Phân tích tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nn và ptnt huyện hòn đất tỉnh kiên giang (Trang 56 - 61)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG

4.1.2. Phân tích tình hình huy động vốn

4.1.2.1. Phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng từ năm 2009 đến năm 2010

Bảng 4.3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2011

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Phịng tín dụng của NHNO & PTNT Hịn Đất)

Năm Chênh lệch

2009 2010 2011 2010 so với 2009 2011 so với 2010 Chỉ tiêu

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ

(%) Số tiền

Tỷ lệ (%)

Tiền gửi của

TCKT 20.266 23.685 28.735 3.419 16,87 5.050 21,32

Tiền gửi của

dân cư 53.599 70.739 83.395 17.140 31,97 12.656 17,89 -Có kỳ hạn 45.737 62.147 73.864 16.410 35,88 11.717 18,85 -Không kỳ hạn 7.862 8.592 9.531 730 9,28 939 10,92 Phát hành giấy tờ có giá 6.953 8.097 9.697 1.144 109,94 1.600 19,76 Tổng vốn huy động 80.818 102.521 121.827 21.703 26,85 19.306 18,83

a) Tiền gửi của tổ chức kinh tế

Tiền gửi của các tổ chức kinh tế là tiền gửi của các doanh nghiệp hoặc từ các đơn vị kinh tế khác. Nhóm khách hàng này thường gửi tiền vào ngân hàng để thuận lợi cho việc kinh doanh và giao dịch của họ. Tuy nhiên, cũng có những lúc họ gửi tiền vào ngân hàng với mục đích sinh lợi ở dạng tiền gửi có kỳ hạn .Hầu hết các doanh nghiệp thường gửi tiền ở dạng thanh toán nhiều hơn tiền gửi có kỳ hạn để thuận tiện trong việc giao dịch.

Nhìn chung tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng đều qua các năm, cụ thể năm 2009 tiền gửi của nhóm này là 20.266 triệu đồng, năm 2010 tăng thêm 3.419 triệu đồng tức đạt 23.685 triệu đồng, tốc độ tăng tương ứng là 16,87%. Sang đến năm 2011 tiền gửi của tổ chức kinh tế là 28.735 triệu đồng tăng 5.050 triệu đồng so với năm 2010, tốc độ tăng đạt 21,32%. Nguyên nhân là do ngân hàng mở rộng mạng lưới thanh toán, chuyển tiền qua mạng vi tính, chuyển tiền điện tử đáp ứng nhanh, kịp thời cho việc chi trả tiền hàng, thuận tiện cho việc thanh tốn khơng dùng tiền mặt, thu hút được nhiều doanh nghiệp mở tài khoản thanh toán nên số tiền gửi này tăng đáng kể.

b) Tiền gửi của dân cư

Tiền gửi của dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu vốn huy động của ngân hàng, cụ thể tỷ trọng tiền gửi của dân cư trên vốn huy động các năm 2009, 2010, 2011 lần lượt là 66,32%, 69,00%, 68,45%. Trong cơ cấu tiền gửi của dân cư thì tiền gửi có kỳ hạn ln chiếm tỷ trọng cao hơn tiền gửi không kỳ hạn, nguyên nhân là phần lớn người dân thường gửi tiền vào ngân hàng nhằm mục đích tiết kiệm, để hưởng lợi tức từ tiền gửi có kỳ hạn.

Tiền gửi của dân cư tăng qua các năm cụ thể năm 2009 đạt 53.599 triệu đồng sang năm 2010 đạt 70.739 triệu đồng tăng 17.140 triệu đồng, tốc độ tăng đạt tương ứng là 31,98%. Tốc độ tăng tiền gửi của dân cư năm 2011 so với năm 2010 đạt 17,89% tức năm 2011 đạt 83.395 triệu đồng tăng thêm 12.656 triệu đồng so với năm 2010. Tiền gửi có kỳ hạn khơng chỉ chiếm tỷ trọng cao trong tiền gửi của dân cư, nó cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động năm 2009, tiền gửi có kỳ hạn của dân cư đạt 45.737 triệu đồng chiếm 56,59% trong tổng nguồn vốn huy động,

năm 2010 loại tiền gửi này tăng đạt 62.147 triệu đồng tăng 16.410 triệu đồng so với năm 2009, chiếm 60,62% trong tổng nguồn vốn huy động, tốc độ tăng tiền gửi có kỳ hạn của dân cư năm 2010 so với năm 2009 là 35,88%. Sang đến năm 2011 tiền gửi có kỳ hạn này đã đạt 73.864 triệu đồng tăng 11.717 triệu đồng so với năm 2010 và tốc độ tăng là 18,85%, đồng thời cũng chiếm 60,63% trong tổng vốn huy động.

Ta thấy tiền gửi của dân cư tăng đều qua các năm do ngân hàng đã đưa ra nhiều hình thức huy động vốn linh hoạt như:

- Tiết kiệm hưởng lãi suất bậc thang theo thời gian: Theo đó thời hạn gửi càng dài thì khách hàng càng được hưởng lãi suất cao.

- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn rút gốc linh hoạt: Đây là sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi sau toàn bộ, khách hàng có thể rút vốn trước hạn những vẫn được hưởng lãi suất tương ứng với thời gian thực gửi theo quy định.

