -47,28 1.222 151,80 Tổng cộng 10.137 9.976 5.090 -161 -1,59 -4.886 -48,98
- Hộ chăn ni: nhìn chung thì nợ xấu trong lĩnh vực chăn ni có chiều hướng biến động giống như lĩnh vực trồng trọt. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nợ xấu năm 2009 tăng lên so với năm 2008 là do biến động của giá cả thị trường, tình hình biến động của thị trường tiêu thụ cá tra ở nước ngoài biến động bất lợi cho việc xuất khẩu cá tra của nước ta. Do đó, đa số hộ ni cá trong nước nói chung, cũng như huyện Tân Hồng nói riêng đều bị thua lỗ, có nhiều hộ bị phá sản dẫn đến khơng có tiền để trả cho ngân hàng. Sang năm 2010, nợ xấu trong lĩnh vực chăn ni có xu hướng giảm nhanh, cụ thể là giảm 76,28% so với năm 2009. Nguyên nhân là do tình hình giá cả trong giai đoạn này biến động có lợi cho những hộ chăn nuôi, nên đa số hộ chăn ni đều có lãi giúp cho cơng tác thu nợ của cán bộ tín dụng thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, cơng tác thẩm định dự án cũng được ngân hàng xem xét rất kỹ để tránh tình trạng giống như những năm