- Tiết kiệm học đường: Đây là hình thức gửi tiền tiết kiệm trung – dài hạn, trong đó khách hàng định kỳ gửi một số tiền nhất định trong một thời hạn nhất định để hưởng lãi và hướng tới mục tiêu tích lũy dài hạn cho nhu cầu học tập của khách hàng hoặc người thân trong tương lai.

c) Phát hành giấy tờ có giá

Để thu hút nguồn vốn lớn vào ngân hàng trong thời gian ngắn, ngân hàng đã huy động bằng cách phát hành giấy tờ có giá, tuy nhiên với việc phát hành giấy tờ có giá này thì ngân hàng phải trả một mức lãi suất lớn hơn là huy động từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư. Do đó trong 3 năm cũng có huy động bằng giấy tờ có giá nhưng không nhiều và lượng tiền huy động theo phương thức này cũng tăng đều qua các năm, chủ yếu là: kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi.

Năm 2009 vốn huy đồng bằng phát hành giấy tờ có giá là 6.953 triệu đồng, đến năm 2010 tăng lên đạt 8.097 triệu đồng, tức tăng 1.144 triệu đồng tốc độ tăng tương ứng là 16,45%. Đến năm 2011 ngân hàng huy động được 9.697 triệu đồng bằng phát hành giấy tờ có giá tăng 1.600 triệu đồng so với năm 2010 tốc độ tăng tương ứng là 19,76%. Nguyên nhân là ngân hàng cần nguồn vốn có thời hạn dài để phục vụ cho vay trung và dài hạn.

Tóm lại, nguồn vốn huy động của ngân hàng là nền tảng cho việc kinh doanh, phát huy các tiềm năng về vốn, mà vốn huy động là vấn đề phức tạp, trong thời buổi kinh tế thị trường để thu hút được vốn là vấn để hết sức khó khăn bởi lẽ ngân hàng phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt của các ngân hàng trên cùng địa bàn. Do đó địi hỏi phải có sự quan tâm đúng mức của ban lãnh đạo và toàn thể các cán bộ trong ngân hàng để đa dạng hóa các hình thức huy động, đề ra các chính sách khuyến mãi hấp dẫn nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư nhiều hơn vì đây là nguồn tiền tương đối ổn định và ít rủi ro.

4.1.2.1. Phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2010, 2011, 2012

Bảng 4.4: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010, 2011, 2012

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Phịng tín dụng của NHNO & PTNT Hòn Đất)

a) Tiền gửi của tổ chức kinh tế

Tiền gửi của tổ chức kinh tế (TCKT) tăng đều trong các giai đoạn này. Cụ thể như sau: Trong 6 tháng đầu năm 2011 tiền gửi của tổ chức kinh tế đạt 23.990 triệu đồng, tăng 3.140 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2010, tương ứng với tỷ lệ

6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Chỉ tiêu

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ

(%) Số tiền

Tỷ lệ (%)

Tiền gửi của

TCKT 20.850 23.990 30.895 3.140 15,06 6.905 28,78

Tiền gửi của

dân cư 64.407 67.880 99.216 3.473 5,39 31.336 46,16 - Có kỳ hạn 55.857 58.830 88.766 2.973 5,32 29.936 50,89 - Không kỳ hạn 8.550 9.050 10.450 500 5,85 1.400 15,47 Phát hành giấy tờ có giá 6.953 8.865 9.697 1.912 27,50 832 9,39 Tổng vốn huy động 92.210 100.735 139.808 8.525 9,25 39.073 38,79

15,06%. Trong 6 tháng đầu năm 2012 tiền gửi của tổ chức kinh tế đạt 30.895 triệu đồng, tăng 6.905 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2011, tương ứng với tỷ lệ 28,78%. Trong 6 tháng đầu năm 2012 nền kinh tế huyện Hịn Đất có nhiều khởi sắc, tình hình sản suất nơng nghiệp tăng về số lượng và chất lượng điều này đã tạo ra cơ hội kinh doanh cho các tổ chức kinh tế trong Huyện, do đó lượng tiền gửi của các TCKT tăng để phục vụ nhu cầu thanh toán trong kinh doanh.

b) Tiền gửi của dân cư

Trong 6 tháng đầu năm 2010 tiền gửi của dân cư đạt 64.407triệu đồng, sang 6 tháng đầu năm 2011 tăng thêm 3.473 triệu đồng, đạt 67.880 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 5,39%. Riêng 6 tháng đầu năm 2012 tiền gửi của dân cư cũng tăng mạnh, tăng 31.336 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2011, từ 67.880 triệu đồng 6 tháng đầu năm 2011 lên 99.216 triệu đồng. Trong tiền gửi của dân cư thì loại tiền gửi có kỳ hạn ln chiếm tỷ trọng cao hơn vì người dân được hưởng mức lãi suất cao hơn, nhằm mục đích sinh lời.

c) Phát hành giấy tờ có giá

Tình hình huy động bằng phát hành giấy tờ có giá cũng có biến động theo chiều hướng tăng. Cụ thể như sau:

Trong 6 tháng đầu năm 2011 giá trị giấy tờ có giá phát hành đạt 8.865 triệu đồng tăng 1.912 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2010, tương ứng với tỷ lệ 27,50%. Riêng 6 tháng đầu năm 2012 giá trị giấy tờ có giá phát hành đạt 9.697 triệu đồng tăng 832 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2011, tương ứng với tỷ lệ 9,39%, trong 6 tháng đầu năm 2012 vốn huy động bằng phát hành giấy tờ có giá tăng ít hơn so với giai đoạn trước nguyên nhân là do các hình thức huy động vốn khác đã huy động được nguồn vốn rất lớn, đảm bảo khả năng cho vay của ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nn và ptnt huyện hòn đất tỉnh kiên giang (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)